Nguyên nhân gây khàn tiếng thường gặp ở trẻ có thể là do trẻ khóc nhiều, la hét, nói quá to, bị ho kéo dài gây viêm thanh quản. Cách chữa khàn tiếng nhanh và hiệu quả, an toàn nhất là dùng giá đỗ. Trẻ mới bị khàn tiếng cho uống ngay có thể mấy tiếng sau giọng nói lại bình thường. Nếu là người lớn bị khàn tiếng thì nên hạn chế ăn đồ nóng xào, nướng, chua cay. Sau đây là các phương pháp chữa khàn tiếng cho bé sơ sinh & cả người lớn. Để chữa ho các bạn kéo xuống xem ở phía dưới. Nước giá đỗ Giá đỗ mua về ngâm qua nước muối 30p -> 1 tiếng cho sạch. Sau đó giã nát ra và chế thêm 1 ít nước sôi, lọc lấy nước cho bé uống. Ngày uống 3 lần. Chanh & mật ong Khía lớp vỏ ngoài của quả chanh thành hình múi khế, đặt quả chanh trong một chén nhỏ. Cho một vài thìa mật ong đủ ngấm đủ toàn bộ quả chanh. Để khoảng 1-2 giờ rồi cắt ra và ngậm. Lưu ý: Không dùng cách này với trẻ sơ sinh vì mật ong là cấm tuyệt đối cho trẻ dưới 1 tuổi. Củ gừng Gừng già 10g, đường đỏ lượng thích hợp. Gừng thái lát, sắc lấy nước, hòa đường đỏ vào uống. Gừng già 10g, củ cải lượng thích hợp. Củ cải nấu sôi khoảng 3-5 phút, thêm gừng vào, lại nấu thêm 3-5 phút là được; Ăn củ cải và uống nước. Dùng chữa mất tiếng do nhiễm lạnh, viêm họng cấp có tác dụng tốt. Gừng già 10g, bạc hà 5g. Gừng thái lát, thêm 500ml nước, nấu lấy nước, cho bạc hà vào nấu thêm 3-5 phút là được. Chia ra uống trong ngày, uống ấm. Gừng tươi 10g, cành lá tía tô 10g, hành 5 cây (liền cả củ và rễ). Tất cả rửa sạch, sắc lấy nước uống. Quả sung Trái sung 30g, đường phèn lượng thích hợp. Sắc nước uống. Dùng chữa mất tiếng do viêm họng mạn tính. Trái sung phơi khô, nghiền thành bột mịn. Ngày dùng 4-5 lần, mỗi lần lấy 2-3g ngậm và nuốt dần. Dùng chữa mất tiếng kèm theo họng đau nhói, do phong nhiệt. Trái sung 15-20g, thái nhỏ, hãm nước sôi, uống thay trà trong ngày. Uống thường xuyên còn có tác dụng phòng viêm họng cấp và khản tiếng. Rẻ quạt - xạ can Có tác dụng bảo vệ, tránh tổn thương, phục hồi các dây thanh âm, kháng lại vi sinh xâm nhập, cải thiện tình trạng khản tiếng, mất tiếng hiệu quả. Ngày dùng 3- 6g dưới dạng thuốc sắc hoặc bột làm viên ngậm. Có thể dùng từ 10- 20g thân rễ tươi rửa sạch, nhúng qua nước sôi, giã nát với vài hạt muối, vắt nước ngậm và nuốt dần. Mộc hồ điệp - Cây núc nác Mộc hồ điệp 10g, bạc hà 3g, huyền sâm 10g, mạch đông 10g, mật ong 20g. Các vị thuốc thêm nước đun sôi nhỏ lửa 15 phút, chắt lấy nước, hòa mật ong vào, đun sôi lại là được. Chia ra nhiều lần uống, uống ấm. Có tác dụng chữa mất tiếng do phong nhiệt. Mộc hồ điệp 6g, đông qua nhân (hạt bí đao) 10g, thêm chút đường trắng, sắc nước uống. Có tác dụng chữa mất tiếng do phong nhiệt, viêm họng mạn. Mộc hồ điệp 20g, thiền y (xác ve sầu) 20g; Dùng 1.200ml nước sôi hãm trong 30 phút, uống thay trà trong ngày. Thích hợp với trường hợp mất tiếng do phong nhiệt. Bạng đại hải - Cây lười ươi Bạng đại hải 3 trái, hãm nước sôi uống trong ngày; liên tục 7 ngày là 1 liệu trình. Có tác dụng chữa mất tiếng, khản tiếng