Bộ đề thi học sinh giỏi lịch sử lớp 10 có đáp án

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Bảo Ngọc Khánh Linh, 10 Tháng mười hai 2018.

  1. Đề nghị số 1

    TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ IX

    MÔN: LỊCH SỬ LỚP 10


    Thời gian làm bài 180 phút

    (Đề gồm 07 câu, 01 trang)


    Câu 1 :(2, 5 điểm)

    Hãy nêu những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc. Những phong tục tập quán nào của cư dân Văn Lang - Âu Lạc còn được nhân dân ta lưu giữ đến ngày nay?

    Câu 2 :(2, 5 điểm)

    Kể tên bốn cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân ta dưới thời Bắc thuộc và phân tích một cuộc khởi nghĩa có ảnh hưởng lớn đến tiến trình lịch sử nước ta sau này.

    Câu 3 :(3, 0 điểm) Phân tích nguyên nhân thắng lợi của 3 lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên ở thế kỉ XIII của nhân dân ta dưới thời Trần.

    Câu 4 :(3, 0 điểm)

    Những đặc điểm độc đáo trong nghệ thuật quân sự của khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) ?

    Câu 5 :(3, 0 điểm)

    Nghĩa quân Tây Sơn đã hoàn thành hai nhiệm vụ thống nhất đất nước và bảo vệ Tổ quốc như thế nào? Đánh giá vai trò của Quang Trung trong hai cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh.

    Câu 6 :(3, 0 điểm) Những biểu hiện nào chứng tỏ thời Lê sơ thế kỷ XV là một giai đoạn phát triển thịnh đạt của nước Đại Việt?

    Câu 7 :(3, 0 điểm) Trình bày sự phát triển giáo dục, văn học, nghệ thuật của quốc gia Đại Việt dưới thời triều đại nhà Lý và nhà Trần. Nêu nhận xét về giáo dục nước ta giai đoạn này.

    * * *Hết..

    *Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.

    SỞ GD & ĐT BẮC GIANG

    TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG

    HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

    TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ IX

    MÔN: LỊCH SỬ LỚP 10

    Thời gian làm bài 180 '

    (Đáp án gồm 07 câu, 07 trang)

    Câu 1

    Hãy nêu những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc. Những phong tục tập quán nào của cư dân Văn Lang - Âu Lạc còn được nhân dân ta lưu giữ đến ngày nay? 2, 5


    * Những nét chính về đời sống vật chất:

    - Nguồn lương thực chính là thóc gạo (gạo nếp và gạo tẻ), ngoài ra còn có các loại củ như khoai, sắn.. ; thức ăn khá phong phú: Gồm các loại rau củ, các sản phẩm của nghề đánh cá, chăn nuôi.. 0, 5

    - Nam thường đóng khố, cởi trần; nữ mặc váy, áo.. Đồ dùng trong gia đình có nhiều loại như nồi, bát, chậu.. bằng gốm và đồng thau; nhà ở của họ là những nhà sàn được làm bằng gỗ, tre, nứa, lá.. 0, 5

    * Đời sống tinh thần:

    - Có tục nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình.. ; thích đeo đồ trang sức làm bằng đá, đồng thau.. 0, 5

    - Sùng bái tự nhiên như thờ thần Mặt Trời, thần Sông.. ; thờ cúng tổ tiên, những người có công với làng nước; tục lệ cưới xin, ma chay, lễ hội khá phổ biến nhất là hội mùa..

    0, 5v* Những phong tục tập quán của cư dân Văn Lang -Âu Lạc còn được nhân dân ta lưu giữ đến ngày nay: Thờ cúng tổ tiên, những người có công; lễ nghi trong nông nghiệp..

    0, 5

    câu 2

    Kể tên bốn cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân ta dưới thời Bắc thuộc và phân tích một cuộc khởi nghĩa có ảnh hưởng lớn đến tiến trình lịch sử nước ta sau này .

    2, 5

    Bốn cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:

    + Khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40.

    + Khởi nghĩa của Lí Bí và sự thành lập nhà nước Vạn Xuân (542-603).

    + Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ đã giành thắng lợi và giành quyền tự chủ (905).

    + Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

    0, 5

    Phân tích Sự kiện Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng năm 938: Năm 931, Dương Đình Nghệ lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán, thay họ Khúc nắm quyền tự chủ.

    0, 5

    - Đầu năm 937, ông bị Kiều Công Tiễn giết hại để đoạt lấy chức Tiết độ sứ. Công Tiễn cho người sang cầu cứu vua Nam Hán. Lợi dụng cơ hội này, quân Nam Hán kéo sang xâm lược nước ta lần thứ hai.

    0, 5

    - Ngô Quyền nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La (Hà Nội), bắt giết Kiều Công Tiễn và dùng kế đóng cộc ở sông Bạch Đằng, cho quân mai phục ở hai bờ sông..

    0, 5

    Khi thủy triều lên, ông cho một toán quân ra khiêu chiến, giả vờ thua, bỏ chạy để nhử quân Nam Hán vào sâu trong bãi cọc. Vừa lúc thủy triều xuống, cọc nhô lên, ông cho quân đổ ra đánh. Thuyền giặc hốt hoảng bỏ chạy, nhưng không sao chạy nổi vì cọc nhô lên mỗi lúc một cao.

    Các thuyền của giặc bị vướng vào cọc, lại bị đánh từ nhiều phía, tan vỡ không kể xiết. Chủ tướng giặc bị giết..

    0, 5

    - Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền đã mở ra một thời đại mới-thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta..

    0, 5

    3

    Phân tích nguyên nhân thắng lợi của 3 lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên ở thế kỉ XIII của nhân dân ta dưới thời Trần.

    3, 0

    *Thế kỉ XIII, giặc Mông – Nguyên ba lần sang xâm lược nước ta (1258, 1285, 1288). Tuy nhiên, chúng đã bị quân dân nhà Trần đánh bại..

    0, 5

    - Lãnh đạo: Dưới sự chỉ huy của các vị vua anh minh và của các tướng tài năng: Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải.. là những con người hết lòng vì quốc gia, dân tộc..

    0, 5

    - Sự đoàn kết trong nội bộ triều đình (Trần Hưng Đạo và Trần Quang Khải gạt bỏ hiềm khích) và sự đoàn kết ủng hộ nhà Trần của toàn dân ta đã tạo thành sức mạnh vô địch đánh bại quân xâm lược Mông – Nguyên..

    0, 5

    - Thực hiện kế hoạch đánh giặc hợp lý, sáng tạo: Vườn không nhà trống, tránh chỗ mạnh của địch đánh vào chỗ yếu của chúng, chuyển hóa lực lượng giữa ta và địch theo hướng có lợi cho ta và cuối cùng giành chiến thắng quyết định..

    0, 5

    - Lòng yêu nước của nhân dân ta (quân sĩ khắc trên tay chữ sát thát, các bô lão đồng thanh hô đánh trong hội nghị Diên Hồng) là yếu tố quan trọng dẫn đến thắng lợi..

    0, 5

    - Quân Nguyên – Mông từ xa đến không hợp phong thổ, khí hậu lại chủ quan, kiêu căng..

