Khi bạn search trên Google về các loại hạt vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe, chắc chắn cái tên Buckwheat – kiều mạch sẽ xuất hiện đầu tiên trong danh sách. Vậy bạn có biết Buckwheat là loại hạt gì? Chúng có những lợi ích gì đối với sức khỏe? Buckwheat được chế biến thành món gì để vừa ngon vừa bổ dưỡng? Hãy cùng ChengZi tìm hiểu nhé. Buckwheat là gì? Khi nghe đến cái tên Buckwheat hẳn bạn thấy nó khá xa lạ, tuy nhiên Buckwheat là tên tiếng Anh của hạt kiều mạch, lúa mạch đen, mạch ba góc, tam giác mạch, tên gọi thường dùng nhất là hạt kiều mạch Buckwheat thu được từ cây kiều mạch hay tam giác mạch, đâu là cây thuộc họ rau răm, có hoa, mọc ở những vùng đất cằn cỗi. Tại Việt Nam, kiều mạch mọc rất nhiều ở các tỉnh miền Bắc thuộc các tỉnh như: Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn.. Buckwheat là loại hạt bổ dưỡng được sử dụng phổ biến trong chế biến món ăn hay làm bánh để tăng độ ngậy và đem lại lợi ích cho sức khỏe. Kích thước của các hạt Buckwheat không đồng đều, thường chúng có hình tam giác và màu nâu. Tuy nhiên, khi sử dụng Buckwheat, người ta thường dùng ở dạng tấm (dạng tách vỏ nhưng chưa được rây) với mục đích chế biến các món ăn truyền thống ở một số nước châu Âu và châu Á. Thành phần dinh dưỡng của Buckwheat đối với sức khỏe Buckwheat nổi tiếng với thành phần dinh dưỡng dồi dào, trong đó Carbohydrates là thành phần chính quan trọng nhất. Trong Buckwheat còn chứa các chất chống oxy hóa, nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe và protein (chiếm khoảng 3, 4%). Buckwheat có giá trị dinh dưỡng cao hơn một số loại ngũ cốc thông thường khác như lúa mì, gạo, ngô.. Tuy Buckwheat cung cấp lượng lớn chất xơ cơ thể nhưng chúng lại không giàu vitamin. Những lợi ích của hạt Buckwheat đối với sức khỏe Cung cấp protein dồi dào cho cơ thể: Hạt kiều mạch chứa 12 loại axit amin (lysin, threonin, tryptophan, và các axit amin chứa lưu huỳnh) có tác dụng hỗ trợ tăng cường năng lượng, thúc đẩy hình thành cơ bắp và tăng trưởng. Trong 100 gram Buckwheat có từ 11 – 14 gram protein, nhiều hơn so với gạo (chứa 2, 7g), ngô (chứa 3, 4g), lúa mì (chứa 10g).. Cải thiện đường huyết, ngăn chặn bệnh tiểu đường: Carbohydrat phức hợp trong kiều mạch được cơ thể hấp thu từ từ, giúp bạn no lâu và hỗ trợ năng lượng bền vững, giúp chống lại sự mất cân bằng lượng và điều hòa lượng đường trong máu. Do đó, Buckwheat là loại hạt những người bị bệnh tiểu đường cũng nên sử dụng trong chế độ ăn hàng ngày một cách hợp lý. Hỗ trợ hoạt động của tim mạch: Trong hạt kiều mạch có chứa rutin – dưỡng chất sinh học quan trọng với sức khỏe tim mạch. Rutin có tác dụng hỗ trợ các hệ thống tuần hoàn, giúp chống huyết áp cao và cholesterol cao. Nên những người có những bệnh lý về tim mạch hay liên quan đến tim mạch nên sử dụng loại hạt này. Thậm chí, nếu bạn sử dụng một lượng Buckwheat vừa phải thì có thể cải thiện mỡ máu và giảm huyết áp. Tốt cho hệ tiêu