do "phong nhiệt", kèm theo sốt, họng đau, miệng khát, tâm phiền, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Bạng đại hải 5 trái, ngâm nước cho nở ra; nấu sôi rồi thêm lượng đường trắng thích hợp. Có tác dụng thanh nhiệt nhuận phế, lợi hầu giải độc. Cũng chữa mất tiếng, khản tiếng do phong nhiệt. Bạng đại hải 2 trái, mật ong lượng thích hợp, cho vào cốc, hãm nước sôi 3-5 phút; chia ra uống trong ngày. Có tác dụng chữa mất tiếng, kèm theo họng sưng đau, ho khan, đại tiện bí kết. Bạng đại hải 5 trái, lá tía tô 3g, cam thảo 3g. Thêm 600ml nước, uống thay trà trong ngày. Chữa khản tiếng cả hai thể phong hàn và phong nhiệt. Dùng kha tử - Cây liêu chiêu Lấy thịt quả kha tử giã giập, rồi ngậm. Có tác dụng chữa mất tiếng kèm theo đau cổ họng, ho, Thời trước, những người hát rong thường dùng thịt quả kha tử, ngào với mật ong và ô mai, ngậm cho trong tiếng và tránh được khô cổ. Kinh nghiệm này hiện nay vẫn được một số ca sĩ áp dụng. Đẳng sâm 20g, kha tử 10g, gạo tẻ (sao cháy vàng) 30g, nấu nước uống thay trà trong ngày. Dùng chữa mất tiếng lâu ngày do phế tỳ khí hư. Kha tử 5g, cát cánh 3g, chích cam thảo (cam thảo nướng) 5g; Thêm 200ml nước, sắc còn 100ml; Chia 2 lần uống trong ngày, vào sáng sớm và chiều tối. Dùng chữa mất tiếng do phế thận âm hư, hư hỏa bốc lên thiêu đốt thanh quản. Dùng thuốc Nếu bạn không có thời gian làm phải dùng thuốc thì có các loại thuốc chữa khàn tiếng được quảng cáo là khá hiệu quả là Tiêu Khiết Thanh và Siro Bổ Phế. Xem thêm: Viết Bài Kiếm Tiền, Đơn Giản, Thu Nhập Nhận Mãi Mãi
Các bài thuốc dân gian trị ho cho bé đơn giản, an toàn & hiệu quả do các cụ truyền lại. Nước vo gạo và rau diếp cá Một nắm lá diếp cá, rửa sạch, giã nhuyễn. Sau đó, lấy một bát nước vo gạo trộn đều với diếp cá đã giã nhuyễn, đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút. Cuối cùng, chỉ cần lọc lấy nước cho bé uống. Củ cải trắng, gừng xay nhuyễn Củ cải trắng, gừng xay nhuyễn bỏ vào bát sứ, thêm một ít nước lọc và một ít mật ong đem hấp cách thủy cỡ 10-15 phút đưa ra cho bé uống, mỗi lần 2-3 thìa cà phê, uống 3 lần/ một ngày. Cây xương sông Lá xương sông nên sử dụng búp lá non, không chỉ có tác dụng chữa ho mà còn chữa khản tiếng do viêm thanh quản. Lá xương sông có thể kết hợp cùng lá hẹ: Rửa sạch, thái nhỏ, trộn đều với đường. Hấp cách thủy, rồi để nguội cho trẻ uống trong ngày. Củ nghệ tươi Củ nghệ tươi (người ta thường gọi củ nghệ cái), đem giã nhỏ, thêm nước lọc vào, 5g đường phèn đưa vào chưng cách thủy 10 phút cho bé uống, mỗi lần uống ½ thìa cà phê tùy vào độ tuổi của bé. Cứ như thế ngày uống 3 lần cho đến khi khỏi bệnh. Quất xanh 2-3 quả quất xanh, rửa sạch, cắt ngang, để nguyên cả vỏ và hạt. Mang quất trộn với đường phèn hoặc mật ong rồi hấp cách thủy đến khi quất chín. Lưu ý là dằm cả vỏ, bỏ hạt, để nguội cho trẻ uống nhiều lần trong ngày. Hạt quả quất xanh Đối với hạt của quất xanh các mẹ không nên bỏ đi vì nó có tác dụng làm tiêu đờm và ấm thanh quản khi trẻ bị ho. Mùi vị quất có thể