Các chứng bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ - Tiêu chảy

Thảo luận trong 'Gia Đình' bắt đầu bởi Hovodanh, 18 Tháng chín 2020.

  1. Hovodanh Hi!

    Bài viết:
    95
    [​IMG]

    Những điều cần biết:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tiêu chảy là đi tiểu nhiều lần ra phân lỏng, nhiều nước. Đây là dấu hiệu ruột bị kích thích, co thắt nhiều hơn bình thường, thúc đẩy thức ăn theo. Thành thử ra không có đủ thời gian cho nước hấp thu vào cơ thể từ các thức ăn và hậu quả của việc này là mất nước nhiều, đặc biệt là ở các em bé.

    Các em bé còn bú sữa đi cầu nhiều lần mỗi ngày. Điều này hoàn toàn bình thường. Một khi em bé bắt đầu ăn thức ăn đặc, phân trở nên đặc hơn và đi cầu ra đều đặn hơn. Phân lỏng đi ra nhiều lần có thể là do em bé hay đứa trẻ ăn nhiều một loại thức ăn giàu chất xơ, như trái cây chẳng hạn, hoặc phân này có thể là triệu chứng của một bệnh nhiễm trùng. Nhiễm trùng ruột thường là do siêu vi hay vị khuẩn gây nên. Thức ăn có thể bị nhiễm vi khuẩn (ngộ độc thực phẩm) hoặc một sự nhiễm trùng từ phân ô nhiễm đã lan truyền đến miệng do những bàn tay không rửa. Bệnh nhiễm trùng có thể không nằm ở ruột; tiêu chảy cũng có thể là triệu chứng của một bệnh nhiễm trùng không thuộc đường ruột, như viêm tai giữa hay cúm chẳng hạn, khi chứng tiêu chảy có thể có sốt kèm theo.

    Phân giống như phân tiêu chảy có thể là do táo bón gây nên. Trong trường hợp một đứa trẻ lớn hơn lỡ đi tiêu ra quần, điều này có thể là do táo bón dẫn tới một tình trạng tắc nghẽn nhưng phân lỏng đã tìm cách thoát khỏi sự bế tắc này. Người ta gọi hiện tượng vô tình đi tiêu ra phân này là ỉa đùn.

    Chú ý: - Hãy đi khám bác sĩ nếu con bạn đã đi ra phân lỏng trong hơn sáu tiếng đồng hồ, đặc biệt là nếu cháu còn dưới một tuổi.

    - Hãy đi khám bác sĩ ngay, nếu chứng tiêu chảy đi kèm với ói mửa hoặc sốt, hoặc nếu sau 12 tiếng cháu vẫn còn bị tiêu chảy hoặc nếu phân cháu có mỡ hoặc có nhớt.

    Bệnh có nghiêm trọng không?

    Tiêu chảy ở em bé bao giờ cũng nghiêm trọng vì có nguy cơ bị mất nước. Tiêu chảy có kèm theo ói mửa ở một trẻ nhỏ cũng nghiêm trọng vì cùng lý do trên, đặc biệt là nếu có kèm theo sốt và đổ mồ hôi. Chứng tiêu chảy trong đó phân có dạng mỡ, mùi thối có thể là triệu chứng của một bệnh dài hạn nghiêm trọng hơn, như bệnh tiêu chảy mỡ hay xơ nang tuyến chẳng hạn, trong những bệnh này cơ thể không hấp thu được các dưỡng chất của thức ăn.

    Việc gì phải làm trước tiên?

    1. Nếu con bạn dưới một tuổi và đã đi tiêu chảy trong sáu giờ rồi, hãy đi khám bác sĩ ngay.

    2. Đừng cho trẻ lớn hơn ăn bất cứ thức ăn nào hay uống sữa, mà năng cho uống nhiều lần những đồ uống làm bằng nước ép trái cây pha loãng hoặc nước pha thêm một dúm muối và 5 ml (một muỗng cà phê) đường glucose.

    3. Cặp nhiệt độ kiểm tra xem cháu có sốkhông. Làm hạ nhiệt độ bằng cách lau mình bằng nước ấm.

    4. Tìm hiểu nguyên nhân làm cho con bạn tiêu chảy có thể là gì.

    5. Chú trọng đến vấn đề vệ sinh. Bệnh nhiễm trùng có thể lây lan ra cả gia đình nếu con bạn không rửa tay sau khi đi câu hoặc nếu bạn không rửa tay sau khi thay tã cho bé, nếu bé còn mang tã.

    Bác sĩ có thể làm gì?

    1. Sau khi chẩn đoán nguyên do gây tiêu chảy, bác sĩ sẽ tùy theo đó mà chữa trị.

    2. Bác sĩ có thể kê toa một thứ bột để pha thêm vào tất cả các đồ uống của con bạn. Thuốc bột này gồm có đường glucose và những muối thiết yếu đã có thể bị mất đi. Bác sĩ sẽ khuyên nên cho nằm và theo một chế độ ăn lỏng cho đến khi hết sốt. Đại khái, con bạn phải uống ít nhất là 200 ml nước cho mỗi kg thể trọng mỗi 24 giờ trong thời gian bị tiêu chảy. Cho một em bé đang bú bình, chắc hẳn là bác sĩ sẽ gợi ý bạn thay thế các cử bú bằng cho uống dung dịch đường và muối, và cho bú lần lần trở lại. Nếu em bé còn bú mẹ, bác sĩ sẽ khuyên bạn cứ tiếp tục cho bú. Nếu em bé đau nặng, bác sĩ có thể cho bé nhập viện để có thể truyền dịch bằng đường tĩnh mạch cho cháu.

