Ca Dao, Tục Ngữ, Danh Ngôn Hay Về Thầy Cô Giáo *Những câu ca dao hay về thầy cô giáo: 1. Tiên học lễ, hậu học văn. 2. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. 3. Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. 4. Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. 5. Không thầy đố mày làm nên. 6. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 7. Mồng 1 tết cha, mồng ba tết thầy. 8. Nhất quý nhì sư. 9. Một gánh sách không bằng một giáo viên giỏi. 10. Trọng thầy mới được làm thầy. *Những bài ca dao về thầy cô giáo 1. Vua, thầy, cha, ấy ba ngôi Kính thờ như một, trẻ ơi ghi lòng. 2. Mười năm rèn luyện sách đèn Công danh gặp bước chớ quên ơn thầy. 3. Ơn thầy soi lối mở đường Cho con vững bước dặm trường tương lai. 4. Mấy ai là kẻ không thầy Thế gian thường nói đố mày làm nên. 5. Ơn đây gần bạn, gần thầy Có công mài sắt có ngày nên kim. 6. Chữ thầy trong cõi người ta Dặm dài hoa nắng trời xa biển đầy. 7. Ai người đánh thức đêm trường mộng Ai soi đường lồng lộng ánh từ quang Ai thắp lửa bồ đề tỏa sáng Đạo vô vi sưởi ấm cả trần gian. 8. Con ơi ghi nhớ lời này Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên. 9. Con ơi ham học chớ đùa Bữa mô ngày Tết thỉnh bùa thầy đeo. 10. Công cha, áo mẹ, chữ thầy Gắng công mà học có ngày thành danh. 11. Dốt kia thì phải cậy thầy Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên. 12. Đến đây viếng cảnh viếng thầy Không say mùi đạo cũng khuây mùi trần. 13. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa. 14. Mẹ cha công đức sinh thành Ra trường thầy dạy học hành cho hay. 15. Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây Ơn cha nghĩa trọng công thầy cũng sâu. 16. Dạy con từ thuở tiểu sinh Gần thầy gần bạn tập tành lễ nghi Học cho "cách vật trí tri" Văn chương chữ nghĩa nghề gì cũng thông. *Những câu ngạn ngữ, danh ngôn, thành ngữ về thầy cô giáo 1. Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý (Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng). 2. Nhà giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức mà đó là công việc của người khơi dậy ngọn lửa cho tâm hồn (Uyliam Batơ Dit). 3. Nhân cách của người thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với học sinh, sức mạnh đó không thể thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào khác (Usinxki). 4. Tôi dường như không phải là thầy giáo.. và những con đường dẫn đến trái tim tuổi thơ sẽ bị đóng kín đối với tôi nếu tôi chỉ là người đứng trên bục giảng (V. A. Sukhomlinxki). 5. Người thầy cố gắng dạy nhưng không truyền cảm hứng để học trò muốn học là nện búa vào tấm sắt lạnh (Horace Mann). 6. Người thầy cầm tay, mở ra trí óc và chạm đến trái tim (Khuyết danh). 7. Những gì thầy cô viết lên tấm bảng cuộc đời không bao giờ tẩy xóa được (Khuyết danh). 8. Một người thầy thực sự đặc biệt thì rất hiểu biết và nhìn thấy tương lai trong đôi mắt của mọi học trò (Khuyết danh). 9. Những thầy cô giỏi nhất dạy bằng trái tim, chứ không từ sách vở (Khuyết danh). 10. Muốn xây dựng đất nước, trước hết phải phát triển giáo dục. Muốn trị nước, phải trọng dụng người tài (Vua Quang Trung). 11. Dạy học là đặt vết tích của một người vào sự phát triển của một người khác. Và chắc chắn học trò là ngân hàng nơi bạn có thể gửi kho báu quý giá nhất của bạn (Eugene P. Bertin). 12. Dạy tức là học hai lần (G. Guibe). 13. Giáo dục như ánh thái dương phản chiếu cả đến những gian nhà cỏ thấp bé, mái tranh của con nhà nghèo (Pestalogi). 14. Tôi mang ơn cha mẹ cho tôi sự sống nhưng tri ân thầy tôi đã dạy tôi sống đẹp (Alexander The Great). 15. Nghề dạy học không thể nhìn thấy kết quả của một ngày làm việc. Kết quả ấy vô hình và có lẽ vẫn còn đó đến 20 năm sau (Jacques Bazun). 16. Người thầy trung bình chỉ biết nói. Người thầy giỏi biết giải thích. Người thầy xuất chúng biết minh họa. Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng (William A. Ward). 17. Phải tôn kính thầy dạy mình, bởi lẽ nếu cha mẹ cho ta sự sống thì chính các thầy giáo cho ta phương cách sống đàng hoàng tử tế (Philoxene De Cythere). 18. Sự gương mẫu của người thầy giáo là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế được (Usinxki). 19. Mục tiêu của giáo dục không phải là dạy cách kiếm sống hay cung cấp công cụ để đạt được sự giàu có, mà đó phải là con đường dẫn lối tâm hồn con người vươn đến cái Chân và thực hành cái Thiện (Vijaya Lakshmi Pandit).