hơi khó uống đối với trẻ nên khi cho trẻ uống có thể cho thêm ít đường. Lê + đường + xuyên bối Chọn trái lê to, bỏ vỏ, cắt nắp, khoét bỏ lõi. Bỏ vào bên trong lê 2-3 cục đường phèn nhỏ. 5-6 hạt xuyên bối (mua ở quầy thuốc Đông y). Cho lê vào hấp cách thủy chừng 30 phút. Ngày cho bé ăn 2 lần. Có tác dụng chữa ho, viêm phổi, tiêu đờm. Nước củ cải luộc Củ cải trắng, cắt chừng 4-5 lát cho vào một nồi nhỏ, châm bát nước, đun sôi, sau đó để lửa liu riu thêm 5-10 phút. Cho bé uống nước này khi còn nóng điều trị ho, khô mũi, đau hong, ho khan, có đờm. Hoa hồng bạch Lấy cánh hoa hồng bạch rửa sạch trộn với lượng đường phèn vừa đủ, một ít nước lọc, đem hấp cách thủy. Cho bé uống 3-4 lần/ngày, 1 thìa/lần. Nước tỏi hấp trị ho cho trẻ Lấy 2-3 tép tỏi, đập dập, cho vào bát, thêm một nửa bát nước, 1 viên đường phèn, hấp cách thủy 15 phút. Không cần cho bé ăn tỏi, chỉ cần uống nước tỏi hấp này khi còn ấm, ngày 2-3 lần, vửa tốt cho dạ dày, phổi, vừa trị được ho, cảm lạnh. Tỏi và mật ong Giã nát hai tép tỏi, trộn với hai thìa cà phê mật ong, đem hấp cách thủy. Chú ý không được hấp chín tỏi, nếm thử thấy vị hắc mùi tỏi là được. Cho bé uống nửa thìa cà phê, ngày từ 1 – 2 lần. Trước khi uống, nên cho bé uống nước lọc. Lá hẹ và đường phèn Chọn khoảng 5-10 lá hẹ và một ít đường phèn. Tất cả cho vào bát, rồi mang hấp cách thủy. Sau đó bỏ xác lấy nước cho bé uống. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 thìa. Đu đủ chín Một quả đu đủ gọt bỏ vỏ (lưu ý là đu đủ chín cây), cho 100ml mật ong vào, sau đó đun lên để ăn. Bài thuốc này dùng để chữa ho không có đờm. Trà cam thảo Cam thảo có chứa thành phần kháng khuẩn, làm dịu cổ họng. Trà cam thảo có vị ngọt, nên mẹ yên tâm khi cho trẻ uống, kể cả trẻ sơ sinh. Loại trà này sẽ giúp cơ thể trẻ ấm hơn và dịu họng hơn. Húng chanh và quất Chọn khoảng 15 – 16 lá húng chanh và từ 4 – 5 quả quất xanh, rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó tất cả cho vào bát, thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 1 – 2 lần/ngày đến khi hết ho.
Các bài thuốc trị ho cho người lớn Canh cuống cà tím: Cuống cà tím phơi khô vừa đủ, cho vào nồi thêm nước sắc, dùng cho ho mãn tính. Khoai môn trộn mật ong: Khoai môn vừa đủ xay nhuyễn, thêm mật ong một ít, dùng nước đun sôi trộn lẫn, uống ngay lúc nóng, dùng cho ho mạn tính. Trà gừng đường mật nha: Nước gừng tươi ½ muỗng, đường mạch nha 1 muỗng, đổ vào trong ly pha với nước sôi, rất thích hợp cho người cao tuổi ho mạn tính. Canh mè – nhân hạt mơ: Mè 12g, hạnh nhân (nhân hạt mơ) 10g, hai thứ cùng giã nhuyễn cho vào chén, uống với nước đun sôi để nguội, ngày 2 lần, dùng cho chứng ho lâu ngày. Nấm mèo đen tiềm đường phèn: Nấm mèo đen 15g, đường phèn 15g, nấm mèo đen rửa sạch để ráo, đường phèn giã nhuyễn, hai thứ cùng cho vào nồi tiềm cách thủy, dùng cho chứng ho lâu ngày. Chè đậu phộng – đại táo – bạch quả: Bạch quả 30g, táo đen 30g, đậu phộng 30g, tất cả cho vào nồi thêm nước nấu. Nêm đường phèn, dùng cho chứng ho lâu ngày. Chuối