    Thắng lợi của nhân dân ta dưới thời Trần trước quân Mông – Nguyên đã giữ vững được nền độc lập của dân tộc, là chiến công chói lọi trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc..

    0, 5

    4

    Những đặc điểm độc đáo trong nghệ thuật quân sự của khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) ?

    3, 0

    * Cuối thế kỷ XIV, nhà Trần suy vong. Năm 1400, nhà Hồ thành lập. Cuộc cải cách của nhà Hồ chưa mang lại kết quả như mong muốn thì quân Minh ồ ạt tiến sang xâm lược. Năm 1407, cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại, nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Minh. Hàng loạt các cuộc khởi nghĩa bùng nổ khắp nơi trong cả nước nhưng đều thất bại. Trong những năm 1418-1427, cuộc khởi Nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi, Nguyễn Trãi lãnh đạo đã bùng nổ và đánh bại quân Minh, giành lại chủ quyền cho dân tộc..

    0, 5

    *Những đặc điểm độc đáo trong nghệ thuật quân sự của khởi nghĩa Lam Sơn:

    + Sử dụng chiến thuật "vây thành diệt viện" : Nghĩa quân Lam Sơn bao vây các thành mà địch chiếm của ta để thu hút viện binh của giặc Minh đế ứng cứu, sau đó chúng ta tiêu diệt đội viện binh của địch: Tiêu biểu là: Năm 1427, chúng ta bao vây thành Đông Quan để thu hút viện binh của địch, rồi tiêu diệt chúng ở trận Chi Lăng – Xương Giang.. .

    0, 5

    * * *. + Sử dụng chiến thuật "công tâm" – đánh vào lòng người. Với tư tưởng "lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn, đem chí nhân mà thay cường bạo", nghĩa quân không chỉ lôi cuốn được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, mà còn phân hóa được lực lượng của kẻ thù, đẩy quân Minh vào thế bị động. Ví dụ: Nguyễn Trãi đã viết nhiều bức thư kêu gọi quân Minh ra hàng, làm giảm sút tinh thần chiến đấu của chúng và quân lính ở một số thành đã xin hàng như: Nghệ An..

    0, 5

    + Chủ động đánh vào Nam: Theo kế của Nguyễn Chích, năm 1424 Lê Lợi quyết định đưa quân vào đồng bằng Nghệ An. Tiến vào Nghệ An là một bước ngoặt về chiến thuật trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đây là một quyết định đúng đắn, nghĩa quân đã giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa, rồi lấy đó làm bàn đạp để giải phóng miền Bắc..

    0, 5

    + Sử dụng nghệ thuật kết thúc chiến tranh bằng nghị hòa: Năm 1427, Lê Lợi chấp nhận đề nghị giảng hòa của Vương Thông, đã tổ chức hội thề Đông Quan, tạo điều kiện cho quân Minh rút về nước, qua đó bảo tồn quan hệ hòa hiếu giữa nước ta và phương Bắc sau khi cuộc khởi nghĩa kết thúc.

    0, 5

    Khởi nghĩa Lam Sơn kết thúc thắng lợi đã giành lại chủ quyền cho đất nước ta, chứng tỏ tinh thần yêu nước bất khuất của nhân dân ta. Sau thắng lợi này nhà Lê sơ được thành lập, mở ra thời kì phát triển mới của chế độ phong kiến nước ta.

    0, 5

    5

    Nghĩa quân Tây Sơn đã hoàn thành hai nhiệm vụ thống nhất đất nước và bảo vệ Tổ quốc như thế nào? Đánh giá vai trò của Quang Trung trong hai cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh.

    3, 0

    * Nhiệm vụ thống nhất đất nước:

    - Vào giữa thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến Đàng Trong và Đàng Ngoài khủng hoảng sâu sắc.. Năm 1771, cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ ở ấp Tây Sơn (Bình Định)..

    0, 5

    - Từ 1776 -1783, quân Tây Sơn liên tục mở các cuộc tấn công vào vùng đất Gia Định, giải phóng hầu hết đất Đàng Trong và tiêu diệt lực lượng cát cứ của chúa Nguyễn.

    - Từ 1786 -1788, quân Tây Sơn tiến ra Đàng Ngoài, lật đổ chính quyền vua Lê, chúa Trịnh, làm chủ đất nước. Sự nghiệp thống nhất đất nước cơ bản hoàn thành.

    0, 5

    * Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc:

    - Kháng chiến chống quân Xiêm (1785).

    Đầu những năm 80 của thế kỷ XVIII, sau khi chính quyền chúa Nguyễn bị lật đổ.. Nguyễn Ánh chạy sang cầu cứu vua Xiêm.. quân Xiêm sang xâm lược nước ta.

    Đầu 1785, quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ đã tổ chức trận Rạch Gầm - Xoài Mút đánh tan quân Xiêm, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

    0, 5

    - Kháng chiến chống quân Thanh (1789).

    Sau khi chính quyền Lê - Trịnh bị lật đổ, Lê Chiêu Thống.. cầu cứu vua Thanh, vua Thanh đem 29 vạn quân sang xâm lược nước ta.

    Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế.. chỉ huy quân tiến ra Bắc.. chỉ trong 5 ngày đêm (từ 30 tháng Chạp Mậu Thân đến mồng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu) với cuộc hành quân thần tốc, nghĩa quân Tây Sơn đánh bại hoàn toàn quân xâm lược với chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa..

    0, 5

    * Đánh giá vai trò của của Quang Trung..

    - Trực tiếp chỉ huy kháng chiến..

    0, 5

    - Vạch ra kế hoạch đánh địch đúng đắn, sáng tạo, bất ngờ chắc thắng.

    - Huy động nhân dân, đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh toàn dân tộc..

    0, 5

    6

    Những biểu hiện nào chứng tỏ thời Lê sơ thế kỷ XV là một giai đoạn phát triển thịnh đạt của nước Đại Việt?

    3, 0

    - Vương triều Tây Sơn được thành lập sau thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn.. thời Lê sơ đạt đến trình độ cao về các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa..

    0, 5

    * Những biểu hiện:

    - Nhà nước quân chủ được hoàn thiện và phát triển đến đỉnh cao . Chính quyền trung ương do vua đứng đầu.. ; quan lại tuyển chọn chủ yếu qua giáo dục, thi cử.. ; một bộ luật mới được ban hành.. ;quân đội được tổ chức chặt chẽ..

    0, 5

    - Khôi phục và phát triển kinh tế:

    + Nhà nước và nhân dân ra sức khôi phục và phát triển kinh tế.. nhanh chóng ổn định được cuộc sống. Nhà nước ban hành chính sách quân điền.. ; hệ thống đê sông được sửa đắp, kênh mương được nạo vét..

    0, 5

    + Thủ công nghiệp và thương nghiệp dần dần được phục hồi và phát triển.. hàng hóa nhiều, nhiều chợ mọc lên.. nhiều làng thủ công mới hình thành..

    0, 5

    - Trong lĩnh vực văn hóa:

    + Nho giáo giữ địa vị độc tôn, nền giáo dục Nho học trỏ lên thịnh đạt. Quốc Tử Giám được mở rộng..

    0, 5

    + Phật giáo, Đạo giáo thành tôn giáo trong nhân dân. Ở các xóm làng, nhân dân xây dựng, làm mới nhiều ngôi chùa, đền.

