Bộ đề nghị luận xã hội 200 chữ - Đáp án và dàn ý chi tiết

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi SUNMEII, 15 Tháng chín 2021.

  1. SUNMEII Muốn nhớ thêm phải quên những gì không nên nhớ ...

    Bài viết:
    76
    [​IMG]

    1, Đề nghị luận xã hội 200 chữ về ý nghĩa sự sẻ chia trong cuộc sống

    Đề bài đọc hiểu và nghị luận xã hội 200 chữ

    "Tôi vẫn còn nhớ mẹ thường hay nói với tôi, khi một ai đó buồn, họ cần rất nhiều người để chia sẻ. Nỗi buồn chỉ vơi đi bằng tình thương chứ không có một phương thuốc nào hết. Khi chia sẻ một nỗi buồn, chúng ta sẽ không buồn hơn, nhưng người khác lại vui hơn. Và đừng bao giờ quay lưng lại với một con người như vậy. Họ cần những khuôn mặt hơn là những viên thuốc. Họ cần những bàn tay, những tô cháo, những quả ổi hái để đầu giường. Họ cần mỗi buổi tối ghé ngồi lại với họ trong im lặng. Họ cần chúng ta dẫn họ lên đồi cuốc một mảnh vườn và thỉnh thoảng hỏi có thích ăn bắp rang không.."

    (Nguyễn Ngọc Thuần, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, NXB trẻ 2012, tr120)

    Từ đoạn trích ở phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn không quá 200 chữ, trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự sẻ chia trong cuộc sống

    Đáp án câu nghị luận xã hội 200 chữ

    A/ Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn. Học sinh có thể trình bày đoaṇ văn theocách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoăc ̣song hành.

    B/ Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của sự sẻ chia trong cuộc sống

    C/ Triển khai vấn đề nghị luận

    Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luân theo nhiều cách nhưng cần hướng đến các ý sau:

    - Phần giải thích vấn đề nghị luận trong bài nghị luận xã hội 200 chữ

    + Nguyễn Ngọc Thuần muốn gửi gắm với bạn đọc qua đoạn trích là: Hãy biết chia sẻ với mọi người bằng tất cả tình yêu thương chân thành, trong sáng, tự nguyện.

    + Sự chia sẻ: Là một tình cảm đẹp mà ở đó con người cùng tự nguyện san sẻ những giá trị của cuộc sống để cùng hưởng hoặc cùng chịụ (vật chất hoặc tinh thần) mà không hề toan tính thiệt hơn.


    Sự chia sẻ là một đề tài không mới nhưng có tính gần gũi, thường xuất hiện trong câu nghị luận xã hội

    - Bàn luận ý nghĩa sẻ chia:

    + Con người sống trên đời có một hoàn cảnh, số phận, một nghịch cảnh riêng, vì thế sẻ chia là cần thiết; Sự sẻ chia sẽ tiếp thêm sức mạnh, nghị lực, niềm tin, làm giảm đi những đau khổ; có vai trò quan trọng góp phần hoàn thiện nhân cách con người, xây dựng một xã hội văn minh, nhân ái, làm cho mối quan hệ giữa mọi người gần gũi gắn bó hơn..

    + Phê phán lối sống ích kỉ, vô cảm, thờ ơ hay những sẻ chia toan tính, có mục đích riêng

    - Bài học rút ra trong bài nghị luận xã hội 200 chữ: Mỗi con người cần học cách quan tâm, đồng cảm với người khác bằng tất cả tình cảm chân thành, trong sáng, giản dị.

    D/ Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chınh tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Viêṭ.

    E/ Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

    2, Đề nghị luận xã hội 200 chữ về ý nghĩa của việc hiểu mình và hiểu người


    Đề bài đọc hiểu và nghị luận xã hội 200 chữ

    Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

    Trên thế giới này có quá nhiều sách dạy con người tương tác và giao tiếp, dạy chúng ta làm thế nào để trở thành một "cao thủ thuyết phục", chuyên gia đàm phán, nhưng lại không có sách nào dạy chúng ta làm thế nào để đối thoại với chính mình. Khi bạn bắt đầu hiểu được tất cả những thứ bên trong của bản thân, bạn sẽ nhận được sự tín nhiệm và yêu mến của người khác một cách rất tự nhiên. Nếu như không hiểu được chính mình, bạn sẽ khiến nội tâm bị nhiễu loạn, làm nguy hại đến môi trường giao tiếp với mọi người. Sự tương tác giả dối với người khác sẽ là mầm họa lớn nhất khiến cho bạn tự trách mình và trách người, nó cũng là mầm mống tạo ra những giông bão cả phía bên trong và bên ngoài của bạn.

    Sự đối nhân xử thế rất quan trọng! Nhưng bạn bắt buộc phải hiểu được chính mình, giao tiếp với chính mình, thì lúc đó bạn mới hiểu và tương tác lành mạnh với người khác. Biết được bản thân cần gì, bạn mới biết được người khác cần gì. Điều này sẽ giúp ích cho hành trình xuất phát lại từ đầu của sự nghiệp cũng như sự điều chỉnh lại trong gia đình, tất cả đều bắt đầu từ việc bạn buộc phải hiểu được chính mình!

    (Lư Tô Vỹ, Con không ngốc, con chỉ thông minh theo một cách khác, NXB Dân trí, 2017, tr. 206-207)

    Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về ý nghĩa của việc hiểu mình và hiểu người.

    Đáp án câu nghị luận xã hội 200 chữ

    Yêu cầu về hình thức: Viết đúng một đoạn văn nghị luận ngắn khoảng 200 từ, yêu cầu trình bày mạch lạc rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu.