hóa: Hàm lượng chất sơ trong hạt Buckwheat rất cao, một chén hạt Buckwheat cung cấp cho bạn 6g chất xơ cho cơ thể. Không chỉ giúp no bụng mà còn hỗ trợ quá trình vận chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa. Ngăn ngừa bệnh ung thư: Trong vỏ và bột kiều mạch, người ta tìm thấy các chất chống oxy hóa polyphenoli có tác dụng chống lại quá trình oxy hóa, hỗ trợ chức năng tế bào bằng cách bảo vệ DNA khỏi bị tổn thương, bảo vệ các cơ quan tiêu hóa khỏi ung thư, nhiễm trùng hay các bệnh tiêu cực khác. Giúp bạn giảm cân hiệu quả: Như đã nói ở trên, 1 chén hạt Buckwheat cung cấp 6g chất xơ cho cơ thể nên đây được xem là thực phẩm chức năng giúp giảm cân hiệu quả. Ngoài ra, chúng còn giúp người ăn làm sạch cơ thể, bạn có thể kết hợp loại hạt này với sữa chua, trái cây hay vitamin tổng hợp để nâng cao giá trị dinh dưỡng. Không gây dị ứng: Vì không chứa gluten nên người mắc bệnh đường ruột hoặc nhạy cảm với gluten có thể dụng Buckwheat thay thế cho yến mạch, lúa mì, lúa mạch.. Cách chế biến Buckwheat Hạt Buckwheat có thể thế biến được nhiều món ăn khác nhau như: Cháo kiều mạch, soup kiều mạch, bánh xèo kiểu Nga, hạt kiều mạch xào rau củ.. Ngoài ra, loại hạt này còn có thể xay ra để làm bánh hoặc sữa rất thích hợp với người ăn chay, người đang ăn kiêng để giảm cân và người theo chế độ ăn thực dưỡng. Ngoài ra, loại hạt này còn có thể xay ra làm sữa hoặc làm bánh. Hạt kiều mạch thích hợp với những người ăn chay, người có chế độ ăn thực dưỡng hoặc ăn kiêng giảm cân. Phân biệt Buckwheat và yến mạch Hiện nay, khá nhiều người nhầm lẫn giữa yến mạch và kiều mạch do đây là những thực phẩm tốt cho sức khỏe, tuy nhiên hai loại thực phẩm này hoàn toàn khác biệt cơ bản: - Yến mạch là loại ngũ cốc có giá trị cao, được du nhập về Việt Nam từ những vùng khí hậu ôn đới. Đây là loại ngũ cốc thu hoạch được bằng cách lấy hạt, được chế biến thành dạng bột có màu trắng ngà. Tinh bột và chất xơ là thành phần dinh dưỡng chính của bột yến mạch. - Kiều mạch mặc dù thuộc nhóm ngũ cốc nhưng kiều mạch lại không phải loại cây cỏ, được trồng nhiều ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Ở nước ta, cây phân bố chủ yếu ở các tỉnh Đông Bắc và Tây Bắc như Hà Giang, Lào Cai, Lạng Sơn.. Hạt kiều mạch thường được chế biến thành dạng tấm, hạt không đều và thường có màu nâu. Hạt chứa nhiều tinh bột, protein, các axit amin cần thiết (threonine, lysine, tryptophan), chất khoáng (selen, kẽm, sắt), chất chống oxy hóa (tananh, rutin), hợp chất thơm (2-methoxy-4-vinylphenol, 2, 5-dimethyl-4-hydroxy-3 (2H) -furanon, hexanal, decanal). Hạt Buckwheat bán ở đâu? Hiện nay, bạn có thể tìm mua Buckwheat ở hầu hết hệ thống siêu thị và các cửa hàng bán nguyên liệu làm bánh trên toàn quốc hoặc tìm mua tại các shop có uy tín thông qua mạng internet. Điểm qua vài món ngon bổ dưỡng với Buckwheat Kasha – cháo kiều mạch Kiều mạch xào rau củ Bánh xèo kiểu Nga Trà kiều mạch Memil Guksu Memil Chongtteok