    Văn học chữ Hán, chữ Nôm phát triển mạnh, một số bộ sử được biên soạn..

    0, 5

    7

    Trình bày sự phát triển giáo dục, văn học, nghệ thuật của quốc gia Đại Việt dưới thời triều đại nhà Lý và nhà Trần. Nêu nhận xét về giáo dục nước ta giai đoạn này.

    3, 0

    * Giáo dục:

    - Năm 1070, nhà Lý cho lập Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long; năm 1075, tổ chức khoa thi đầu tiên..

    0, 5

    - Thời Trần các khoa thi tổ chức đều đặn hơn. Năm 1247, nhà Trần đặt lệ "tam khôi"

    0, 5

    * Văn học:

    - Văn học dân tộc được định hình và ngày càng phát triển, hàng loạt bài thơ, bài hịch nổ tiếng ra đời như: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ..

    0, 5

    - Thế kỷ XI - XII, chữ Nôm ra đời, văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển..

    0, 5

    * Nghệ thuật: Nghệ thuật kiến trúc có bước phát triển mới, công trình Phật giáo được xây dựng ở khắp nơi.. bên cạnh đó có nhiều công trình kieend trúc chịu ảnh hưởng của Nho giáo.. ; nghệ thuật điêu khắc tinh tế, độc đáo.. ; nghệ thuật sân khấu đa dạng..

    0, 5

    * Nhận xét về giáo dục:

    - Đào tạo quan lại và nhân tài cho đất nước, nâng cao dân trí.. Giáo dục được quan tâm, vị trí Nho giáo dần được nâng cao..

    - Nội dung giáo dục thiên về thiên văn, đạo đức, chính trị.. không tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.

    0, 5

    * * * Hết..

    ĐỀ ĐỀ NGHỊ 2

    Câu 1 :(2, 5 điểm)


    Thành tựu của nền văn minh Văn Lang – Âu Lac? Vị trí của văn minh Văn Lang – Âu Lạc đối với lịch sử dân tộc?

    Câu 2: (2, 5 điểm)

    Kể tên 4 cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân ta dưới thời Bắc thuộc? Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa có ảnh hưởng lớn đến tiến trình lịch sử nước ta sau này?

    Câu 3 (3 điểm)

    Khái quát về các cuộc kháng chiến chống quân Mông –Nguyên thời Trần? Nét độc đáo của nghệ thuật quân sự thể hiện qua các cuôc kháng chiến này?

    Câu 4: (3 điểm)

    Phân tích công lao của vương triều Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc ta?

    Câu 5: (3 điểm)

    Phân tích nguyên nhân thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh của khởi nghĩa Lam Sơn?

    Câu 6: (3 điểm)

    Tại sao nói thời Lê Sơ thế kỷ XV là một giai đoạn phát triển thịnh đạt của nước Đại Việt?

    Câu 7: (3 điểm)

    Sự phát triển của giáo dục Đại Việt qua các thời Lý, Trần, Lê Sơ? Điểm giống nhau cơ bản về giáo dục về giữa các thời kì này.

    * * * Hết -

    PHẦN ĐÁP ÁN:

    Câu 1 :(2, 5 điểm)

    * Cơ sở hình thành:

    + ĐKTN thuận lợi: Có sông, đát đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm mưa nhiều..

    + Kĩ thuật sản xuất: Xuất hiện công cụ bằng đồng và sắt.

    + XH: Có cộng đồng dân cư là người Tây Âu và Việt Cổ.

    *Thành tựu:

    - Đời sống vật chất: 0, 5 đ

    + Chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp lúa nước.. à qui định tính cách, bản chất của người Việt.

    + Ngoài ra còn có các nghề thủ công truyền thống.

    + Người Việt cổ sống ở nhà sàn tre, thoáng mát, thức ăn đạm bạc.

    - Đời sống tinh thần: 0, 5 đ

    + Rất phong phú, đặc sắc, cộng đồng làng xóm bền chặt, giúp đỡ lẫn nhau, ưa thích lễ hội ca hát, thích hóa trang.

    + Có tục lệ thờ cúng tổ tiên, thần linh và các vị anh hùng.

    * Vị trí của nền văn minh VL-Al trong lịch sử dân tộc Việt Nam. 0, 5 đ

    Nền văn minh này phác họa nên bản sắc và truyền thống ban đầu của người Việt tạo dựng nền móng cho toàn bộ đời sống KT-VH Việt Nam qua các thời kỳ sau. Và bản sắc truyền thống đó trong người Việt vẫn được gìn giữ qua 1 ngàn năm Bắc thuộc mà không bị đồng hóa và trong thời ký giành được quyền tự chủ thì giá trị truyền thống đó lại trỗi dậy và phát triển.

    Câu 2 :(2, 5 điểm)

    * 4 cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: 1, 5 đ

    - Khởi nghĩa Hai Bà Trưng 40

    - Khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nước Vạn Xuân (542 - 603)

    - Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ đã giành thắng lợi và dựng quyền tự chủ.

    - Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng 938

    * Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng:

    Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã mở ra một giai đoạn mới cho dân tộc ta – thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta.

    Câu 3 :(3 điểm)

    * Khái quát ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên (1258, 1285, 1287 – 1288) ; Lãnh đạo: Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải.. ; Trận đánh chiến lược: Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Bạch Đằng.

    * Nét độc đáo của nghệ thuật quân sự. 2 đ

    - Nhà Trần đã tổ chức hai cuộc hội nghị quan trọng: Hội nghị quân sự ở Bình Than (10/1282), hội nghị các bô lão trong cả nước ở Diên Hồng..

    - Giai đoạn rút lui "vườn không nhà trống"

    - Nghệ thuật quân sự của quân dân thời trần là phối hợp chặt chẽ giữa quân đội nhà vua và dân binh..

    - Quãng sông Bạch Đằng.. có đủ điều kiện cần thiết..

    - Chiến thắng Bạch Đằng là kết quả của sự phối hợp có hiệu quả giữa thủy quân và bộ binh..

    Câu 4: (3 điểm)

    * Nguyên nhân: Giữa thế kỷ XVIII chế độ PK ở cả Đàng Ngoài, Đàng Trong khủng hoảng sâu sắc. Năm 1771, khởi nghĩa nông dân bùng lên ở Tây Sơn (Bình Định). 0, 5 đ

    * Công lao:

    - Thống nhất đất nước: 0, 5 đ

    + Từ một cuộc khởi nghĩa nhanh chóng phát triển thành phong trào lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong và tiêu diệt lực lượng cát cứ của chúa Nguyễn.

    + Từ 1786 – 1788 nghĩa quân tiến ra Bắc lật đổ tập đoàn Lê – Trịnh thống nhất đất nước.

    - Đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc:

    + Chống xâm lược Xiêm: 0, 5 đ

    Lợi dụng cơ hội Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm tổ chức các đạo quân chủ lực gồm 5 vạn người đánh vào Gia Định.

    T1/1785, Nguyễn Huệ đã lãnh đạo nhân dân ta đánh tan 5 vạn quân Xiêm tại Rạch Gầm – Xoài Mút.