    Yêu cầu về nội dung trong bài nghị luận xã hội 200 chữ: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đạt được các ý sau:

    – Hiểu mình và hiểu người là biểu hiện cao của trí tuệ.

    + Hiểu mình là biết rõ ưu điểm, nhược điểm của mình, hiểu rõ những gì mình thật sự yêu thích và mong muốn cũng như những điều khiến mình không hài lòng trong cuộc sống.

    + Hiểu người là phát hiện chính xác nhu cầu, mục đích, nỗi lo lắng, niềm hy vọng, cách nhìn thế giới các mối quan tâm, hiện trạng cảm xúc của người đó.

    – Hiểu mình và hiểu người là một trong những điều kiện quan trọng giúp chúng ta biết cách ứng xử và giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống. Hiểu người, để rồi đáp ứng người, thì kết quả là người cũng sẽ đáp ứng mọi điều mình mong muốn. Nếu không hiểu mình, hiểu người thì mọi suy nghĩ của ta chỉ là áp đặt hoặc hời hợt, mọi vấn đề gặp phải đều khó giải quyết thấu đáo. Hiểu mình để có cái nhìn cảm thông với người khác và hiểu được tất cả những điều người khác nghĩ.

    – Phê phán những con người sống ích kỉ, hời hợt, vô tâm, không hiểu mình và cũng không hiểu người, sống lạnh nhạt với mọi vấn đề trong cuộc sống.

    – Bài học: Nhìn nhận lại bản thân một cách nghiêm túc để thấy ưu, khuyết điểm của mình, hiểu rõ ước mơ, khát vọng của bản thân. Hãy tập để ý quan tâm đến mọi người mình gặp gỡ thường ngày trong cuộc sống, trong công việc, lắng nghe những điều họ nói, quan sát những việc họ làm.

    3. Đề nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng quá mê say với thế giới ảo

    Đề bài đọc hiểu và nghị luận xã hội 200 chữ

    Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu

    Hãy dạy con cái mình sống nhiều hơn với các thế giới có thật xung quanh mình, đang diễn ra hàng ngày, để chúng đừng đắm mình và chạy theo thế giới ảo trên các trang mạng.

    Hãy làm sao để chúng nói chuyện, trao đổi, tâm sự.. nhiều hơn với người thân trong gia đình chứ đừng suốt ngày đuổi theo những ảo ảnh trên mạng.

    Trong tình hình hiện nay các mạng xã hội trên Internet mang lại nhiều nguy hiểm cho con trẻ chúng ta.. Xin các vị hãy quan tâm điều này nhiều hơn, đã có rất nhiều trẻ em trở thành hư đốn, thậm chí phạm pháp vì quá mê say với thế giới ảo.

    (Trích thư của PGS Văn Như Cương - Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội - gửi đến các phụ huynh nhân dịp đầu năm học mới)

    Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về biện pháp khắc phục hiện tượng quá mê say với thế giới ảo của một bộ phận giới trẻ hiện nay.


    Đáp án câu nghị luận xã hội 200 chữ

    a/ Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn:

    - Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, song hành, móc xích, quy nạp, tổng-phân-hợp.

    - Viết không đúng hình thức đoạn văn hoặc viết quá dài

    B/ Xác định đúng vấn đề cần nghị luận trong bài nghị luận xã hội 200 chữ

    - Biện pháp khắc phục hiện tượng quá mê say với thế giới ảo

    C/ Triển khai vấn đề nghị luận

    HS lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được các nội dung cơ bản sau:

    - Giải thích: Mê say với thế giới ảo, tóm lược những tác hại của việc quá chìm đắm vào thế giới ảo

    - Biện pháp khắc phục hiện tượng quá mê say với thế giới ảo":

    + Tuổi trẻ cần đam mê học tập, sáng tạo; biết đấu tranh với chính mình để không sa ngã, chìm đắm vào thế giới ảo.

    + Nhà trường, gia đình cần quan tâm hơn nữa đến các bạn trẻ. Các tổ chức trong nhà trường cần phải tăng cường thông qua các hoạt động để học sinh nâng cao bản lĩnh trước những luồng thông tin trên mạng xã hội, khước từ những cám dỗ.

    + Xã hội cần phải có những giải pháp hữu hiệu hơn, bởi hiện nay chúng ta chưa có những biện pháp thực sự hữu dụng và không theo kịp được với trào lưu của giới trẻ..

    - Rút ra bài học cho bản thân trong bài nghị luận xã hội 200 chữ

    D/ Sáng tạo

    Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

    E/ Chính tả, ngữ pháp

    Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

    Còn tiếp..
     
    Last edited by a moderator: 3 Tháng mười 2021
  2. Đăng ký Binance
  3. SUNMEII Muốn nhớ thêm phải quên những gì không nên nhớ ...

    Bài viết:
    76
    4. Đề nghị luận xã hội về người anh hùng đời thường trong thời gian dịch COVID-19

    Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan niệm về người anh hùng trong thời đại ngày nay, đặc biệt trong thời gian dịch COVID-19

    Hướng dẫn làm đề nghị luận xã hội về dịch covid

    - Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

    - Thân bài: Có thể triển khai một số nội dung như:

    + Giải thích: Anh hùng là người có những hành động phi thường, phẩm chất cao đẹp, có đóng góp lớn cho cộng đồng.

    + Biểu hiện của anh hùng thời nay: Quan niệm về anh hùng được mở rộng

    Anh hùng trong y tế: Các bác sĩ, y tá tuyến đầu chống dịch

    Anh hùng trong chiến đấu: Các chú bộ đội, các chú công an, cảnh sát phòng cháy.. tất cả đều đang ngày đêm bảo vệ sự bình yên cho nhân dân và những người bị cách ly.

