Bộ đề Đọc hiểu bài thơ: Tiếng Việt - Lưu Quang Vũ: Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 25 Tháng một 2022.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,892
    Đề số 1:

    Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

    Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói

    Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ

    Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa

    Óng tre ngà và mềm mại như tơ.

    **

    Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát

    Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

    Như gió nước không thể nào nắm bắt

    Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.

    **

    Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy

    Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn

    Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối

    Tiếng heo may gợi nhớ những con đường.

    * * *

    Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ

    Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn

    Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá

    Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình.

    (Trích Tiếng Việt - Lưu Quang Vũ)​

    Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

    Câu hỏi

    Câu 1. Xác định thể thơ sử dụng trong đoạn trích trên

    Câu 2. Nêu nội dung của đoạn thơ

    Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ sử dụng trong những câu sau:

    Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa

    Óng tre ngà và mềm mại như tơ.

    **

    Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát

    Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

    Câu 4. Qua đoạn trích, tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta thông điệp gì?

    Câu 5. Viết đoạn văn khoảng 6 - 8 câu, trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ở giới trẻ ngày nay.

    Trả lời

    (Bộ đề kiểm tra Đọc hiểu phần văn học, môn ngữ văn, về bài thơ: Tiếng Việt - Lưu Quang Vũ)

    Câu 1. Xác định thể thơ sử dụng trong đoạn trích trên

    - Thể thơ: Tự do.

    Câu 2. Nêu nội dung của đoạn thơ

    Đoạn trích thể hiện sự giàu đẹp, trong sáng, mượt mà và tinh tế của tiếng Việt. Qua đó bày tỏ niềm tự hào, ngợi ca của tác giả về vẻ đẹp và giá trị của tiếng mẹ đẻ.

    Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ sử dụng trong những câu sau:

    Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa

    Óng tre ngà và mềm mại như tơ.

    **

    Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát

    Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

    - Biện pháp tu từ so sánh: "Tiếng Việt như bùn, như lụa", "óng tre ngà và mềm mại như tơ", "Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát", "Như gió nước không thể nào nắm bắt".

    - Điệp ngữ "và"

    - Liệt kê "như bùn, như lụa, óng tre ngà, mềm mại như tơ"

    =>Tác dụng:

    + Giúp lời văn sinh động, gợi hình, gợi cảm;

    + Nhằm hữu hình hóa vẻ đẹp của tiếng Việt bằng các hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động;

    + Nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp mộc mạc, mềm mại, trong sáng, sâu lắng, phóng khoáng, hồn hậu, phong phú, giàu đẹp của ngôn ngữ dân tộc Việt Nam như chính con người Việt Nam.

    +Nhằm nhấn mạnh sự gần gũi, gắn bó của tiếng Việt với cuộc sống của người nông dân; qua đó khơi dậy trong lòng người đọc tình yêu, ý thức trách nhiệm gìn giữ vẻ đẹp của tiếng Việt.

    Câu 4. Qua đoạn trích, tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta thông điệp gì?

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Xem thêm:

    Nghị Luận Xã Hội 200 Chữ: Giữ Gìn Sự Trong Sáng Của Tiếng Việt
     
    thuthuy9090, Datvan, ThahCogn27 người khác thích bài này.
    Last edited by a moderator: 15 Tháng hai 2022
  2. Đăng ký Binance
  3. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,892
    Đề số 2:

    Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

    Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói

    Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ

    Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa

    Óng tre ngà và mềm mại như tơ.

    **

    Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát

    Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

    Như gió nước không thể nào nắm bắt

    Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.

    **

    Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy

    Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn

    Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối

    Tiếng heo may gợi nhớ những con đường.

    (Trích Tiếng Việt - Lưu Quang Vũ)​

    Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

    Câu hỏi

    Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính sử dụng trong đoạn trích trên

    Câu 2. Nêu nội dung của đoạn thơ

    Câu 3. Tìm và phân tích tác dụng của các từ láy có trong đoạn thơ trên

    Câu 4: Phân tích và xác định kiểu câu trong câu: Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.

    Câu 5. Đoạn thơ gợi cho em cảm xúc gì về tiếng Việt

    Trả lời:

    Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

    Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính sử dụng trong đoạn trích trên

    - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

    Câu 2. Nêu nội dung của đoạn thơ

    Đoạn trích thể hiện sự giàu đẹp, trong sáng, mượt mà và tinh tế của tiếng Việt. Qua đó bày tỏ niềm tự hào, ngợi ca của tác giả về vẻ đẹp và giá trị của tiếng mẹ đẻ.