    Quân Tây Sơn tấn công quét sạch quân xâm lược Xiêm ra khỏi bờ cõi, đập tan tham vọng của vua Xiêm đối với phần lãnh thổ cực Nam của nước ta.

    + Chống quân Thanh:

    Vua Lê Chiêu Thống cầu viện quân Thanh kéo sang nước ta.

    Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung chỉ huy quân tiến ra Bắc.

    Mùng 5 Tết 1789 nghĩa quân Tây Sơn dành chiến thắng vang dội ở Ngọc Hồi – Đống Đa, tiến vào Thăng Long đánh bại hoàn toàn quân xâm lược.

    PT nông dân TS đã bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

    - Những chính sách tiến bộ để phát triển đất nước: Khuyến khích nhân dân sản xuất, sử dụng chữ Nôm.. 0, 5đ

    Câu 5: (3 điểm)

    Phân tích nguyên nhân thắng lợi của KN Lam Sơn:

    - Là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc mang tính nhân dân rộng rãi:

    + Bộ tham mưu..

    + Sức mạnh của lòng yêu nước, tình đoàn kết..

    + Đông đảo nhân dân tham gia.

    - Bộ tham mưu, lãnh đạo tài giỏi.. 0, 5đ

    - Chủ trương đánh lâu dài, vận dụng sang tạo vào điều kiện cụ thể (Vây thành, diệt viện, đánh vào long người, kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao) 1 đ

    - Tư tưởng nhân nghĩa "Sửa hòa hiếu cho 2 nước, tắt muôn đời chiến tranh" 0, 5đ

    Câu 6: (3 điểm)

    Biểu hiện thời kỳ Lê Sơ là giai đoạn phát triển thịn đạt của nước Đại Việt:

    - Nhà nước quân chủ được hoàn thiện và phát triển đến đỉnh cao:

    + 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, sáng lập ra nhà Lê..

    + Bộ máy nhà nước.. đặc biệt là với cải cách của Lê Thánh Tông.

    + Ban hành bộ luật Quốc triều hình luật.

    + Quân đội được tổ chức chặt chẽ, trang bị vũ khí đầy đủ.

    - Kinh tế được khôi phục và phát triển:

    + Nông nghiệp; có những chính sách để khuyến khích nhân dân khôi phục sx.. Đời vua Thái Tổ, Thái Tông/ Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn.

    + Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển: Kinh thành Thăng Long với 36 phố phường; nhiều làng thủ công mới hình thành; buôn bán tấp nập;..

    - Tư tưởng, văn hóa:

    + Nho giáo giữ vị trí độc tôn, giáo dục Nho học thành đạt

    + Phật giáo, Đạo giáo trở thành tôn giáo trong nhân dân

    + Văn học Hán, Nôm cũng được phát triển mạnh..

    Câu 7: (3 điểm)

    * Sự phát triển của giáo dục Đại Việt qua các thời Lý, Trần, Lê:

    + Chữ hán trở thành chữ viết chính thức. Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập "Văn Miếu"

    + Năm 1075, nhà Lý tổ chức "thi Minh kinh bác học và nho học tam trường" + Thời Trần các khoa thi được tổ chức đều đặn hơn. Năm 1247, nhà Trần đặt lệ lấy "Tam khôi"

    + Năm 1396, các kì thi được hoàn chỉnh..

    + Đào tạo nhiều tri thức tài giỏi cho đất nước như Nguyễn Hiền, Nguyễn trãi. Nho giáo độc tôn..

    +Thời lê, Nho giáo được tôn vinh. Giáo dục Nho học thịnh đạt. Trường Quốc Tử Giám được mở rộng cho con em quan lại đến học. Các khoa thi được tổ chức đều đặn: Cứ ba năm có một kì thi Hội ở kinh đô để chọn nhân tài. Tất cả mọi người dân có học có lí lịch rõ ràng đều được đi thi.

    + Những người đỗ Tiến sĩ đều được khắc tên vào bia đá dựng ở Văn Miếu và được "vinh quy, bái tổ". Nhiều trí thức đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng đất nước. Số người đi học tăng lên gấp nhiều lần so với thời Lý- Trần..

    * Điểm giống nhau cơ bản về giáo dục (nội dung và tác dụng)

    + Nội dung giáo dục: Chủ yếu là "Tứ thư" và "Ngũ kinh" mà người Việt học thuộc lòng kèm theo những lời giải thích.

    + Tác dụng: Đào tạo quan lại và trí thức tài giỏi.

    ĐỀ ĐỀ NGHỊ SỐ 3

    SỞ GD&ĐT QUẢNG NINH


    ĐỀ ĐỀ NGHỊ

    TRƯỜNG THPT

    CHUYÊN HẠ LONG

    TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ IX

    NĂM 2013

    [​IMG]

    MÔN THI: LỊCH SỬ

    KHỐI 10

    (Thời gian: 180' không kể thời gian giao đề)

    ( Đề thi gồm 7 câu trong 01 trang)

    Câu 1 :(2, 5 điểm)

    Cơ sở hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc

    Câu 2 :(2, 5 điểm)

    Hãy nêu ý nghĩa các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống phong kiến phương Bắc.

    Câu 3 :(3 điểm)

    Lòng yêu nước, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của toàn quân, toàn dân ta thể hiện như thế nào qua các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thế kỉ XIII?

    Câu 4 :(3 điểm)

    Hãy nêu đặc điểm cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? So sánh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với cuộc kháng chiến thời Lý – Trần

    Câu 5 :(3 điểm)

    Tóm tắt diễn biến chiến dịch giải phóng Thăng Long vào tết Kỉ Dậu (1789) của nghĩa quân Tây Sơn. Qua đó hãy phân tích nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Thanh.

    Câu 6 :(3 điểm)

    Những việc làm nào thời Lê sơ thế kỉ XV giúp cho Nhà nước quân chủ đạt đến đỉnh cao? Đánh giá cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông?

    Câu 7 :(3 điểm)

    Bằng những kiến thức đã học, em hãy chứng minh Văn hóa Thăng Long thời Lý – Trần rất phong phú và đa dạng?

    HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM

    Câu

    Nội dung

    Điểm

    Câu 1

    (2, 5đ)

    Cơ sở hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc:

    * Những chuyển biến trong đời sống kinh tế:

    - Vào nửa thiên niên kỉ I TCN, công cụ lao động bằng đồng thau trở nên phổ biến, con người còn biết rèn sắt à khai phá các vùng châu thổ thành những cánh đồng màu mỡ với nền kinh tế kinh nông nghiệp trồng lúa nước sử dụng sức kéo của trâu bò.

    - Ngoài ra cư dân Đông Sơn còn săn bắn, chăn nuôi, đánh cá

    - Thủ công nghiệp phát triển vơi các nghề làm đồ gốm, đúc đồng

    À Có sự phân công lao động trong xã hội giữa nông nghiệp và thủ công công nghiệp

    * Chuyển biến về xã hội:

    Từ thời Phùng Nguyên đã bắt đầu có hiện tượng phân hóa xã hội giữa giàu và nghèo. Thời Đông Sơn mức độ phân hóa xã hội ngày càng phổ biến hơn à Các công xã nông thôn (làng, xóm) và các gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ ra đời.