tiềm đường phèn: Chuối 1-2 quả, lột vỏ, đường phèn một ít, cho vào nồi thêm nước để tiềm. Ngày 1-2 lần, dùng liền vài ngày, dùng cho chứng ho lâu ngày. Chè bạch quả – long nhãn: Long nhãn 12g, bạch quả 10g, đường trắng 15g, tất cả cho vào nồi thêm nước nấu, dùng cho ho khàn tiếng. Lê tiềm mật ong: Lê 1 quả, rửa sạch cả vỏ, thái nhuyễn, cho vào nồi thêm nước và đường phèn để tiềm, dùng cho chứng ho khàn tiếng. Hồng khô nấu mật ong: Hồng phơi khô 3 quả, cho vào nồi thêm nước nấu chín, nêm một ít mật ong, tiếp tục nấu sôi, uống ngay lúc nóng, dùng cho chứng ho do cảm gây ra. Củ mài tiềm nước mía: Củ mài tươi vừa đủ, gọt vỏ rửa sạch, thái nhỏ giã nhuyễn; mía gọt vỏ, rửa sạch, chẻ nhỏ, cán lấy ½ ly nước. Hai thứ trộn đều, tiềm uống. Ngày 2 lần, dùng chứng ho đàm do cảm gây ra. Lê nấu gừng tươi: Lê 1 quả, rửa sạch thái nhuyễn, gừng tươi 5 lát, hai thứ cùng cho vào nồi thêm nước nấu, uống ấm, dùng cho chứng ho nặng do cảm gây ra. Quả trám tiềm đường phèn: Quả trám (cà na) 20 quả, cho vào chén thêm đường phèn rồi tiềm cách thủy. Dùng liền 3 lần cho ho gà. Cà rốt – quả hồng tiềm đường phèn: Quả hồng khô 2 quả, cà rốt 50g, hai thứ riêng biệt thái nhuyễn, cùng cho vào 1 tô thêm đường phèn 15g, tiềm chín. Ngày 1 lần, dùng cho ho gà. Hạt bí đao hãm đường đen: Hạt bí đao 15g, thêm đường đen vừa đủ, giã nhuyễn, hãm nước sôi uống. Ngày 2 lần, dùng cho ho gà. Mè đen rang nước gừng: Gừng tươi vừa đủ, giã nhuyễn vắt lấy nước (bỏ bã), mè đen 250g, rang chung; hoặc dùng mật ong 20g, đường phèn 20g, cùng mè đen trộn đều. Mỗi lần dùng 1 muỗng, dùng sáng và chiều, cho người cao tuổi ho suyễn. Cà pháo nấu mật ong: Cà pháo sống 50g, rửa sạch, cho vào nồi thêm nước nấu, bỏ bã, nêm mật ong vừa đủ, tiếp tục nấu sôi, uống lúc ấm. Ngày 2 lần, rất thích hợp cho người cao tuổi bị ho. Quả óc chó nấu rượu: Hạch đào nhân (quả óc chó) 100g, giã nhuyễn, đường trắng 50g, rượu đế 150ml, tất cả cho vào nồi nấu sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ nấu giây lát, uống ấm. Ngày 1-2 lần, ngày 1 thang, dùng liền 10 ngày, chữa chứng ho hư hàn (ho lâu ngày do lạnh). Lê tiềm mật ong: Lê 1 quả, rửa sạch bỏ hột, đổ vào mật ong, đậy kín, tiềm chín. Dùng trước khi đi ngủ, tốt cho chứng ho do hư hỏa gây ra.
Nhiều bé bị khản tiếng, kèm theo hiện tượng khò khè, có đờm nhưng cha mẹ chủ quan cho rằng khản tiếng vài ngày là khỏi. Thực ra, đó là dấu hiệu của viêm thanh quản cấp, khi đó, dây thanh quản có nguy cơ phù nề, "bít" tắc khiến bé khó thở, tím tái. Nguy hiểm không kém viêm phổi Đến bây giờ, PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai vẫn nhớ như in một trường hợp bé trai 5 tuổi (Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội) được đưa vào khoa cấp cứu vì khó thở dịp đầu năm. Khi vào viện, bé đã ngưng thở, toàn thân tím tái, hôn mê.. dù người nhà đã đưa ngay vào viện cấp cứu (chỉ hơn 10 phút) ngay khi có cơn khó thở cấp. Ngay lập tức, các bác sĩ đã phải mở khí quản, bóp bóng rồi thở máy mà bệnh nhân vẫn tím tái. Sau