Các dẫn chứng Nghị luận xã hội theo chủ đề

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi vivutheogio, 8 Tháng mười 2021.

  1. vivutheogio Thời gian là tĩnh, thứ lưu động là con người

    Bài viết:
    37
    Các dẫn chứng Nghị luận xã hội theo chủ đề

    [​IMG]
    Sẻ chia:

    • Nam ca sĩ Hà Anh Tuấn cùng với 2 người bạn của mình quyên góp 2 tỉ đồng để tài trợ 3 phòng áp lực âm điều trị, phòng chống dịch Covid -19. =>> Tinh thần tương thân tương ái, tình yêu thương giữa người với người, cho đi mà không cần nhận lại, lòng trắc ẩn..
    • Cậu bé Andy Đào Nguyên (11 tuổi) quyết định lấy hết số tiền lì xì 10 triệu đồng đưa mẹ để mua khẩu trang y tế phát miễn phí cho người dân. Và theo cậu 'để người ta bị bệnh thì tội lắm'. =>> Tinh thần tương thân tương ái, tình yêu thương giữa người với người, cho đi mà không cần nhận lại, lòng trắc ẩn. Ngoài ra còn có thể cho vào đề suy nghĩ về tuổi trẻ..

    • Chuyến phi cơ của Vietnam Airlines đón 30 người Việt Nam sinh sống tại vùng dịch Vũ Hán về quê nhà hạ cánh rạng sáng ngày 10/2 tại Cảng Vân Đồn. =>> Giữa lúc virus Corona hoành hành, đây chính là biểu tượng của tinh thần tương thân tương ái của dân tộc, của tình yêu thương có thể vượt qua mọi khoảng cách, giới hạn.
    • Những bác sĩ - những người anh hùng thầm lặng trong thời gian qua đã luôn hết mình chăm lo sức khoẻ cho người dân nhiễm virus và đẩy lùi dịch bệnh. Hay có nhiều bác sĩ ở Trung Quốc đã phải hi sinh để cứu mạng sống cho những người nhiễm bệnh. =>> Tinh thần tương thân tương ái, tình yêu thương giữa người với người, cho đi mà không cần nhận lại, lòng trắc ẩn.

    Ý Chí Nghị Lực:

    • Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ mù yêu nước. Ông dùng ngòi bút của mình đánh giặc. Cuộc đời và sự nghiệp của ông là tấm gương tiêu biểu cho ý chí và nghị lực của con người vượt qua hoàn cảnh, số phận. Ở cương vị nào, một nhà thơ, một thầy giáo, một thầy thuốc.. ông cũng đều cống hiến hết mình

    • Nguyễn Thị Ánh Viên, 19 tuổi đến từ Cần Thơ là VĐV bơi lội. Cô nàng được nhiều người biết đến và dành tình cảm mến mộ tại SEA Games 28 vừa qua khi giành được 8 HCV và phá vỡ 8 kỷ lục bơi tại đại hội thể thao lớn nhất Đông Nam Á. Dù phải xa nhà từ lúc 12 tuổi, mỗi năm về thăm bố mẹ rất ít, suốt ngày chỉ có bơi lội và có một chế độ ăn uống nghiêm ngặt.. nhưng Ánh Viên chưa bao giờ bỏ cuộc mà luôn cố gắng
    • Beethoven (17/12/1770 – 26/3/1827) là nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Hồi nhỏ, ông bị khiếm thính, sau đó bị điếc hoàn toàn. Tuy vậy, vượt qua mọi trở ngại, ông vẫn trở thành một nhà soạn nhạc vĩ đại, nổi tiếng thế giới. Ông là hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời, từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang âm nhạc lãng mạn. Beethoven được coi là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều nhà soạn nhạc, nhạc sỹ và khán giả về sau.
    • Với những ai yêu thích bộ môn nhảy không thể không biết đến Quán quân cuộc thi So you think you can dance Lâm Vinh Hải. Để có được thành công như hiện tại, Lâm Vinh Hải từng phải phải vượt qua nhiều khó khăn về bệnh tật, chiến đấu với nhiều chuyện để nuôi dưỡng đam mê. Lâm Vinh Hải từng tuyệt vọng khi bị thoát vị đĩa đệm và được bác sĩ khuyên giải nghệ. Nhưng với đam mê với nghề anh đã vượt qua tất cả. Hình ảnh của một dancer chuyên nghiệp này bạn có thể dẫn dắt trong bài Văn NLXH bàn về việc sống đúng với đam mê, không chịu từ bỏ ước mơ, nghị lực sống mạnh mẽ..
    • Công Phượng bắt đầu nổi tiếng khi thi đấu chính thức cho đội tuyển U19 Hoàng Anh Gia Lai. Anh chàng bắt đầu được mệnh danh là "Messi của Việt Nam". Tuy nhiên, để có được thành công này ít ai biết rằng Công Phượng đã nuôi đam mê từ nhỏ, từng bị đánh trượt tại lò luyện đào tạo Sông Lam Nghệ An nhưng vẫn không bỏ cuộc.
    • Trước khi trở thành nhà văn được nhiều người yêu thích, Rowling là một phụ nữ thất nghiệp, ly hôn và nuôi con bằng trợ cấp xã hội. Với 7 tập Harry Potter, Rowling nổi tiếng khắp thế giới và là người đầu tiên trở thành tỷ phú nhờ viết sách.