    * Do có điều kiện tự nhiên phong phú, vị trí địa lý thuận lợi nên yêu cầu trị thủy, thủy lợi và yêu cầu chống ngoại xâm sớm ra đời.

    =>Kết luận: Những điều kiện đó đã dẫn đến sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc - cơ sở hình thành nên nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc

    0, 5

    0, 25

    0, 25

    0, 25

    0, 5

    0, 5

    0, 25

    Âu 2

    (2, 5đ)

    Ý nghĩa các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống phong kiến phương Bắc:

    - Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40: là cuộc khởi nghĩa đầu tiên đã cổ vũ tinh thần đấu tranh chống ách đô hộ phong kiến phương Bắc của nhân dân Âu Lạc. Đây là sự trỗi dậy của ý thức dân tộc, ý thức tự chủ của nhân dân ta và khẳng định khả năng, vai trò to lớn của phụ nữ Việt Nam trong đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc là mốc bản lề xây dựng chính quyền độc lập tự chủ, khôi phục sự nghiệp xưa của vua Hùng.

    - Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí và sự thành lập nước Vạn Xuân: đây là sự kiện lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc ta, người Việt đã tự xây dựng cho mình một tổ chức nhà nước mới theo chế độ Trung ương tập quyền. Với sự kiện Lý Nam Đế xưng vương, đặt Quốc hiệu đã đặt nước ta ngang tầm với các triều đại phong kiến Trung Quốc. Mốc đột phá quan trọng trong lịch sử đấu tranh bền bỉ chống Bắc thuộc của nhân dân ta.

    - Cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ năm 905 ở Tống Bình: đặt cơ sở cho nền độc lập bền lâu của dân tộc, đánh dấu mốc thắng lợi oanh liệt, vẻ vang của phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta trong hơn 1000 năm Bắc thuộc

    - Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền: là chiến công vang dội đến ngàn thu, kết thúc ách đô hộ của phong kiến phương bắc, mở ra thời đại mới – thời đại độc lập tự chủ của dân tộc về lâu dài.

    À Kết luận: Các cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta trong suốt 10 thế kỉ chịu ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc đã chứng tỏ tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc. Đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc, được kết tinh lại trong chiến thắng vẻ vang của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng năm 938

    0, 5

    0, 5

    0, 5

    0, 5

    0, 5

    Câu 3 (3 đ)

    * Khái quát hoàn cảnh lịch sử:

    - Thế kỉ XIII, trên bước đường ổn định và phát triển đất nước dưới thời Trần, nhân dân Đại Việt lại phải đương đầu với một cuộc thử thách lớn lao kéo dài suốt 30 năm. Quân Mông – Nguyên đã ba lần đánh xuống nước ta.

    - Dưới sự chỉ huy của các vị vua Trần: Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông.. cùng hàng loạt các vị tướng giỏi như Trần Khánh Dư, Trần Quốc Tuấn.. nhân dân ta đã chiến đấu dũng cảm, quyết tâm bảo vệ tổ quốc.

    * Lòng yêu nước, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của toàn quân toàn dân:

    - 1282 nhà Trần triệu tập hội nghị Bình Than- hội nghị của các quý tốc và tướng lĩnh các cấp trong triều đình nhằm thắt chặt khối đoàn kết từ tầng lớp trên trong xã hội.

    - 1285 hội nghị Diên Hồng tạo cơ sở vững chắc để xây dựng khối đoàn kết nhất trí to lớn của toàn dân, biến quyết tâm của triều đình thành quyết tâm của các dân tộc, là một trong những đỉnh cao của nghệ thệ tập hợp lực lượng toàn dân.

    - Lời hịch của Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo đã thổi bùng lên ngonh lửa căm thù, lòng quyết tâm giết giặc của quân dân ta.

    - Kinh thành Thăng Long 3 lần bị vó ngựa Mông – Nguyên dày xéo, bộ chỉ huy kháng chiến có lúc bị kẹp giữa hai "gọng kìm" của địch, nhưng với tinh thần "sát thát", thực hiện kế "thanh dã" chủ động đối phó với mọi âm mưu của giặc quân và dân Đại Việt đã đánh bại quân xâm lược, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

    - Chiến thắng Bạch Đằng vang dội, mãi đi vào lịch sử như biểu tượng của truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc:

    Xã tắc hai phen chồn ngựa đá

    Non sông nghìn thưở vững âu vàng

    0, 25

    0, 25

    0, 5

    0, 5

    0, 5

    0, 5

    0, 5

    Câu 4 (3đ)

    *Đặc điểm của khởi nghĩa Lam Sơn:

    a. Đặc điểm cuộc KN Lam Sơn:

    · Cuộc KN Lam Sơn được dấy lên khi đất nước ta đang chịu ách cai trị vô cùng hà khắc, tàn nhẫn của nhà Minh

    · Cuộc khởi nghĩa kéo dài gian khổ, nhiều lần bị giặc Minh bao vây nguy khốn :3 lần phải rút lên núi Chí Linh, Lê Lai đóng giả Lê Lợi cùng 500 quân cảm tử để giải vây cho bộ chỉ huy quân Lam Sơn. Cuộc KN phải chuyển căn cứ và mở rộng từ Lam Sơn - Thanh Hóa ra vùng Nghệ An, cũng giành được những thắng lợi giòn rã (Tân Bình, Thuận Hóa, Chi Lăng, Xương Giang), lật đổ ách thống trị của nhà Minh giành độc lập dân tộc.

    · Cuộc KN đã quy tụ được nhiều ng tài tướng giỏi như Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích, Trần Nguyên Hãn..

    · Cuộc KN nhận được sự ủng hộ đông đảo của các tầng lớp nhân dân. Cuộc KN mang tính chất giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân sâu sắc.

    · Kết thúc cuộc chiến rất độc đáo bằng nghị hòa và thương lượng, giành lại nền độc lập cho dân tộc.

    · Cuộc KN từ đầu đến cuối đã thể hiện tư tưởng nhân nghĩa không muốn dùng chiến tranh, không muốn dùng bạo lực, muốn giữ quan hệ láng giềng bền vững tốt đẹp

    * So sánh:

    · Giống nhau:

    + Đều là những cuộc chiến tranh vì nền độc lập dân tộc và giành được thắng lợi

    +Cả 2 cuộc KN, KC đều được sự ủng hộ, nhất trí, đồng lòng đồng tâm từ người lãnh đạo cao nhất đến toàn thể nhân dân.

    · Khác nhau:

    + Tổ chức kháng chiến:

    · thời Lý – Trần tổ chức cuộc kháng chiến có nhiều thuận lợi: Có chính quyền độc lập, tự chủ, có điều kiện thực hiện việc đoàn kết dân tộc, có quân đội hùng mạnh.

    · Khởi nghĩa Lam Sơn: Tổ chức khởi nghĩa có nhiều khó khăn: Chính quyền độc lập tự chủ đã mất, phải bí mật dấy binh khởi nghĩa, bị chính quyền đô hộ nhà Minh đàn áp và có có danh nghĩa chính thức để kêu gọi tập hợp nhân dân.