hội chẩn, các bác sĩ chẩn đoán cháu bị viêm thanh quản tắc nghẽn gây ngưng thở và kèm theo bị viêm phổi. Theo lời kể của người nhà bệnh nhi, trước đó mấy ngày, bé có biểu hiện sốt nhẹ, ho khan, khản tiếng. Nghĩ con chỉ bị viêm họng thông thường như mọi lần, nên gia đình tự mua kháng sinh về cho bé uống. Sang ngày uống thuốc thứ 3, bé đột nhiên sốt cao, nhịp thở tăng nhanh, dồn dập, khó thở. Một trường hợp khác là bé trai 3 tuổi, con chị Thu Trang ở Phúc La, Hà Đông. Sau một hồi gào khóc đòi cha mẹ cho đi mua đồ chơi, đêm đến, bé khản tiếng. Nghĩ "trận" khóc lúc sáng là nguyên nhân nên chị Trang cũng chỉ cho con uống nước mật ong ấm. Đến sáng hôm sau, con vẫn khản đặc giọng, lại có đờm khò khè. Do phải đi làm nên chị quyết định chiều về sẽ cho con đi khám. Không ngờ đến trưa, cô giáo gọi điện báo bé có biểu hiện như sặc, có đờm trong họng mà không khạc ra được. Khi nhập viện, bé được đặt khí dung và tiêm kháng sinh ngay do viêm thanh quản cấp gây phù nề thanh quản. "Viêm thanh quản là bệnh lý khá phổ biến ở trẻ em. Thường bệnh nhi chỉ bị khản giọng, còn viêm thanh quản cấp, gây tắc nghẽn đường thở thì ít gặp hơn nhưng lại cực kỳ nguy hiểm, phải cấp cứu kịp thời mới có thể cứu sống bệnh nhân. Do bị bít tắc đường thở tại các điểm phù nề trên thanh quản nên bé khó thở, nếu không kịp cung cấp ô-xy, bệnh nhi có thể bị thiếu ô-xy não, gây ảnh hưởng đến não, thậm chí tử vong", TS Dũng cảnh báo. Cùng quan điểm này, BS Hoàng Đình Ngọc, Phó Giám đốc BV Tai mũi họng TƯ cho biết, viêm thanh quản rất nguy hiểm, đặc biệt là với trẻ em vì dây thanh quản ở trẻ em rất nhỏ, khi viêm gây phù nề "chít" hẹp ống nhỏ đó, dẫn tới khó thở rất nhanh, suy hô hấp và tím tái nhanh hơn cả viêm phổi. Diễn tiến nhanh BS Ngọc cho biết, thanh quản là nơi phát ra âm và thanh quản là nơi hẹp nhất trên đường thở. Chính vì là nơi hẹp nhất nên khi xảy ra hiện tượng viêm, gây phù nề thanh quản sẽ khiến dây thanh quản bị bít kín. Khi đường thở bị bít kín, bệnh nhân sẽ khó thở, dần thiếu ô-xy cung cấp lên não. Tùy từng mức độ bít hẹp mà thể hiện khó thở cấp khác nhau. Viêm thanh quản xảy ra ở những người sử dụng giọng nói nhiều. Còn ở trẻ em, nguyên nhân phổ biến là do viêm nhiễm ở đường mũi họng không được điều trị. Ngoài ra, những trẻ hay la hét, hét to, khóc to cũng làm dây thanh quản căng lên, có thể gây viêm thanh quản, thậm chí có thể chảy máu thanh quản. "Nguy hiểm ở chỗ, khi mới bị viêm thanh quản, người bệnh không có biểu hiện khó thở mà chỉ bị khàn giọng nên đa phần mọi người đều chủ quan không đi khám. Thực tế, khi người bệnh viêm thanh quản cấp đã lên cơn khó thở thì bác sĩ cũng hoảng, phải cấp cứu cho người bệnh rất nhanh mới hy vọng cứu sống được người bệnh. Vì thanh quản đã hẹp, lại bị phù nề nhanh nên người bệnh không thể thở được", BS Ngọc nói. Vì thế, ở trẻ em càng phải đặc biệt chú ý đến căn bệnh này. Đầu tiên bé có thể chỉ bị viêm mũi họng thông thường, sổ mũi nước trong, rồi mũi đục, ho, khàn tiếng, hoặc có biểu hiện đau tai. Nhưng diễn tiến bệnh rất nhanh, vừa buổi tối thấy khàn giọng, thì đến đêm thanh quản đã phù nề khiến bé không thể ngủ, quấy khóc. Do vậy, khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên, rồi lại bị khản giọng thì cần nhanh chóng đưa bé đi khám, can thiệp nhanh để phòng những nguy cơ đáng tiếc xảy ra cho trẻ.