    Anh hùng trong lao động: Những người lao động sản xuất trực tiếp trong nông nghiệp, công nghiệp; những lao động trí tuệ trong các ngành khoa học: Ngày đêm sản xuất khẩu trang, nước rửa tay bình ổn giá, đảm bảo cung ứng lương thực, sản xuất nghiên cứu bộ test kit, nghiên cứu vaccine..

    Anh hùng trong đời thường: Những người dân thường nhưng có những đóng góp lớn có nhưng hành động dũng cảm. Những đội nhóm thiện nguyện giúp đỡ những người vô gia cư trong thời kỳ dịch COVID

    + Kết luận: Sự đồng lòng quyết tâm của Chính phủ và nhân dân đã giúp "Việt Nam quyết thắng đại dịch" mà "không một ai bị bỏ lại phía sau"

    5. Đề nghị luận xã hội về trải nghiệm với cuộc sống



    Hãy viết đoạn văn khoảng 200 từ nêu ý kiến của anh (chị) về ý nghĩa của quá trình trải nghiệm với cuộc sống mỗi người

    Đáp án

    Có thể nêu một số nội dung sau cho đề nghị luận xã hội trải nghiệm cuộc sống

    Chỉ bằng sự trải nghiệm thì con người mới hiểu sâu sắc về cuộc sống, hiểu được mối liên kết giữa tri thức sách vở và thực tiễn, do đó có thể nâng cao khả năng ứng dụng.

    Chỉ khi trải nghiệm, cả trong những giây phút hạnh phúc hân hoan hay đau khổ tuyệt vọng, cả trong những lúc khó khăn thử thách, con người mới nhận ra được giá trị tiềm năng của bản thân để từ đó dần phát triển, hoàn thiện.

    Cuộc sống là một chuỗi những trải nghiệm. Càng trải nghiệm nhiều bạn sẽ càng trở nên tốt đẹp hơn

    Trải nghiệm trau dồi, bồi đắp cảm xúc của mỗi người. Trải nghiệm giúp chúng ta dễ dàng đồng cảm, bao dung hơn với những người xung quanh. Và do đó sống chan hòa hơn, hạnh phúc hơn.

    6. Đề nghị luận xã hội về tâm thái tích cực trong cuộc sống



    Hãy viết đoạn văn khoảng 200 từ nêu ý kiến của anh (chị) về cách thức để mỗi người hình thành tâm thái tích cực trong cuộc sống.

    Có thể nêu một số nội dung sau:

    Tâm thái tích cực đến từ một nhân sinh quan tích cực, đúng đắn. Con người có thể hình thành nhân sinh quan đúng đắn qua sách vở. Hoặc qua việc rèn luyện lối sống yêu thương, chan hòa với mọi người xung quanh.

    Tâm thái tích cực cũng có thể đến từ việc chúng ta thấu hiểu bản thân mình. Cần luôn lắng nghe tâm hồn để hiểu được điểm mạnh, yếu, hiểu được khát vọng và lý tưởng sống của mình.

    Tâm thái tích cực có thể rèn luyện qua những việc tốt, việc thiện mà ta làm trong đời. Những hành động ấy giúp lương tâm ta thanh thản, giúp ta thêm yêu cuộc sống và nhận về cho mình những bài học quý giá.


    Còn tiếp..
     
  4. SUNMEII Muốn nhớ thêm phải quên những gì không nên nhớ ...

    Bài viết:
    76
    Đề 7: Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của anh/chị về câu nói sau "Đôi khi có thể bạn đi nhầm đường, nhưng nếu bạn vẫn cứ đi, nó có thể là con đường mới"

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Cuộc đời mỗi người tựa như một hành trình dài và không phải lúc nào hành trình ấy cũng suôn sẻ, dễ dàng, có một danh ngôn cho rằng "Đôi khi có thể bạn đi nhầm đường, nhưng nếu bạn vẫn cứ đi, nó có thể là con đường mới" – một lời nhắn gửi đầy ý nghĩa về sự cố gắng, kiên trì trong cuộc sống. Mỗi chúng ta đều có một mục tiêu, một ước mơ để theo đuổi. Trên hành trình chinh phục thành công, có biết bao gian nan, khó khăn, chông gai, thử thách, thậm chí cả thất bại và tuyệt vọng, đó chính là lúc bạn cảm thấy bản thân "đang đi nhầm đường". Có lẽ công việc hay cách làm mà bạn đang theo đuổi đã vượt quá sức của bản thân, không phù hợp với hoàn cảnh. Nhưng "nếu bạn vẫn cứ đi, nó có thể là con đường mới", cứ cố gắng, cứ vươn lên, khắc phục mọi thiếu sót, bất chấp mạo hiểm thì cuối cùng, hướng đi và cách làm ấy sẽ mở ra một cánh cửa mới của những kết quả và giá trị bất ngờ. Đó chính là ý nghĩa mà câu danh ngôn muốn truyền cảm hứng đến cho chúng ta. Có biết bao người đã đi đến thành công bằng cách ấy. Mark Zuckerberg – người sáng lập Facebook, mạng xã hội toàn cầu đã có lúc muốn dừng chân bởi quá nhiều khó khăn đặc biệt là sự phản đối của mọi người. Bởi việc anh từ bỏ Harvard, từ bỏ sự nghiệp của một vận động viên đấu kiếm để theo đuổi ước mơ chính là một bước đi sai lầm trong mắt nhiều người. Nhưng rồi chàng trai trẻ ấy vẫn tiếp tục kiên trì, sáng tạo và rồi đạt đến thành công khi sáng lập được mạng xã hội lớn nhất hành tinh và trở thành tỷ phú khi chỉ chưa đến 30 tuổi. Anh đã chinh phục được "con đường mới" do chính mình kiếm tìm. Đã bao giờ bạn tự hỏi liệu mình có dám mạo hiểm như thế hay mỗi khi gặp vướng mắc, bạn sẽ lập tức lùi lại và từ bỏ ước mơ. Nếu không thử vượt qua khó khăn, thử đặt chân đến những "vùng đất mới" mà chỉ phụ thuộc hay đi theo lối mòn của những người đi trước thì dù có đến đích cũng chỉ là sự lặp lại, bắt chước người khác mà thôi. Những dấu chân không mang tên chính bạn. Tìm hướng đi mới, sáng tạo điều chưa có bao giờ cũng cần nhiều nỗ lực và kiên trì, cố gắng hơn cả ngàn lần nhưng vì thế trái ngọt, sự thành công mà nó mang lại cũng tỏa sáng, có ý nghĩa hơn rất nhiều. Cuộc sống luôn cần những con người dám nghĩ, dám làm. Là thế hệ trẻ điều này càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, trong công việc hay cuộc sống hãy luôn sáng tạo, dám dấn thân vào những thách tức mới. "Đôi khi có thể bạn đi nhầm đường, nhưng nếu bạn vẫn cứ đi, nó có thể là con đường mới" đã truyền cho tôi sức mạnh, niềm tin để đi tiếp hành trình tuổi trẻ đang mở ra phía trước, không dám đi, không sáng tạo thì khó đi đến đích của thành công. Đừng bao giờ để bản thân dừng chân ở những lối mòn bạn nhé!