    Nghị lực sống:

    • Nick Vujicic, diễn giả nổi tiếng sinh ra thiếu hai tay, hai chân, nhưng anh đã vượt qua trở ngại bệnh tật, tốt nghiệp đại học tài chính năm 21 tuổi, trở thành nhà diễn thuyết nổi tiếng và truyền cảm hứng tới 3 triệu người trên thế giới. Anh nổi tiếng với phương châm "Cuộc sống không giới hạn".
    • Lê Thanh Thúy, cô gái lạc quan, yêu đời với nụ cười hoa hướng dương, đối mặt với căn bệnh ung thư và cái chết, vẫn mạnh mẽ, sống có ích. Cô đã lập nên quỹ "Ước mơ của Thúy" để giúp đỡ các bệnh nhân ung thư khác. Tuy Thúy đã mất đi nhưng ước nguyện cao đẹp của chị vẫn còn mãi với cuộc đời, hàng "Ngày hội Hoa hướng dương", viết tiếp ước mơ của Thúy, vẫn được tổ chức, thu hút sự tham gia đông đảo của mọi người, đặc biệt là giới trẻ.
    • Helen Keller (27/6/1880 – 1/6/1968) là một nhà văn, nhà hoạt động xã hội mù, điếc người Mỹ. Bà là người mù điếc đầu tiên trên thế giới tốt nghiệp một trường cao đẳng. Tuy sống trong thế giới không ánh sáng, không âm thanh nhưng Keller vẫn là một phụ nữ tràn đầy tinh thần lạc quan, thiết tha yêu cuộc sống. Trong Thế chiến thứ I và thứ II, bà đến hơn 70 bệnh viện để an ủi bệnh nhân, động viên họ. Bà dành trọn cuộc đời cho Hội người mù Mỹ. Bài học mà Keller rút ra: Lạc quan là niềm tin dẫn tới thành tựu. Bạn chẳng thể làm được điều gì mà thiếu đi hy vọng và sự tự tin.

    Sự dũng cảm:

    • Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp 12T7, trường THPT Đô Lương 1, Nghệ An). Khi đi ngang qua sông Lam thấy nhóm học sinh chới với giữa dòng nước, nam sinh không hề đắn đo mà nhanh chóng lao xuống cứu người. Sau khi đã cứu được 4 em học sinh vào bờ, Nam thấy vẫn còn một em đang dần bị ngạt nước, cậu bạn đã dùng hết sức lực giúp em nhỏ được vào bờ. Nhưng tiếc thay, chàng trai trẻ đã bị kiệt sức rồi dần bị nước cuốn trôi.
    • Malala Yousafzai, được biết đến với hoạt động nữ quyền của mình, đặc biệt tại thung lũng Swat, nơi Taliban đã từng cấm nữ giới đi học. Bất chấp sự uy hiếp của tổ chức khủng bố, Malala vẫn mạnh mẽ đấu tranh đòi quyền đi học cho các em gái nơi cô sinh sống. Malala trở thành người trẻ tuổi nhất nhận giải Nobel Hòa Bình. Bài phát biểu của cô tại lễ trao giải rất ấn tượng: Bất kể con người ta mang màu da gì, nói tiếng gì và theo tôn giáo gì, chúng ta nên coi nhau là những con người và tôn trọng lẫn nhau, đấu tranh vì quyền của chúng ta, vì quyền của trẻ em, quyền của phụ nữ và quyền của tất cả mọi người. "