Tìm hiểu kỹ về nguyên nhân và hướng điều trị bệnh khàn tiếng Khàn tiếng (hoarseness) là triệu chứng không đặc hiệu của nhiều bệnh ở thanh quản từ những polype lành tính đến những khối ung thư đe dọa đến tính mạng. Triệu chứng của Khàn tiếng rất dễ nhận thấy nhưng nhiều người không để ý, đến khi bệnh nặng gây nhiều biến chứng nguy hiểm mới tìm đến thầy thuốc. Trong bài viết sau đây sẽ đề cập đến một kỹ thuật mới trong việc tầm soát nguyên nhân gây khàn tiếng, và việc điều trị chúng hiệu quả nhất cho các trường hợp do hạt xơ dây thanh, polyp dây thanh, nang nước dây thanh, virus Papilloma, HPV qua nội soi ống mềm. Cấu tạo cơ quan phát âm: Cơ quan phát âm của con người có cấu tạo rất phức tạp. Trong đó, thanh quản đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành lời nói. Lời nói được tạo ra khi có luồng không khí từ phổi đi lên; sự rung động của dây thanh tác động lên cột không khí này, tạo nên âm thanh. Khi phát âm, dây thanh đóng kín, hình dạng dây thanh có thể biến đổi lúc dày, lúc mỏng, khi căng ít, khi căng nhiều.. tùy theo nhu cầu phát âm. Các rối loạn về giọng xuất hiện do sự biến đổi nhất thời hoặc lâu dài của chức năng phát âm. Triệu chứng chủ yếu là khàn tiếng hoặc mất tiếng do sự rung động của dây không đều, hoặc hai dây thanh khép không kín khi phát âm NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ KHÀN TIẾNG: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khàn tiếng, nhưng tựu chung có thể phân ra làm 2 nhóm như sau: NGUYÊN NHÂN DO TỔN THƯƠNG TRÊN DÂY THANH Viêm mãn, hạt xơ, nang nước, polype dây thanh: Thường gặp ở những người có công việc thường phải nói nhiều, nói to như giáo viên, phát thanh viên, người bán hàng, diễn viên kịch.. rất dễ mắc bệnh trên. Biểu hiện thường thấy là khàn tiếng hoặc mất tiếng. Khàn tiếng ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động nghề nghiệp, có người thậm chí phải nghỉ việc, bỏ nghề. Tỷ lệ người mắc khàn tiếng do nguyên nhân này khá cao. Bệnh liên quan tới nhiều yếu tố nguy cơ như thời gian làm việc kéo dài, cường độ của giọng lớn, thói quen hút thuốc lá, uống rượu hoặc mắc một số bệnh kèm theo như viêm mũi xoang (chủ yếu là các viêm xoang sau), viêm amidan, viêm dạ dày.. Những người làm việc trong môi trường tiếng ồn cao, bụi bẩn, độc hại, nhất là bụi than và bụi hóa chất.. cũng dễ mắc bệnh. Nội soi: Thấy những tổn thương tại chỗ như viêm mạn tính (làm dây thanh dày và cứng, rung động kém), hạt xơ dây thanh, polyp dây thanh, u nang dây thanh Ung thư dây thanh: Thường gặp ở người khoảng 40 tuổi, hút thuốc lá nhiều, kéo dài, khàn tiếng ngày càng tăng, thỉnh thoảng ho khan, giai đoạn sau ho khạc ra máu; giọng nói