    Còn tiếp..
     
    Chỉnh sửa cuối: 10 Tháng mười 2021
  5. SUNMEII Muốn nhớ thêm phải quên những gì không nên nhớ ...

    Bài viết:
    76
    Đề 8: Trong bài "Thơ tự sự", nhà thơ Nguyễn Quang Vũ có viết "Hạnh phúc như bầu trời này vậy / Không chỉ dành cho một riêng ai". Hãy bày tỏ quan điểm của anh/chị về ý kiến trên bằng đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Trong cuộc sống, mỗi chúng ta đều có một mục tiêu, một ước mơ để theo đuổi. Nhưng có lẽ, khát vọng lớn lao nhất đó chính là "Hạnh phúc". Và nhà thơ Nguyễn Quang Vũ đã dành ngòi bút của mình để viết nên những lời nhắn gửi ý nghĩa "Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy / Không chỉ dành cho một riêng ai" – một thông điệp nhẹ nhàng mà sâu sắc về hạnh phúc. "Bầu trời" nếu theo cách lý giải thông thường chính là thực thể rộng lớn, vô thủy vô chung, là của chung tất cả, là bầu khí quyển mà ta hít thở hàng ngày. Còn khi bạn có cảm giác bình an, hài lòng trong cuộc sống thì đó chính là "hạnh phúc". Quan niệm "Hạnh phúc như bầu trời" chính là muốn nhấn mạnh hạnh phúc là món quà của thượng đế dành cho cả nhân loại và vạn vật trên thế giới. Nhưng cũng vì thế mà không ai có thể ôm trọn được hạnh phúc cho mình. Hạnh phúc luôn bao bọc quanh chúng ta, càng nhiều người hạnh phúc, bầu trời chung ấy càng rộng lớn. Và ta sẽ càng gần bầu trời ấy hơn khi ta biết vươn lên và cố gắng. Như vậy, trong cuộc sống, muốn cảm nhận vầng hào quang rạng ngời của hạnh phúc, chúng ta không chỉ cần nỗ lực, cố gắng mà còn cả sự san sẻ, giúp đỡ mọi người để hạnh phúc đến muôn nơi. Chúng ta vẫn thường nghĩ hạnh phúc là đi liền với sở hữu, nghĩa là gắn liền với chữ "có" : Có sức khỏe, có tiền bạc, có công việc ổn định, có gia đình tốt.. nhưng chưa chắc những điều đó đã đảm bảo một cảm giác hạnh phúc. Những cái "có" đó phải chăng rất phù phiếm. Nếu bạn cảm thấy hạnh phúc khi mua được căn nhà mới liệu cảm giác ấy có kéo dài 1 tuần hay khi nhận được một vị trí cao trong công việc liệu sẽ hạnh phúc trong bao lâu? Thực tế cho thấy những người hạnh phúc thực sự là người biết cân bằng và san sẻ. Biết cho đi, biết giúp đỡ người khác thì hạnh phúc sẽ tự tìm đến tâm chúng ta. Chắc hẳn các bạn đã nghe đến việc làm thiện nguyện của MC Phan Anh. Anh đã bỏ ra hàng trăm triệu đồng và công sức của mình, đồng nghiệp để mua những món quà cho đồng bào miền Trung bị lũ lụt. Trước hình ảnh nhân dân có cái ăn, cái mặc sau những ngày bão lũ, nhìn những nụ cười của họ, anh đã tâm sự rằng "Tôi thực sự cảm thấy rất vui, dù hành trình có nhiều khó khăn nhưng như có phép màu, tôi chưa từng một lần mệt mỏi". Có lẽ, khi được cho đi, nhìn thấy nụ cười, niềm vui của những người nhận lại, đó chính là giây phút hạnh phúc nhất. Bởi lẽ, khi sở hữu quá nhiều, ta sẽ hao tâm để lo lắng, bảo vệ báu vật của mình, không còn tận hưởng cuộc sống đúng nghĩa. Nhưng khi biết sẻ chia, bau trời hạnh phúc sẽ ngày càng mở rộng, tỏa ánh nắng ấm áp đến muôn nơi. Vì vậy, hãy luôn biết quan tâm, yêu thương đến những người xung quanh, hãy luôn giữ sợi dây liên kết giữa hạnh phúc cá nhân và tập thể. Hãy cùng tôi và mọi người để món quà mang tên Hạnh phúc quý giá đến với muôn nơi, vượt mọi không gian.

