Bộ đề thi thử 7 sử 12 2021

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thanh Trắc Nguyễn Văn, 24 Tháng sáu 2021.


  1. Câu 1. Ý nào không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai?

    A. Phát động cuộc chiến tranh lạnh, chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

    B. Kinh tế Mĩ có khả năng cạnh tranh lớn và có hiệu quả.

    C. Mĩ có lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên giàu có, khí hậu thuận lợi, nguồn nhân lực đồi giàu.

    D. Mĩ áp dụng những thành tựu của khoa học kỷ thuật, nâng cao năng xuất lao động.

    Câu 2. Hội nghị nào đánh dấu sự chuyển hướng quan trọng của Đảng, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu?

    A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương tháng 11-1939.

    B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương tháng 7-1936.

    C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 10-1930.

    D. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (5-1941).


    Câu 3. Ý nào không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển "thần kỳ" của kinh tế Nhật Bản?

    A. Liên minh chặt chẽ với Mĩ, hiệp ước an ninh Mĩ-Nhật

    B. Vai trò lãnh đạo, quản lý có hiệu quả của nhà nước.

    C. Con người được coi là vốn quý nhất.

    D. Chi phí cho quốc phòng thấp, nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư vào phát triển kinh tế.

    Câu 4. Hội nghị ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7-1936 (Thượng Hải) đã chủ trương thành lập mặt trận nào?

    A. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

    B. Mặt trận phản đế Đông Dương.

    C. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt Việt Minh).

    D. Mặt trận thống nhất Dân tộc phản đế Đông Dương

    Câu 5. Kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam sau khi Nhật đảo chính Pháp ( 9 /3/1945 ) ?

    A. phát xít Nhật. B. đế quốc pháp.

    C. đế quốc Pháp và tay sai D. đế quốc Pháp- Nhật.

    Câu 6. Hội nghị nào sau đây chủ trương thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt Việt Minh).

    A. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (5-1941).

    B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương tháng 7-1936.

    C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 10-1930.

    D. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương tháng 11-1939.

    Câu 7. Sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam trong thời kì 1919- 1930?

    A. Quốc tế Cộng sản được thành lập. B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc

    C. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. D. Liên minh Châu Âu thành lập.

    Câu 8 . Mặt trận nào sau đây được thành lập đầu tiên trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Pháp, phong kiến, tay sai giải phóng dân tộc?

    A. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

    B. Mặt trận phản đế Đông Dương.

    C. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt Việt Minh).

    D. Mặt trận thống nhất Dân tộc phản đế Đông Dương.

    Câu 9. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 là kết quả của sự kết hợp giữa.

    A. Chủ nghĩa Mác Mác Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước .


    B. Chủ nghĩa Mác Mác Lê nin với phong trào công nhân và phong trào cách mạng vô sản .

    C. Chủ nghĩa Mác Mác Lê nin với phong trào công nhân và phong trào cách mạng tư sản.

    D. Chủ nghĩa Mác Mác Lê nin với phong trào công nhân và phong trào nông dân.

    Câu 10. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản của Việt Nam đầu năm 1930 quyết định thành lập một đảng duy nhất lấy tên là

    1. Đảng Cộng Sản Việt Nam C. Đảng Lao động Việt Nam
    2. Đảng Dân chủ Việt Nam D. Đảng Cộng sản Đông Dương
    Câu 11. Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương ( 1919- 1929) khi.

    1. cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc.
    2. hệ thống thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tan rã.
    3. thế giới tư bản đang lâm vào khủng hoảng thừa.
    4. kinh tế các nước tư bản đang trên đà phát triển.
    Câu 12. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nữa đầu những năm 70 của thế kỷ XX, quan hệ của Mỹ và Liên xô là

    1. đối đầu B. hợp tác C. đối tác. D.đồng mimh.
    Câu 13. Nội dung nào sau đây là hệ quả của toàn cầu hóa?

    A. Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế. B. Kìm hãm sự phát triển của lực lương sản xuất.

    C .Giải quyết căn bản sự phân hóa giàu nghèo. D. Giải quyết triệt để những bất công xã hội.