    Tha thứ và chuộc lỗi:

    • Thay vì trừng phạt những kẻ bại trận (Liên minh miền Nam ủng hộ chế độ nô lệ), trong buổi lễ sau khi cuộc nội chiến Mỹ kết thúc, Abraham Lincoln đã phát biểu:" Chúng tôi không ác tâm với bất kỳ ai, hãy để chúng tôi nỗ lực làm trọn công việc của mình để hàn gắn đất nước.
    • Phan Thị Kim Phúc, "em bé Napalm" trong bức ảnh gây chấn động thế giới về chiến tranh VIệt Nam, đã phải chịu những vết thương sâu sắc cả về thể xác lẫn tinh thần. Khi trưởng thành, Kim Phúc đã tha thứ cho những người ở bên kia chiến tuyến, những kẻ đã trực tiếp gây ra những nỗi đau cho cô. Kim Phúc nói: Sự tha thứ giải thoát tôi khỏi lòng thù hận. Vẫn còn nhiều vết sẹo trên thân thể tôi, và sự đau đớn vẫn kéo dài trong nhiều ngày, nhưng tâm tôi nay đã được an lành.

    • Alfred Nobel, nhà khoa học lỗi lạc, người chế ra thuốc nổ, về cuối đời đã rất ân hận vì phát minh của mình được sử dụng trong chiến tranh, mang lại nhiều đau thương, mất mát cho nhân loại. Do đó, trong di chúc của mình, Nobel đã dành toàn bộ tài sản của mình thành lập giải Nobel để tôn vinh những đóng góp khoa học cho nhân loại, như một cách chuộc lại lỗi lầm của mình.

    Lòng nhân ái:

    • Chuyện kể rằng Lê Hữu Trác chữa cho một cậu bé con nhà thuyền chài nghèo bị mắc bệnh đậu mùa rất nặng, người bốc lên mùi xú uế, mỗi khi khám bệnh phải bỏ quần áo trên bờ, nhét bông vào hai lỗ mũi cho giảm bớt mùi khó chịu. Thế mà ông vẫn đi lại thăm khám, bốc thuốc chữa bệnh ròng rã hàng tháng trời. Đến khi cậu bé khỏi bệnh, không những ông không nhận một đồng thù lao nào mà còn cho gia đình cậu bé gạo, củi, dầu, đèn..
    • Những người mẹ, người dì của hàng chục đứa con mồ côi ở làng trẻ SOS Nghệ An đã dành cả cuộc đời bên những đứa trẻ không máu mủ ruột rà nhưng họ thương yêu như rứt ruột đẻ ra. Họ chia sẻ: "Nhìn các con khôn lớn, có cuộc sống hạnh phúc, các mẹ mừng vui lắm. Đó là động lực để các mẹ tiếp tục cố gắng chăm sóc các trẻ nhỏ bất hạnh, trao lại nụ cười trên môi cho các bé".

    Tinh thần đoàn kết:

    • Trong thảm họa sóng thần năm 2012, người dân Nhật vẫn bình tĩnh, ứng phó, người dân bình tĩnh đứng xếp hàng nhận viện trợ, không có nạn hôi của xảy ra, các cửa hàng giảm giá bán để giúp đỡ đồng bào è Tinh thần đoàn kết cao độ, sự nhận thức sâu sắc mối quan hệ giữa các nhân và tập thể đã giúp người Nhật đứng dậy từ thảm họa, được cả thế giới khâm phục.
    • Khi máy bay MH370 của Malaysia gặp nạn, phía Việt Nam ngay lập tức đã có những hành động cứu trợ: Việt Nam đã sử dụng 3 máy bay vận tải AN26, 2 máy bay tuần thám CASA C-212, 1 thủy phi cơ, 3 trực thăng, 7 tàu tham gia tìm kiếm và một số tàu máy bay hậu cần sẵn sằng cho tình huống xấu. Tàu của Việt Nam gồm tàu của hải quân và cảnh sát biển. È Tình đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia trên thế giới, đồng thời thể hiện truyền thống "thương người như thể thương thân" tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...