    Còn tiếp..
     
    Chỉnh sửa cuối: 10 Tháng mười 2021
  6. SUNMEII Muốn nhớ thêm phải quên những gì không nên nhớ ...

    Bài viết:
    76
    Đề 9: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng hàng giả và hàng nhái xuất hiện tràn lan trong thị trường hiện nay bằng đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Chuyện hàng giả, hàng nhái đã diễn ra trong cuộc sống của chúng ta rất lâu, thậm chí giờ đây dường như xã hội còn chấp nhận sống chung với nó vậy. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây không chỉ là việc sử dụng hàng tốt hay xấu, chất lượng hay không mà đó còn là lương tâm của người bán hàng, là sự trung thực của những người kinh doanh. Nếu "hàng thật" là những sản phẩm đạt chuẩn về chất lượng, đã được các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh đăng kí, được đảm bảo qua quá trình kiểm duyệt thì hàng giả, hàng nhái là những hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký. Ở Việt Nam, chuyện làm giả làm nhái và ăn cắp bản quyền, dường như đã thành chuyện hàng ngày ở huyện, đến mức, người ta không cảm thấy xấu hổ gì cả khi làm việc đó. Có lần tôi đi mua tương bần, đã được nhắc trước là mua ở hiệu Bà Già, chỗ đó là ngon nổi tiếng. Thế nhưng, khi đến nơi, thì thấy cả một dãy phố, cửa hiệu nào cũng treo biển Bà Già, hoa hết cả mắt. Cuối cùng, tôi phát hiện ra có một cửa hàng treo biển Bà Già Đừng Nhầm và quyết định rẽ vào. Ở đó, tôi gặp một bà già trông rất đẹp lão, khi được hỏi tại sao cửa hàng của bà treo biển lạ thế, bà nói là vì khi bà treo biển Bà Già, ngay lập tức các nhà khác cũng treo biển Bà Già. Cực chẳng đã, bà treo thêm chữ Đừng Nhầm để phân biệt với những nhà khác. Nhưng mà tôi đồ rằng, một ngày nào đó, cả dãy phố sẽ đầy ắp những biển Bà Già Đừng Nhầm, chẳng khác nào yêu quái đội lốt Tôn Ngộ Không để lừa gạt Đường Tăng. Bao nhiêu cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam đã phải cay đắng sống chung với lũ, hoặc là thay tên đổi họ, hoặc là rút cục đã bị chèn ép bởi chính những kẻ làm giả, làm nhái, vì không đủ sức để bảo vệ bản quyền của mình. Có người làm thật, mà rút cục không đủ to mồm, không đủ tiền hay không đủ quan hệ, còn bị đổ oan cho là làm nhái. Thực ra, việc làm nhái không những có hại cho người làm thật, mà có hại cho chính người làm nhái nữa. Tôi tin rằng, nếu thực sự đam mê, tìm tòi và đi đến cùng con đường của mình, thì ai rồi cũng có thể tìm ra một cái gì đó riêng, độc đáo, khác biệt, và đều có thể đóng góp một điều gì đó cho cộng đồng. Bởi vì tri thức hay chân lý hay phương pháp hay kĩ thuật hay sản phẩm, là không có giới hạn, dù hàng nghìn người cùng theo đuổi và tìm kiếm đi chăng nữa, cũng không bao giờ có thể hết được. Thế nhưng, quen với việc làm nhái làm giả, người ta dần dần trở nên lười biếng, không chịu đào sâu suy nghĩ, đánh mất đam mê và bản sắc, cuối cùng không bao giờ dám đi đến cùng con đường của mình, vì thế cũng khó có thể tạo nên một cái gì đó thật sự sâu sắc, thật sự chất lượng. Cái gì không thực sự sâu sắc và chất lượng, thì chỉ có thể hấp dẫn người ta lúc ban đầu, lừa bịp người ta trong chốc lát chứ khó có thể phát triển một cách bền vững được. Người làm giả làm nhái, tưởng là có thể đạp lên trên đối thủ, hóa ra lại đang giết chết chính mình. Rồi người sử dụng sản phẩm hoặc tiếp nhận tri thức thì lại càng thiệt hại hơn nữa, như bị lạc vào ma trận, dẫn đến đánh mất niềm tin vào những giá trị chân chính, đánh mất niềm tin vào con người. Đồ dùng đánh mất có thể mua lại, tiền bạc đánh mất có thể kiếm lại, nhưng niềm tin bị mất thì không bao giờ tìm lại được. Thiết nghĩ, đã đến lúc chúng ta nên chung tay để loại bỏ vấn nạn này, từ các chế tài xử phạt, lương tâm của những người kinh doanh cho đến ý thức của người tiêu dùng. Hãy để xã hội trở nên văn minh hơn, hiện đại hơn khi không còn tồn tại thực trạng hàng giả, hàng nhái.

    Còn tiếp..
     
    Chỉnh sửa cuối: 10 Tháng mười 2021
  7. SUNMEII Muốn nhớ thêm phải quên những gì không nên nhớ ...