    Câu 14. Trong quá trình chuẩn bị lực lượng tiến tới khởi giành chính (1941 -1945) một trong những nhiệm vụ cấp bách của Đảng Cộng sản Đông Dương là vận động quần chúng tham gia

    A. Mặt trận Việt Minh. B. các Ủy ban hành động.

    C. Các Hội phản đế. D. Hội Liên Việt.

    Câu 15. Trong bối cảnh chiến tranh lạnh, sự kiện nào dưới đây góp phần làm làm giảm rõ rệt tình hình cẳng thẳng ở châu Âu.

    A. Hiệp định cơ sở quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức B. Sự giải thể của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)

    C.Sự tan rã của Hiệp ước Vácxava. D. Sự thành lập cộng đồng châu Âu (EC).

    Câu 16. Chiến lược kinh tế của nhóm 5 nước sang lập ASEAN từ thập niên 60-70 trở đi là

    A. chiến lược kinh tế hướng ngoại B. chiến lược kinh tế hướng nội

    C.ưu tiên phát triển công nghiệp nặng C. phát triển các ngành công nghiệp sản xuất tiêu dùng

    Câu 17. Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) là thuộc địa của

    A. các nước Âu – Mĩ. B. Pháp, Nhật. C.Anh.Pháp. Mĩ. D. Mĩ- Nhật.

    Câu 18. Nước Cộng hòa Cuba ra đời (1-1-1959) là kết quả cuộc đấu tranh nhân dân Cuba chống

    A. chế độ độc tài thân Mĩ. B. thực dân Pháp. C. thực dân Hà Lan. D. thực dân Bồ Đào Nha.

    Câu 19. Một trong những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp trong những năm 1919-1923 là

    A. gửi yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vécxai.

    B. triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.

    C. thành lập tổ chức Hội Việt Nam Cách MạngThanh Niên.

    D. Soạn thảo sách lược của Đảng Cộng Sản Đông Dương.

    Câu 20. Năm 1949, Quốc gia nào sau đây chế tạo thành công bom nguyên tử?

    A. Liên Xô. B. Mĩ. C. Anh. Trung Quốc. D. Pháp.

    Câu 21. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925- 1929) có hoạt động nào sau đây?

    A. Xuất bản báo thanh niên.

    B. Ra báo người cùng khổ.

    C. Phát động tổng khởi nghĩa.

    D. Phát động cuộc khởi nghĩa Yên Bái.

    Câu 22: Chiến thắng nào của ta mở đầu cho cao trào "tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt" trên toàn miền Nam?

    A. Chiến thắng Vạn Tường B. Chiến thắng ở An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi).

    C. Chiến thắng Ấp Bắc. D. Chiến thắng Bình Giã. Đồng Xoài (Bình Phước).

    Câu 23: Thành tựu nổi bật trong quan hệ quốc tế của Việt Nam đến năm 1995 là

    A. bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mĩ và gia nhập tổ chức ASEAN.

    B. các công ti của nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam ngày càng nhiều.

    C. có quan hệ ngoại giao với hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ.

    D. có quan hệ thương mại với hơn 100 nước.

    Câu 24: Nhân tố quyết định quan trọng nhất vì sao Đảng ta tiến hành đổi mới là.

    A. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng kinh tế xã hội.

    B. Sự phát triển của cách mạng khoa học kỷ thuật.

    C. Cuộc khủng hoảng trầm trọng ở Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

    D. Những thay đổi của tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước.

    Câu 25: Tại kì họp thứ nhất (1976), Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất đã quyết định

    A. Quốc huy mang dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    B. bình thường hóa quan hệ ngoại giao với nước Mĩ Gia nhập tổ chức ASEAN.

    C. biện pháp thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.

    D. tổ chức cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước.

    Câu 26: Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam trong những năm 1975 -1976 đã

    A. tạo ra khả năng to lớn bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.

    B. đánh dấu hoàn thành thống nhất đất nước về kinh tế, chính trị, giáo dục, khoa học -kĩ thuật.

    C. đánh dấu cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đã hoàn thành.

    D. tạo cơ sở để Việt Nam gia nhập Liên bang Đông Dương.

    Câu 27: Những lực lượng nào tham gia chiến lược "Chiến tranh cục bộ"?