    + Các thức tiến hành cuộc kháng chiến và khởi nghĩa:

    · Thời Lý – Trần: Chủ động buộc kẻ thù đánh theo cách đánh của ta như nhà Lý ta chủ động tiến đánh Ung Châu, Khâm Châu và Liêm Châu rồi tút về lập phòng tuyến trên sông Như Nguyệt, nhà Trần tránh thế mạnh của kẻ thù thực hiện kế "thanh dã", rồi đánh tập kích tiêu hao sinh lực địch như Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Bạch Đằng

    · KN Lam Sơn: Lúc đầu bị động, giai đoạn sau giành thế chủ động

    + Cách kết thúc chiến tranh

    · Nhà Trần dùng chiến thắng quân sự để đè bẹp ý chí xâm lược của kẻ thù

    · KN Lam Sơn: Chủ động giảng hòa, mở hội thề Đông Quan, giữ được mối quan hệ hòa hiếu giữa nước ta với nhà Minh

    0, 25

    0, 25

    0, 25

    0, 25

    0, 25

    0, 25

    0, 25

    0, 5

    0, 5

    0, 25

    Câu 5 (3đ)

    *Diễn biến chiến dịch giải phóng Thăng Long (1789)

    - Sau chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút, Nguyễn Huệ đã vượt sông Gianh lũy Thầy tiến quân ra Thăng Long lật đổ chính quyền vua Lê – chúa Trịnh, lập lại nền thống nhất. Trong bước đường cùng vua Lê Chiêu Thống cho người sang cầu cứu nhà Thanh. Vua Càn Long đã huy động 29 vạn quân do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy theo sự chỉ dẫn của vua tôi Lê Chiêu Thống tiến sang nước ta với danh nghĩa giúp nhà Lê đánh quân Tây Sơn (1788).

    - Tháng 11/1788 quân Thanh theo 4 đường tiến đánh nước ta. Quân Tây Sơn ở Bắc Hà phải tạm rút lui về phòng tuyến Tam Điêpk – Biện Sơn.

    - Sau khi nhận được tin quân Thanh xâm lược, tháng 12/1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu Quang Trung chỉ huy đại quân thần tốc tiến ra Bắc. Trên đường hành quân, nghĩa quân đi đến đâu cũng được sự ủng hộ của nhân dân.

    - Đêm 30 từ Tam Điệp – Biện Sơn năm mũi tấn công của quân Tây Sơn xuất phát. Mồng 5 tết Kỉ Dậu nghĩa quân mở cuộc tổng công kích các đồn Ngọc Hồi, Đống Đa nhanh chóng đập tan hệ thống phòng ngự then chốt của ịch, tiến vào giải phóng Thăng Long.

    - Trong vòng 5 ngày ta đã tiêu diệt được 29 vạn quân Thanh. Đất nước sạch bóng quân thù.

    * Nghệ thuật của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Thanh:

    Ông là người lãnh đạo tài ba với tầm nhìn chiến lược, xây dựng kế hoạch đánh địch một cách đúng đắn, sáng tạp, bất ngờ, chắc thắng

    - Biết cơ động lực lượng, hành quân thần tốc và linh hoạt.

    - Chủ động tiến công liên tục, bất ngờ, áp đảo, tiêu diệt kẻ thù.

    - Chọn thời điểm tấn công: Tết Kỉ Dậu – là lúc địch chủ quan, lơ là, mất cảnh giác nhất.

    - Sử dụng nhiều binh chủng và tổ chức hợp đồng binh chủng trong tác chiến rất tài tình (ví dụ: Trận Ngọc Hồi sử dụng các binh chủng: Kị binh, tượng binh, bộ binh)

    - Sử dụng nhiều loại vũ khí độc đáo tạo nên hỏa lực mạnh.

    0, 25

    0, 25

    0, 5

    0, 5

    0, 25

    9, 25

    0, 25

    0, 25

    0, 25

    0, 25

    Câu 6 (3đ)

    *Những việc làm thời Lê sơ thế kỉ XV giúp cho Nhà nước quân chủ đạt đến đỉnh cao:

    - Những năm 60 vua Lê Thánh Tông đã tiến hành một cuộc cải cách hành chính:

    + Ở Trung ương: Các chức Tể tướng và đại hành khiển bị bãi bỏ, vua trực tiếp quyết định mọi việc. Lập ra 6 bộ (), trực tiếp cai quản mọi việc và chịu trách nhiệm trước vua. Các cơ quan như: Ngự sử đài, hàn lâm viện có quyền hành cao hơn trước.

    + Ở địa phương: Chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên, mỗi đạo thừa tuyên do 3 ti phụ trách: Dân sự, quân sự và an ninh. Dưới đạo là phủ, huyện, châu, xã

    - Quan lại được tuyển chọn thông qua thi cử

    - Luật pháp: Quốc triều hình luật được ban hành với hơn 700 điều, mang tính dân tộc sâu sắc

    - Quân đội: Tổ chức chặt chẽ theo chế độ "ngụ binh ư nông", được trang bị vũ khí đầy đủ

    - Chính sách đối nội và đối ngoại:

    + Đối nội: Tiếp tục củng cố khối đoàn kết các dân tộc trong nước, phong chức tước cho ng có công

    + Đối ngoại: Vừa cứng rắn vừa mềm dẻo: Duy trì quan hệ láng giềng tốt đẹp

    * Đánh giá cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông?

    - Đây là cuộc cải cách hành chính lớn nhất thế kỉ XV.

    - Những cải cách trên mang tính toàn diện, sâu sắc. Cuộc cải cách này đảm bảo sự thống nhất trong chính quyền từ trung ương đến địa phương, làm cho tổ chức bộ máy nhà nước ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn, là sự hoàn chỉnh bộ máy nhà nước phong kiến trung ương tập quyền.

    - Cuộc cải cách đã tạo điều kiện ổn định về chính trị, phát triển về kinh tế, đưa đất nước thời Lê sơ phát triển đến đỉnh cao.

    0, 5

    0, 25

    0, 25

    0, 25

    0, 25

    0, 25

    0, 25

    0, 25

    0, 5

    0, 25

    Câu 7 (3đ)

    Chứng minh văn hóa Thăng Long thời Lý – Trần phong phú và đa dạng:

    - Tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng:

    + Nho giáo: Được giai cấp thống trị tiếp nhận và từng bước nâng cao

    + Phật giáo: Được truyền bá sâu rộng, ngày càng thấm sâu hơn vào cuộc sống tinh thần của nhân dân, được giai cấp thống trị tôn sùng. Nhiều nhà sư như Ngô Chân Lưu, Đỗ Thuận, Vạn Hạnh tham gia vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Một số vị vua thời Lý, Trần tìm đến phật giáo.

    + Đạo giáo: Được truyền bá trong nhân dân, hòa nhập với tín ngưỡng dân gian.

    + Các tín ngưỡng thời cúng tổ tiên, thờ người có công với đất nước, thờ thần núi, thần sông, thờ các hiện vật cũng ngày càng phổ biến.

    - Giáo dục, văn học, nghệ thuật

    + Giáo dục: Được nhà nước quan tâm:

    · Thời Lý chữ Hán trở thành chữ viết chính thức. Năm 1070 vua Lý Thành Tông lập Văn Miếu ở Thăng Long thờ Khổng Tử và 72 vị học trò. Năm 1075 nhà Lý tổ chức thi Minh kinh bác học và Nho học tam trường.