    Bài viết:
    76
    Đề 10: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về việc chấp nhận sự khác biệt trong cuộc sống bằng đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Xã hội vẫn thường tôn vinh những gì chung, phổ biến, hay nói cách khác là có xu hướng toàn cầu và bỏ qua những gì khác biệt, thậm chí là bài trừ những gì nổi trội. Khác biệt ở đây có thể là suy nghĩ, hoàn cảnh, thói quen hay về những đặc điểm cơ thể. Chúng ta rất khó chấp nhận một người nào đó có suy nghĩ khác mình, cách làm khác mình, tính cách khác mình, thậm chí chỉ đơn giản là ăn mặc khác mình. Vì thế, dù xã hội có văn minh đến đâu, thì thật khó có thể xóa bỏ sự kì thị chủng tộc, sự phân biệt màu da, tôn giáo. Toàn cầu hóa hay các phương tiện kĩ thuật có thể gia tăng kết nối, rút ngắn khoảng cách thì rào cản giữa cá nhân với cá nhân, giữa cộng đồng này với cộng đồng khác, là cái thật khó có thể dỡ bỏ. Bởi khó chấp nhận sự khác biệt vốn là bản năng nguyên thủy của mọi sinh vật, bắt nguồn từ động lực duy trì sự thuần chủng để sinh tồn. Con người ta, cũng như những sinh vật khác, về bản năng, là khó chấp nhận sự khác biệt. Tôi nhớ khi còn nhỏ, nhà bà tôi có 1 đàn gà, trong đó có 1 con gà bị què chân, còi cọc và xấu xí. Mỗi khi cho bọn chúng ăn, thì những con khỏe mạnh bao giờ cũng lao đến trước và rất lâu sau con gà què mới lê lết chạy đến sau để nhặt nhạnh những thức ăn còn thừa. Nó cũng thường xuyên bị cả đàn xúm vào mổ, trông rất đáng thương. Vì thế, nó sinh ra vốn đã còi cọc, xấu xí, lại càng trở nên còi cọc và xấu xí. Nếu quan sát một đám trẻ con đang chơi, thì những đứa trẻ xấu xí hơn, yếu ớt hơn hoặc có chút khác biệt gì đó trong cơ thể, trong cách ăn mặc hành xử, thường bị xa lánh, trêu chọc, thường bị lôi ra làm trò mua vui cho cả nhóm. Đôi lúc, đó không hẳn là biểu hiện của một động cơ độc ác, mà tôi nghĩ xuất phát từ bản năng khó chấp nhận sự khác biệt. Nhưng mà, về mặt tự nhiên, mỗi sự sống đều rất khác biệt. Trong một khu rừng, không một cây nào hoàn toàn giống hệt một cái cây khác. Trên cùng một thân cây, nhưng không chiếc lá nào giống chiếc lá nào. Tôi nghĩ, tạo hóa đã rất thông minh khi tạo ra những sự sống rất khác nhau, nhưng không một sự sống nào trong đó là hoàn hảo, vì thế chúng phải dựa vào nhau để sinh tồn. Bạn đẹp chính bởi bạn không hoàn hảo. Người khác có giá trị bởi vì họ khác với bạn. Việc người khác không chấp nhận bạn bởi bạn khác với họ cũng là một điều giản dị hợp với qui luật của tự nhiên. Khi nghĩ như thế, trái tim bạn sẽ có khả năng co giãn hơn, bao dung hơn và tôi chắc chắn, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn rất nhiều. Cảm giác hạnh phúc bởi một trái tim biết co giãn đó, tôi nghĩ chính là thứ làm đầy cuộc sống của chúng ta.

    Còn tiếp..
     
    Chỉnh sửa cuối: 10 Tháng mười 2021
  8. SUNMEII Muốn nhớ thêm phải quên những gì không nên nhớ ...