    A. Quân Mĩ, quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn.

    B. Quân Mĩ và quân đội Sài Gòn.

    C. Quân Mĩ, quân một số nước đồng minh của Mĩ.

    D. Quân đội Sài Gòn.

    Câu 28: Để tăng cường phòng chống dịch COVID -19 hiện nay, có điểm nào chung với việc tăng cường xây dựng hậu phương kháng chiến, trong những năm 1951-1953 của nhân dân ta.

    A. thực hiện vệ sinh phòng bệnh.

    B. tiến hành điện khí hóa nông nghiệp.

    C. Phát triển kinh tế thị trường.

    D.Tiến hành điện khí hóa nông thôn.

    Câu 29: Sau khi quân Pháp rút khỏi nước ta, Mĩ đã có âm mưu gì ở Mivới Nam?

    A. Biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa và căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Nam Á.

    B. Ủng hộ Ngô Đình Diệm lên nắm toàn bộ chính quyền.

    C. Biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của Mĩ.

    D. Trực tiếp đưa quân đội vào thay quân Pháp.

    Câu 30: Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" là

    A. bình định và tìm diệt. B. "dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương".

    C. lập "ấp chiến lược". D. "dùng người Việt đánh người Việt".

    Câu 31: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9 – 1960) đã đề ra

    A. biện pháp giải quyết những khó khăn về kinh tế, xã hội ở miền Nam.

    B. nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ của cách mạng từng phần.

    C. đường lối tiến hành công nghiệp hóa, điện khí hóa đất nước.

    D. phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là đấu tranh vũ trang đánh đổ ách thống trị của Mĩ – Diệm.

    Câu 32: Tháng 9- 1940, quân đội nước nào vào xâm lược Việt Nam?

    A. Nhật . B. Trung Hoa Dân Quốc. C. Anh D. Đức.

    Câu 33: Thắng lợi của chiến dịch nào đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam sang giai đoạn tổng tiến công chiến lược để giải phóng hoàn toàn miền Nam?

    A. Đường số 14 – Phước Long. B. Đường số 9 – Nam Lào.

    C. Tây Nguyên D. Huế - Đà Nẵng.

    Câu 34: Từ Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12- 1986), Việt Nam

    A. chuyển sang thực hiện đường lối đổi mới. B. bắt đầu thực hiện cơ chế tập trung, bao cấp.

    C. bắt đầu ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. D. đẩy mạnh thực hiện cuộc cải cách ruộng đất.

    Câu 35: Trong chiến lược "chiến tranh cục bộ" ở miền Nam (1965-1968), Mĩ sử dụng chiến lược quân

    sự mới nào sau đây?

    A. Tìm diệt. B. Thiết xa vận C. Ấp chiến lược. D. Trực thăng vận.

    Câu 36: Lực lượng đóng vai trò chủ yếu trong chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" là?

    A. Quân đội Sài Gòn.

    B. Quân Mĩ, quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn.

    C. Quân Mĩ, quân một số nước đồng minh của Mĩ.

    D. Quân Mĩ và quân đội Sài Gòn.

    Câu 37: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình Việt nam trong thời kỳ 1954-1975?

    A. Miền Nam đã được giải phóng. B. Miền Bắc đã được giải phóng.

    C. Miền Nam chưa được giải phóng. D. Đất nước bi chia cắt làm hai miền.

    Câu 38: Thắng lợi của phong trào Đồng Khởi (1959 -1960) ở miền Nam Việt Nam đã

    A. chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

    B. trực tiếp buộc Mỹ đưa quân đội tham chiến tại chiến trường miền Nam.

    C. làm phá sản chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mĩ.

    D. làm sụp đỗ hoàn toàn chính quyền tay sai ngô Đình Diệm.

    Câu 39: Cơ quan ngôn luận của Hội Liên Hiệp thuộc địa ở Pari là tờ báo nào?

    A. Búa liềm. B. Nhân đạo.

    C. Nhân dân. D. Người cùng khổ.

    Câu 40: Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây thuộc phong trào Cần Vương ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX.

    A. Hương Khê. B. Yên Thế. C.Yên Bái. D. Thái Nguyên.

     
    Hải Nguyệt Linh ThưJoens HB thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...