cứng, sút cân. Nội soi phát hiện u, sùi niêm mạc dây thanh, giai đoạn trễ có thể ung thư xâm lấn vào xoang lê, thực quản gây nuốt đau, nuốt vướng. U chèn ép vào khí quản gây khó thở. Nếu phát hiện sớm nên điều trị bằng phẫu thuật cắt u và xạ trị, bệnh gần như khỏi. Lao thanh quản: Hay gặp sau một lao phổi (55%) hoặc lao hạch, tuổi từ 20-40. Lao thanh quản chia ra ba giai đoạn: Nói khàn, giọng đôi, dần dần mất tiếng, ho khan. Nội soi: Thấy thanh quản bạc màu, sụn phễu màu đỏ. Giọng trầm, thấp, run run, khó thở, tiếng nói rè. Nội soi: Có thể thấy tổn thương lao và các hạt lao trên dây thanh. Bệnh nhân mất giọng, nuốt rất đau đớn, không ăn uống được. Giai đoạn trễ có thể dẫn đến sẹo hẹp thanh- khí quản, gây khó thở. Nội soi: Có thể thấy tổn thương sùi, loét, giả mạc trắng, bề mặt tổn thương "dơ" và các hạt lao trên dây thanh, thường có kèm theo lao phổi, bệnh nhân sẽ được sinh thiết ra giải phẩu bệnh lao và sẽ được điều trị kháng lao. Nấm thanh quản: Ngoài biểu hiện hay gặp là chứng khàn tiếng kéo dài có thể xuất hiện thêm triệu chứng như ngứa cổ và ho từng cơn, những cơn ho có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào trong ngày, ho khan hoặc ho có đờm xanh vàng nếu kèm theo bội nhiễm. Nếu không được điều trị kịp thời, các bào tử nấm xâm nhập dần vào lớp tổ chức dưới niêm mạc tạo thành khối nấm giả u gây khó thở, khó nuốt, thậm chí thở rít. Lõm dây thanh: Lõm dây thanh (hay còn gọi là rãnh dây thanh) là bệnh lý gây ra do thiếu hụt hay mất đi lớp mô đặc biệt phủ trên dây thanh, lớp mô này phủ trên bề mặt dây thanh có tác dụng phát ra âm thanh khi rung. Sự thiếu vắng các mô này là nguyên nhân làm rối loạn giọng nói, gây "giọng mái" (Nam nói giọng nữ và ngược lại). Có 2 nguyên nhân gây lõm dây thanh là do sự rối loạn phát triển xảy ra lúc tuổi vị thành niên khi thanh quản phát triển đến kích thước trưởng thành và nguyên nhân khác nữa là các trường hợp bị nang dây thanh, polyp dây thanh.. để lâu không điều trị hoặc điều trị không đúng phương pháp, hay Bác Sỹ phẩu thuật thực hiện sai sót. Thoái hóa dạng bột khí phế quản (Amyloidosis) : Thoái hóa dạng bột khí phế quản (Amyloidosis) làm khàn tiếng kéo dài, kèm khó thở và ho ra máu tiến triển. Bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng các cơ quan khác ngoại trừ ở đường hô hấp trên với ù tai, chóng mặt và chảy máu mũi. Thoái hóa dạng bột khí phế quản là bệnh hiếm gặp nhưng cần lưu ý để có thể chẩn đoán và điều trị tốt hơn tại Việt Nam. NGUYÊN NHÂN DO HỆ THẦN KINH Tổn thương dây thần kinh quặt ngược gây liệt dây thanh: Do viêm, sau mổ bướu cổ, sau chấn thương thanh quản, mổ ngực, u trung thất, u phổi di căn trung thất gây xâm lấn, chèn ép: Khàn tiếng, phát âm bé, phát âm khó khăn rồi không phát âm được, không khó nuốt. Ngoài ra các bệnh lý khác cũng gây khàn giọng như u thực quản, hạch ở quanh khí phế quản, phình tách động mạch chủ, u tuyến giáp trạng. Thường bệnh phát triển âm thầm hay rầm rộ, nhưng khi gây khàn tiếng là thường giai đoạn