    Bài viết:
    76
    Đề 11: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau bằng một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) : "Để giàu sang, một con người có thể chỉ mất vài năm, nhưng để trở thành người có văn hóa có thể phải mất hàng chục năm, có khi cả cuộc đời" (Vũ Khiêu – Bài phát biểu nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Có thể đã đôi lần bạn nghe thấy câu nói "Vô văn hóa" hay có thể chính bạn đã nói, nhưng liệu chúng ta có thực sự hiểu rõ về hai chữ "văn hóa" hay không? Trong bài phát biểu kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, học giả Vũ Khiêu đã nói "Để giàu sang, một con người có thể chỉ mất vài năm, nhưng để trở thành người có văn hóa có thể phải mất hàng chục năm, có khi cả cuộc đời" – một lời nhắn gửi nhẹ nhàng mà vô cùng sâu sắc. Văn hóa là một khái niệm rộng bao gồm mọi lĩnh vực của đời sống, từ khoa học cho đến nghệ thuật, từ đời sống tâm hồn, tâm linh đến thói quen sinh hoạt, thị hiếu thẩm mĩ, giao tiếp ứng xử.. của con người. Còn trong câu nói của Vũ Khiêu là bàn đến văn hóa của một người. Bằng những mệnh đề tương phản: Giàu sang – có văn hóa, ba năm – chục năm, cả cuộc đời, nhà văn Vũ Khiêu muốn khẳng định sự dày công trong việc dạy dỗ, giáo dục, rèn luyện để một con người trở nên có văn hóa. Đó là một ý kiến hoàn toàn đúng và xác đáng. Để giàu sang, một con người có thể chỉ mất vài ba năm thậm chí ngắn hơn nữa. Việc tạo lập một sự nghiệp, cuộc sống giàu có về vật chất có thể chỉ mất thời gian ngắn bằng sự cần cù và sáng tạo trong lao động. Nhưng để hình thành nền tảng văn hóa tri thức, con người cần rèn luyện, tích lũy trong khoảng thời gian hàng chục năm khi ngồi trên ghế nhà trường và trong suốt cả cuộc đời như Lê nin đã nói: Học, học nữa, học mãi. Và với giá trị văn hóa tinh thần cũng vậy. Đó là vẻ đẹp tâm hồn với các giá trị đạo đức như: Tình yêu thương, nhân ái, lòng vị tha, khoan dung, sự sẻ chia, ý thức dân tộc, cộng đồng, thái độ trân trọng lịch sử, quá khứ, văn hóa gia tiếp ứng xử giữa người và người trong cuộc sống.. Văn hóa tri thức và đạo đức nhân cách của con người có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Những người có trình độ cao thường là những nhân cách đáng trọng. Tuy nhiên điều đó không hoàn toàn đúng với mọi trường hợp bởi trên thực tế, nhiều người có trình độ văn hóa cao vẫn có thể có những suy nghĩ ấu trĩ, vẫn có thể mắc những sai lầm trong giao tiếp văn hóa ứng xử. Ngược lại, có những người dù không được học cao nhưng nhân cách vẫn rạng ngời, đáng kính trọng. Vì vậy, song song với việc bồi đắp tri thức văn hóa, chúng ta còn phải học làm người, tăng cường rèn luyện kĩ năng sống. Việc rèn luyện để trở thành người có văn hóa là quan trọng, cần thiết. Để đào luyện một con người có văn hóa cần có sự chung tay của cả gia đình, nhà trường, xã hội. Nhưng yếu tố quan trọng vẫn là ý thức chủ động của mọi người. Khi mỗi chúng ta tự mình rèn luyện, học hỏi thì "văn hóa" sẽ hiện hiện ở mọi nơi, cuộc sống sẽ ngày càng văn minh, hiện đại hơn.

    Còn tiếp..
     
    Chỉnh sửa cuối: 10 Tháng mười 2021
  9. SUNMEII Muốn nhớ thêm phải quên những gì không nên nhớ ...

    Bài viết:
    76
    Đề 12: Trong văn bản Cổng trường mở ra, Lý Lan viết: Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Từ sự hiểu biết và thực tế của bản thân, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ về tính tự lập và sự chủ động hòa nhập với thế giới xung quanh.

    Bài làm

    Thế giới ngày càng rộng mở và con người cũng cần tự lập, chủ động hơn để hòa mình với sự chuyển biến của cuộc sống. Và trong tâm sự của người mẹ nhân ngày khai trường của con, Lý Lan đã viết trong "Cổng trường mở ra" : "Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con.". Đó không chỉ là những lời yêu thương từ tấm lòng người mẹ mà còn là lời nhắn gửi rất ý nghĩa: Sự dìu dắt, chỉ bảo, nâng đỡ của cha mẹ là rất cần thiết nhưng sự tự lập, chủ động của mỗi chúng ta là yếu tố quyết định sự trưởng thành, năng lực và sự thành công của mỗi người. "Cầm tay con mà dắt" chính là sự dẫn dắt, chăm sóc của cha mẹ trên những bước đường đời đầu tiên của con nhưng rồi đến ngưỡng cửa nào đó, sự dìu dắt đó sẽ thay thế bằng những bước chân con tự đi là sự "buông tay" để con được tự do, tự chủ. Lúc ấy sẽ là lúc con cần đến sự can đảm, bản lĩnh, khả năng để biến vạn vật xung quanh thành "thế giới của con" – con tự mình khám phá và hòa nhập. Hay nói cách khác, đó chính là khả năng tự lập và chủ động của mỗi chúng ta. Tự lập là khả năng tự làm việc, học tập, giải quyết những vấn đề cá nhân của mình mà không ỷ lại, nhờ vả, dựa vào sự giúp đỡ của người khác. Và khi bản thân mình tích cực thực hiện, không chờ đợi, không phụ thuộc hoàn cảnh thì đó chính là chủ động, mức độ cao hơn của tự lập. Không phủ nhận rằng, sự chăm sóc, yêu thương, đùm bọc của cha mẹ, người thân đối với chúng ta là những điều quý giá, đáng trân trọng, là nền tảng vững chắc cho sự thành công. Tuy nhiên, yếu tố đóng vai trò là sức bật chính là sự tự lập. Nó giúp chúng ta có ý thức rèn luyện để hoàn thiện bản thân. Sự chủ động giúp chúng ta vươn lên, thích nghi với hoàn cảnh, vượt qua mọi thử thách, không gục ngã lùi bước trước thử thách. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại, tự lập và chủ động là chìa khóa giúp mỗi cá nhân phát triển, không lệ thuộc, phát huy tính sáng tạo. Có như vậy mới đến được ánh sáng của thành công. Chắc hẳn chúng ta còn nhớ "thần đồng" Đỗ Nhật Nam, dù tuổi còn nhỏ nhưng em đã tạo nên tiếng vang lớn trong và ngoài nước bằng chính khả năng bản thân. Khi còn nhỏ, cha mẹ em đã định hướng, dẫn dắt em những bước đầu như dạy em nên học tiếng anh như thế nào hay rèn luyện ra sao. Để rồi sau đó bằng sự tự chủ, em đã vươn lên, nỗ lực bằng chính đôi chân của mình. Tự lập biểu hiện ở các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời, tuy nhiên là những người trẻ điều này càng cần thiết hơn. Muốn hình thành sự tự lập, chủ động, cần xác định rõ lối sống, quan niệm sống dựa vào năng lực bản thân, phải khẳng định sự tự tin, tích lũy rèn luyện các kĩ năng sống, suy nghĩ độc lập.. Đặc biệt mỗi chúng ta phải biết lập kế hoạch cho công việc, học tập, bởi có mục tiêu sẽ tạo cơ hội để chủ động phấn đấu. Tự lập không có nghĩa là chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, xa rời mọi người mà ngược lại cần xây dựng tập thể. Hãy tạo cho mình tính tự chủ, độc lập từ suy nghĩ đến hành động, từ học tập đến đời sống, từ phẩm chất đến bản lĩnh, từ cá nhân đến cộng đồng dân tộc như nhà văn Nga Pautopxki từng viết "Dù người ta có nói với bạn những gì đi nữa thì bạn cứ tự tin rằng cuộc đời kì diệu và tuyệt đẹp".