    Việc gì có thể làm để giúp?

    1. Nên kỹ lưỡng về vấn đề vệ sinh. Bạn hãy rửa tay trước khi sửa soạn thức ăn và sau khi thay tã cho em bé, nếu em bé dưới sáu tháng, tiệt trùng mọi vật dụng trang bị để pha sữa.

    2. Khuyên bất cứ ai bị tiêu chảy đừng tới gần em bé.

    3. Khi hết tiêu chảy, cho ăn lại những thức ăn mềm như Yaourt, chuối, cháo và súp.
     
    NỤ HIỀN thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
  3. Hovodanh Hi!

    Bài viết:
    95
    Triệu chứng và Nguyên do:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1. Con bạn không có triệu chứng gì ngoài phân lỏng hơn bình thường và có vẻ hoàn toàn khỏe mạnh và vui vẻ.

    - -> Chắc hẳn là cháu đã ăn quá nhiều thức ăn giàu chất xơ (như mận chẳng hạn). Trừ phi phân rất lỏng và đi nhiều lần, đây không phải là tiêu chảy thực sự và bạn không việc gì phải lo cả.

    2. Con bạn bị một cơn tiêu chảy đột ngột và ói mửa, kèm với sốt nhẹ.

    - -> Chắc hẳn là cháu bị "cúm" dạ dày, hoặc một chứng nhiễm trùng ruột như Ngộ độc thức ăn.

    3. Con bạn không có triệu chứng nào khác ngoài tiêu chảy, nhưng cháu lo âu về một điều gì, thí dụ như việc học.

    - -> Tình trạng căng thẳng Stress có thể sinh ra những cơn tiêu chảy ở trẻ lớn hơn. Nếu điều này thường xảy ra, hãy đi khám bác sĩ.

    4. Con bạn có triệu chứng khác như ho chẳng hạn, và bác sĩ đã cho thuốc để chữa trị.

    - -> Nhiều thứ thuốc làm cho tiêu chảy. Nói cho bác sĩ biết, chứ đừng ngưng cho uống thuốc.

    5. Con bạn đau bụng vùng quanh rốn và bên phải phía dưới gần bẹn.

    - -> ĐI KHÁM BÁC SĨ NGAY. Con bạn có thể bị viêm ruột dư.

    6. Con bạn đau bụng co thắt nặng, ói mửa và phân đầy máu và chất nhớt, giống như mứt dâu.

    - -> ĐI KHÁM BÁC SĨ NGAY Con bạn có thể bị một chứng tắc ruột gọi là Lồng ruột.

    7. Con bạn vô tình đi ỉa ra quần, ngay dù đã quen ngồi bô rồi.

    - -> Đây không phải là tiêu chảy thực sự, mà có thể là một chứng gọi là ỉa đùn.

    8. Con bạn chậm lớn và phân của cháu lợt màu, có khối lớn và mùi thối nổi lên khi bạn cố giật nước cho trôi đi.

    - -> Có thể là cháu bị Tiêu chảy mỡ.
     
    NỤ HIỀN thích bài này.
  4. Hovodanh Hi!

    Bài viết:
    95
    Bệnh tiêu chảy mỡ

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Bệnh tiêu chảy mỡ hay mẫn cảm với chất gluten, là hậu quả của một phản ứng dị ứng ở lớp niêm mạc lót ruột non khi ruột tiếp xúc với gluten (người ta thấy có gluten trong ngũ cốc và các loại hạt, do đó khó mà tránh được gluten trong một chế độ ăn bình thường). Niêm mạc ruột trở nên trơn, ngăn không cho các dưỡng chất được hấp thụ và chuyển hóa một cách thích nghi. Đứa trẻ không lớn nổi vì các chất đạm, calori, vitamin và khoáng chất bổ dưỡng đi ra khỏi cơ thể nó theo phân. Các triệu chứng của bệnh tiêu chảy mỡ thường xuất hiện một vài tuần sau khi ngũ cốc được đưa vào chế độ ăn. Vì những khiếm khuyết trong chế độ ăn, đứa trẻ có thể có vẻ khổ sở và hay khóc nhè.

    Nếu không chẩn đoán ra bệnh và không chữa trị bằng cách thay đổi chế độ ăn, bệnh tiêu chảy mỡ có thể dẫn tới xình bụng (vì bụng đầy hơi) và chân tay như que tăm. Đặc biệt là mông trở nên lép xẹp, teo đi và nhăn nheo.


    Triệu chứng có thể gặp:

    1. Đi tiểu nhiều lần ra phân đống lớn, màu lợt, mùi thối, khó giật nước tống đi vì đầy chất béo.

    2. Biếng ăn

    3. Không tăng trưởng

    4. Bụng căng vì đầy hơi

    5. Chân tay như que tăm

    6. Dễ khóc nhè và ngủ lịm

    7. Mông nhăn nheo lép xẹp.


    Bệnh có nghiêm trọng không?

    Tiêu chảy mỡ là bệnh nghiêm trọng nếu không được phát hiện bởi lẽ nó có thể làm còi cọc vĩnh viễn sức tăng trưởng của con bạn. Vì vậy khi phát hiện ra bệnh hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu con bạn không tăng cân và đi cầu nhiều lần ra phân thối.
     
    NỤ HIỀN thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...