    · Thời Trần: Các khoa thi được tổ chức đều đặn: Năm 1247 nhà Trần đặt lấy lệ "tam khôi", quy định rõ nội dung học tập, mở rộng trường Quốc tử giám cho con em quý tộc và quan chức đến học. Năm 1396 các kì thi được hoàn chỉnh,

    + Văn học:

    · Văn học chữ Hán phát triển, hàng loạt các bài hịch, bài phú nổi tiếng như Hịch tướng sĩ, Bạch Đằng giang phú, các tập thơ của Trần Nhân Tông, Trần Quang Khải.. đậm đà tình cảm yêu nước, niềm tự hào dân tộc, đánh dấu sự hình thành văn học dân tộc.

    · Xuất hiện một vài truyện kí như Lĩnh Nam chích quái

    · TK XI – XII chữ Nôm ra đời trên cơ sở chữ Hán. Một số nhà thơ Nôm thời Trần, Hồ xuất hiện.

    + Nghệ thuật:

    · Kiến trúc: Kinh đô Hoa Lư, Thăng Long với nhiều cung điện, đền đài với các công trình kiến trúc độc đáo như chùa Diện Hựu, tháp Báo Thiên..

    · Điêu khắc: Tinh tế, độc đáo với nhiều hình loại khác nhau

    · Sân khấu: Chèo, tuồng phát triền cùng ca nhạc múa rối nước..

    - Khoa học kĩ thuật:

    + Sử học: Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt sử lược

    + Khoa học quân sự: Binh thư yếu lược, Hồ Nguyên Trừng sáng chế súng thần cơ và đóng được tàu chiến lớn

    + Thiên văn học: Sáng chế được các dụng cụ khảo sát hiện tượng trời, đất, soạn lịch..

    0, 25

    0, 25

    0, 25

    0, 25

    0, 5

    0, 5

    0, 5

    0, 5

    ĐỀ ĐỀ NGHỊ SỐ 3

    Câu 1 :(2, 5 điểm)

    Nều văn minh Văn Lang – Âu Lạc hình thành dựa trên những cơ sở nào?

    Tại sao gọi là nền văn minh bản địa?

    Câu 2 :(2, 5 điểm)

    Hãy nêu những đóng góp của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Khúc Thừa Dụ và Ngô Quyền trong cuộc đấu tranh giành độc lập ở thời Bắc thuộc.

    Câu 3 :(3, 0 điểm)

    Tại sao thời Trần, nhân dân lại sẵn sàng đoàn kết với triều đình chống giặc giữ nước? Phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên thế kỉ XIII.

    Câu 4 :(3, 0 điểm)

    Khởi nghĩa Lam Sơn có đặc điểm như thế nào và có gì khác so với các cuộc kháng chiến thời Lý, Trần?

    Câu 5 :(3, 0 điểm)

    Cuối thế kỉ XVIII, nước ta thống nhất trong hoàn cảnh nào? Đánh giá công lao của phong trào Tây Sơn qua việc thống nhất đất nước và vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh

    Câu 6 :(3, 0 điểm)

    Từ thế kỉ X – XV, ở nước ta bộ máy nhà nước quân chủ phong kiến của triều đại nào đạt tới sự phát triển và hoàn chỉnh? Những biểu hiện chứng tỏ sự phát triển hoàn thiện của nhà nước đó?

    Câu 7 :(3, 0 điểm)

    Thời Lý, Trần có những công trình kiến trúc đặc sắc nào? Hãy phân tích và đánh giá nét độc đáo của nghệ thuật kiến trúc Đại Việt?

    * * *Hết..

    Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

    Họ và tên thí sinh: . Số báo danh..

    ĐÁP ÁN THI OLYMPIC LỊCH SỬ 10

    Lần thứ XI – Năm 2013

    Thời gian: 180phút (không kể thời gian giao đề )

    -

    ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM

    Câu1 (2, 5 đ)

    Nều văn minh Văn Lang – Âu Lạc hình thành dựa trên những cơ sở nào? Tại sao gọi là nền văn minh bản địa?


    -Cơ sở hình thành..

    + Bắt nguồn từ nền văn hóa tiền sử Sơn Vi, Hòa Bình.. và qua diễn biến văn hóa vật chất phát triển liên tục từ sơ kì thời đại đồng thau đến thời đại đồ sắt.. đỉnh cao là văn hóa Đông Sơn.

    +Trên cơ sở đấu tranh thống nhất giữa các bộ lạc với nền văn minh khác nhau để từng bước thống nhất trong nền văn minh văn hóa đa dạng mang đậm bản sắc dân tộc..

    0, 5

    0, 5

    - Tại sao..

    +Hình thành theo lưu vực các con sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Cả với đất phù sa màu mỡ..

    +Là khu vực nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều đã tạo điều kiện tự nhiên thuận lợi cho định cư và sản xuất lâu dài..

    + Đó là nền văn minh bản địa của người Việt cổ tồn tại sớm nhất trên đất nước Việt Nam với quốc gia sơ khai đầu tiên..

    0, 5

    0, 5

    0, 5

    Câu 2 (2, 5 đ)

    Những đóng góp của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Khúc Thừa Dụ và Ngô Quyền trong cuộc đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc.

    - Trong 1000 năm Bắc thuộc.. nhân dân Âu Lạc liên tiếp vùng dậy đấu tranh giành độc lập dân tộc, tiêu biểu:

    - Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 mở đầu cho cuộc đấu tranh chống áp bức đô hộ của nhân dân ta, khẳng định vai trò của người phụ nữ trong đấu tranh chống ngoại xâm.

    - Cuộc khởi nghĩa Lý Bí năm 542, khẳng định sự trưởng thành về ý thức dân tộc, đánh dấu bước phát triển của phong trào đấu tranh giành độc lập sau hơn 500 năm..

    - Cuộc khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ năm 905, đánh dấu thắng lợi về căn bản trong cuộc đấu tranh giành độc lập.. tạo điều kiện đi đến thắng lợi hoàn toàn..

    - Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938, góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập tự chủ, mở ra một thời đại mới – thời đại độc lập, tự chủ lâu dài..

    0, 5

    0, 5

    0, 5

    0, 5

    5

    3

    (3, 0 đ)

    Tại sao thời Trần, nhân dân lại sẵn sàng đoàn kết với triều đình chống giặc giữ nước? Phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên..

    - Sở dĩ nhân dân sẵn sàng.. vì:

    + Nhân dân ta vốn có tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc nên sẵn sàng tham gia kháng chiến bảo vệ nền độc lập tự chủ..

    + Các chính sách kinh tế của nhà Trần đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.. tạo được sự gắn bó đoàn kết giữa nhân dân với triều đình..

    + Có nội bộ vương triều thống nhất và đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn sáng tạo.. ý chí quyết chiến đoàn kết nhân dân chống ngoại xâm của nhà Trần.

    0, 5

    0, 5

    0, 5

    -Phân tích ý nghĩa..

    + Đập tan tham vọng và ý đồ xâm lược Đại Việt của nhà Nguyên. Bảo vệ nền độc lập toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền đất nước.

    +Khẳng định sức mạnh ý chí của dân tộc, củng cố niềm tin của nhân dân và góp phần xây đắt truyền thống quân sự chống ngoại xâm của cha ông ta..