    Còn tiếp..
     
    Chỉnh sửa cuối: 10 Tháng mười 2021
  10. SUNMEII Muốn nhớ thêm phải quên những gì không nên nhớ ...

    Bài viết:
    76
    Đề 13: Viết một đoạn văn 200 chữ về bệnh vô cảm:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Dàn ý chi tiết:

    I. Mở bài: Giới thiệu về bệnh vô cảm

    Trong cuộc sống xã hội ngày nay, con người luôn chạy theo những vật chất xa hoa mà bỏ quên nhân cách của mình. Có những người chỉ biết sống cho bản than mà không quan tâm đến cảm xúc, hành động của người khác. Cuộc sống xã hội hiện nay là vậy, chả ai quan tâm đến ai. Những điều đó được gọi chung và bệnh "vô cảm". Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu bệnh "vô cảm" của con người để hiểu rõ hơn về nó.

    II. Thân bài: Phân tích bên vô cảm trong xã hội hiện nay

    1. Giải thích thế nào là vô cảm



    – Vô cảm: Là sự không có cảm xúc, hay nói đúng hơn là một trạng thái tinh thần, mà khi ở trong đó, con người không có một tý cảm xúc hay tình cảm mang tính nhân bản nào đối với những sự vật, sự việc diễn ra xung quanh họ, trước mắt họ, miễn là không đụng chạm trực tiếp đến lợi ích cá nhân của họ là được.

    – Bệnh vô cảm: Là căn bệnh liên quan đến tâm hồn của con người. Những con người này có trái tim lạnh giá, không xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng, cho sự an toàn của bản thân mình là trên hết. Ngoài ra họ còn thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh mình.

    2. Thực trạng của bệnh vô cảm

    – Căn bệnh này xuất hiện nhiều ở rất nhiều học sinh, thanh niên: Những con người này sống ích kỉ, ham chơi, chỉ biết đòi hỏi, hưởng thụ không có trách nhiệm với gia đình, xã hội.

    – Thậm chí có học sinh tìm đến cái chết chỉ vì cha mẹ không đáp ứng các yêu cầu cá nhân của mình..

    – Biểu hiện:

    + không sẵn sang giúp người nghèo khổ, đói khát hơn mình

    + không giúp đỡ người tàn tật khi đi trên đường

    3. Nguyên nhân của bệnh vô cảm

    – Do xã hội phát triển nhiều loại hình vui chơi giải trí

    – Thị trường phát triển, thực dụng

    – Do phụ huynh nuông chiều con cái..

    – Do ảnh hưởng của khoa học công nghệ đến con người

    – Do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đến đạo đức truyền thống

    – Lối sống thực dụng của nền công nghiệp hiện đại.

    – Sự ích kỉ trong long người, sợ vạ lây, mất thời gian.

    – Thiếu tình yêu thương trái tim.

    4. Hậu quả của bệnh vô cảm

    – Ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách, phát triển của xã hội

    – Vô cảm nguy hiểm với cả chính người bệnh lẫn vả người xung quanh


    – Bệnh vô cảm nếu không được giáo dục, không được ngăn chặn sẽ là tác nhân làm "lệch chuẩn" hay "loạn chuẩn" đạo đức

    5. Biện pháp giải quyết bệnh vô cảm



    – Cải cách giáo dục một cách đúng đắn và hiệu quả

    – Sống yêu thương, quan tâm và vị tha cho nhau

    – Mở lòng với những người xung quanh.

    Còn tiếp..
     
  11. SUNMEII Muốn nhớ thêm phải quên những gì không nên nhớ ...

    Bài viết:
    76
    Đề 14: Viết một đoạn văn 200 chữ về tình thương là hạnh phúc của con người

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Dàn ý:

    1. Mở đoạn

    Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Tình thương là hạnh phúc của con người.

    Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình.

    2. Thân đoạn

    a. Giải thích

    Ý kiến khuyên nhủ chúng ta hãy biết yêu thương, san sẻ những điều nhỏ nhặt nhất với những người xung quanh, vì như thế chúng ta sẽ nhận lại tình yêu thương, sự tôn trọng của mọi người, cuộc sống này sẽ trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn.

    b. Phân tích

    Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.

    Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn.

    Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.

    c. Chứng minh

    Học sinh tự lấy dẫn chứng về nhân vật, sự việc yêu thương, chia sẻ làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

    Lưu ý: Dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.

    d. Phản biện

    Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại.. → những người này cần bị phê phán, chỉ trích.

    3. Kết đoạn

    Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: Ý kiến: "Tình thương là hạnh phúc của con người" và rút ra bài học, liên hệ bản thân.

    Còn tiếp..
     
    Last edited by a moderator: 26 Tháng hai 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...