cuối, bệnh tiến triển rất nặng, tiên lượng xấu. Nội soi: thấy một bên dây thanh không cử động. Khi liệt lâu, dây thanh teo lại, sụn phễu vẹo sang bên. Tổn thương não gây liệt dây thanh: Do các bệnh u não, tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, viêm não, làm tổn thương vùng Broca. Thường nói ngọng và mất tiếng, kèm theo liệt họng, liệt màn hầu cùng với các triệu chứng thần kinh như liệt nửa người, có khi hôn mê. Nội soi: Phát hiện liệt dây thanh một hoặc hai bên tùy theo bệnh lý thần kinh. Liệt dây thanh do cảm lạnh: Có nhiều trường hợp bị liệt dây thanh do cảm lạnh. Hay gặp nhiều ở các bệnh nhân sau khi bị mắc mưa, ngủ dưới quạt (sau khi nhậu xỉn).. Các trường hợp này nếu phát hiện càng sớm thì khả năng điều trị có kết quả càng cao. Liệt dây thanh do tâm lý (stress): Có nhiều trường hợp bị liệt dây thanh do tâm lý stress sau một trận cải lộn, buồn phiền, giận dữ.. Bệnh nhân bị mất tiếng không thể nói được. Các trường hợp này nếu phát hiện càng sớm thì khả năng điều trị có kết quả càng cao. NỘI SOI THANH - KHÍ QUẢN BẰNG ỐNG MỀM: Áp dụng kỹ thuật mới trong nội soi chẩn đoán – điều trị các bệnh lý vùng thanh quản, nội soi ống mềm đã phát huy được vai trò tối ưu trong việc phát hiện và điều trị các bệnh lý ở hai dây thanh. Ngoài ra nội soi ống mềm: Thủ thuật nhẹ nhàng, không đau, nhanh chóng, hình ảnh nội soi cực kỳ rõ nét. Qua nội soi ống mềm, nguyên nhân gây khàn tiếng sẽ rất rõ: Hạt xơ dây thanh, nang nước, polype dây thanh, u, sùi niêm mạc dây thanh do ung thư, lao dây thanh, liệt dây thanh, chấn thương thanh quản gây tổn thương dây thanh, bệnh lý khí quản chèn ép.. Sinh thiết qua nội soi ống mềm giúp tìm giải phẩu bệnh của các tổn thương dây thanh. Ngày nay nội soi thanh quản ống mềm đã đi một bước xa hơn, điều trị bệnh lý vùng thanh quản: NỘI SOI CẮT HẠT XƠ TRÊN DÂY THANH, CẮT POLYPE, NANG NƯỚC TRÊN DÂY THANH, HAY POLYPE VÙNG THANH QUẢN. ƯU ĐIỂM CỦA KỸ THUẬT MỚI: Hiện nay những tổn thương trên phải thực hiện bằng phẩu thuật tại các Bệnh Viện, Trung Tâm TMH, bệnh nhân sẽ được gây mê, soi treo bằng ống cứng để cắt hạt, polype, nang nước. Bệnh nhân phải chịu nhiều áp lực từ việc "mổ xẻ", mất nhiều thời gian và công sức vì phải nhập viện. Ngoài ra làm bằng ống cứng phải gây mê, nên cũng có khả năng xảy ra tai biến (click tham khảo thêm).. Áp dụng kỹ thuật mới từ nội soi của Mỹ: Bác Sỹ sẽ cắt hạt xơ, polype, nang nước dây thanh qua ống soi mềm, với thủ thuật trên bệnh nhân không cần nhập viện, thời gian làm chỉ mất khoảng 10 phút, bệnh nhân ra về ngay vì không cần gây mê. Thủ thuật nhẹ nhàng, chính xác, không đau, hiệu quả rất cao, không cần kiêng nói sau thủ thuật. Giá cả thủ thuật hoàn toàn phù hợp với mọi người. KHIẾM ĐIỂM CỦA KỸ THUẬT: Kỹ thuật này đòi hỏi BS phải có tay nghề cao, làm việc nhiều với nội soi bằng ống mềm. Vì làm việc trên dây thanh đòi hỏi độ chính xác và khéo léo cũng như sự tỉ mỉ cao. Do đó sau nội soi chẩn đoán không phải BS nào cũng dám thực hiện bằng kỹ thuật này.