    +Góp phần ngăn chặn âm mưu thôn tính xâm lược những miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt.

    0, 5

    0, 5

    0, 5

    4

    (3, 0 đ)

    Khởi nghĩa Lam Sơn có đặc điểm như thế nào và có gì khác so với các cuộc kháng chiến thời Lý, Trần.

    *Đặc điểm..

    - Khởi nghĩa nổ ra khi đất nước đang chịu ách cai trị hà khắc của nhà Minh..

    - Từ một cuộc khởi nghĩa địa phương phát triển thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Quy tụ được người tài, tướng giỏi và nhận được sự ủng hộ của nhân dân.. mang tính chất giải phóng dân tộc và tính nhân dân sâu sắc.

    - Khởi nghĩa kéo dài, gian khổ nhiều lần bị quân Minh bao vây.. nhưng đã giành được những chiến thắng vang dội.. lật đổ ách được thống trị nhà Minh. Cách kết thúc chiến tranh độc đáo.. chủ động giảng hòa, đặt quan hệ hòa hiếu khi chiến tranh kết thúc.

    0, 5

    0, 5

    0, 5

    *Khác..

    - Về hoàn cảnh lịch sử: Thời Lý, Trần: Các cuộc kháng chiến nổ ra trong điều kiện nước ta có chủ quyền, độc lập, ổn định, phát triển ; khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra trong hoàn cảnh nước ta bị đô hộ..

    - Tổ chức kháng chiến: Thời Lý, Trần có nhiều thuận lợi.. khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra có nhiều khó khăn.. không có danh nghĩa nhà nước chính thức để kêu gọi tập hợp nhân dân..

    - Cách thức kháng chiến: Thời Lý, Trần ta chủ động tiến hành kháng chiến ngay.. còn khởi nghĩa Lam Sơn phải sau chiến thắng Tốt Động – Chúc Động ta mới giành được quyền chủ động.

    0, 5

    0, 5

    0, 5

    5

    (3, 0)

    Cuối thế kỉ XVIII, nước ta thống nhất trong hoàn cảnh nào? Đánh giá công lao của phong trào Tây Sơn qua việc thống nhất đất nước và vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh

    -Hoàn cảnh..

    +Thế kỉ XVIII đất nước ta bị chia cắt về lãnh thổ và chính trị.. với sự tồn tại của tập đoàn phong kiến Đàng trong và Đàng ngoài. Nền kinh tế đất nước có những chuyển biến nhưng bao trùm vẫn là nền nông nghiệp sa sút.. ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và sự phát triển của đất nước.

    +Hoàn cảnh đó đặt ra phong trào Tây Sơn cần phải hoàn thành nhanh chóng việc thống nhất đất nước..

    0, 5

    0, 5

    -Đánh giá..

    +Lật đổ các tập đoàn phong kiến.. chấm dứt tình trạng huynh đệ tương tàn, đặt cơ sở thống nhất đất nước, mở rộng thị trường dân tộc, tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển.

    +Từ một phong trào nông dân đã giải quyết được mâu thuẫn giai cấp ở một địa phương (ấp Tây Sơn) rồi lan rộng ra cả nước đánh bại âm mưu xâm lược của nhà Xiêm, nhà Thanh hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc..

    +Từ trong một phong trào đã xây dựng lên một vương triều mới với những cải cách tiến bộ và chính sách ngoại giao mềm dẻo..

    0, 5

    0, 5

    1, 0

    6

    (3, 0 đ)

    Từ thế kỉ X – XV, ở nước ta bộ máy nhà nước quân chủ phong kiến của triều đại nào đạt tới sự phát triển và hoàn chỉnh? Những biểu hiệnchứng tỏ sự phát triển hoàn thiện của nhà nước đó.

    - Năm 1428, sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng. Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, lập ra nhà Lê.. kế tiếp thời kì phát triển của chế độ phong kiến.. nhà nước thời Lê sơ từng bước đạt tới sự phát triển và hoàn chỉnh..

    - Nét chính..

    - Lấy lại tên nước là Đại Việt. Nhà nước quân chủ được xây dựng theo mô hình thời Trần, Hồ. Khi đất nước đã cường thịnh, vua Lê Thánh Tông tiến hành cải cách hành chính lớn.

    + Ở Trung ương, chức Tể tướng và các chức hành khiển bãi bỏ. Vua trực tiếp quyết định mọi việc, bên dưới có 6 bộ.. duy trì quyền hành cao hơn của Ngự sử đài, Hàn lâm viện.

    +Cả nước chia thành 13 đạo thừa tuyên. Mỗi đạo có 3 ti trông coi các mặt dân sự, quân sự.. dưới có phủ, huyện, châu, đứng đầu xã là Xã trưởng..

    - Giáo dục thi cử trở thành nguồn đào tạo và tuyển chọn quan lại.. quý tộc, quan lại được ban phẩm hàm, cấp lương. Năm 1483, biên soạn "Quốc triều hình luật" đề cập đến các mặt hoạt động xã hội, thể hiện ý thức giai cấp và đậm tính dân tộc.

    - Quân đội được tổ chức chặt chẽ, theo chế độ "ngụ binh ư nông" có trang bị vũ khí đầy đủ. Nhà Lê còn quan tâm đến việc củng cố ý thức đoàn kết dân tộc.. chăm lo phát triển kinh tế. Chú trọng phát triển văn hóa dân tộc.. duy trì quan hệ hòa hiếu tích cực..

    0, 5

    0, 5

    0, 5

    0, 5

    0, 5

    0, 5

    7

    (3, 0 đ)

    Vì sao thời Lý, Trần lại có nhiều công trình kiến trúc nổi bật? Hãy phân tích và đánh giá nét độc đáo của nghệ thuật kiến trúc..

    -Vì sao..

    +Sự phát triển chung của nền văn hóa dân tộc đã có tác động lớn đến sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc.. nổi bật Thời Lý, Trần, có Thành Thăng Long, Chùa Một Cột, Tháp Báo Thiên..

    0, 5

    - Nét độc đáo..

    +Thành Thăng Long xây dựng từ thời LýThái Tổ, có quy mô lớn, phong phú.. thể hiện nét riêng và độc đáo

    + Chùa Một Cột là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc.. toàn bộ ngôi chùa xây trên một cột đá lớn tựa như toàn sen, chạm vẽ công phu..

    +Tháp Báo Thiên gồm 12 tầng, cao khoảng 60 trượng.. xây trên một quả gò.. tháp được trang trí tượng tròn, phù điêu bằng đá..

    +Tượng Phật Di lạc ở chùa Quỳnh Lâm, Chuông Quy Điền.. đều thể hiện tài năng nghệ thuật kiến trúc độc đáo của bàn tay con người..

    - Những công trình nghệ thuật kiến trúc thời Lý, Trần phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội và tín ngưỡng.. được đánh giá là đạt tới đỉnh cao của nền nghệ thuật dân tộc Việt..

    0, 5

    0, 5

    0, 5

    0, 5

    0, 5

    * * *Hết..
     
    Last edited by a moderator: 12 Tháng sáu 2019
Trả lời qua Facebook
Đang tải...