    Câu 3. Tìm và phân tích tác dụng của các từ láy có trong đoạn thơ trên

    - Từ láy: Mềm mại, tha thiết, ríu rít, chênh vênh.

    - > là từ láy tượng hình, tượng thanh.

    - Tác dụng:

    + Làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho đoạn thơ;

    + Giúp người đọc dễ hình dung cụ thể đặc điểm, vẻ đẹp của tiếng Việt.

    Câu 4: Phân tích và xác định kiểu câu trong câu: Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.

    Dấu huyền // trầm, dấu ngã // chênh vênh.

    Dấu huyền: C1

    Trầm: V1

    Dấu ngã: C2

    Chênh vênh: V2

    - > là câu ghép, quan hệ ý nghĩa giữa các vế: Quan hệ đồng thời.

    Câu 5. Đoạn thơ gợi cho em cảm xúc gì về tiếng Việt?

    - Em cảm thấy yêu mến, trân trọng tự hào về tiếng Việt - tiếng mẹ đẻ phong phú, giàu đẹp.

    - Em thấy cần trau dồi thêm vốn từ tiếng Việt; cần có ý thức sử dụng tiếng Việt trong sáng
     
  4. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,892
    Đề số 3:

    Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

    Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói

    Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ

    Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa

    Óng tre ngà và mềm mại như tơ.

    **

    Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát

    Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

    Như gió nước không thể nào nắm bắt

    Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.

    **

    (Trích Tiếng Việt - Lưu Quang Vũ)​

    Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

    Câu hỏi

    Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính sử dụng trong đoạn trích trên

    Câu 2. Trong hai khổ thơ đầu, tác giả nhắc đến vẻ đẹp của tiếng Việt trên phương diện nào? Vì sao em biết?

    Câu 3. Chỉ ra và nêu rõ tác dụng của thán từ có trong đoạn thơ

    Câu 4. Đoạn trích thể hiện thái độ, tình cảm của người viết đối với tiếng Việt

    Câu 5. Theo em, làm thế nào để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?

    Trả lời

    (Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu bên dưới) :

    Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính sử dụng trong đoạn trích trên

    - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

    Câu 2. Trong hai khổ thơ đầu, tác giả nhắc đến vẻ đẹp của tiếng Việt trên phương diện nào? Vì sao em biết?

    - Tác giả nhắc đến vẻ đẹp của tiếng Việt trên phương diện hình ảnh và âm thanh (tiếng Việt là thứ tiếng nhiều thanh điệu, khiến lời nói có giai điệu, gợi hình, gợi thanh, gợi cảm, có ý nghĩa sâu xa, có khả năng diễn tả mọi phương diện, mọi cung bậc cảm xúc của cuộc sống, con người Việt một cách giản dị, gần gũi.

    - Dấu hiệu: nhận biết qua 2 câu "Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói ; Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát".

    Câu 3. Chỉ ra và nêu rõ tác dụng của thán từ có trong đoạn thơ

    - Thán từ: Ôi (trong câu Ôi tiếng Việt như đất cày, như tơ lụa

    => thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc xúc động, tự hào, ngợi ca tiếng Việt.

    Câu 4. Đoạn trích thể hiện thái độ, tình cảm của người viết đối với tiếng Việt

    - Tác giả tự hào, tự tôn dân tộc qua tiếng nói Việt Nam- tiếng nói quê hương. Cùng với đó, em cũng cảm nhận được sự trong sáng và giàu đẹp của Tiếng Việt.

    - Đồng thời, tác giả yêu mến, trân trọng, tự hào, ngợi ca về vẻ đẹp, sự giàu có và phong phú của tiếng Việt

    - Thể hiện sự gắn bó, am hiểu của tác giả với tiếng Việt

    Câu 5. Theo em, làm thế nào để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?

    Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, cần:

    - Ý thức được tầm quan trọng của việc phải gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt.

    - Phát âm, cách viết tiếng Việt sao cho chuẩn mực, lịch sự, phù hợp với đối tượng giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp

    - Thường xuyên rèn luyện sử dụng tiếng Việt

    - Cân nhắc trong sử dụng tiếng Việt, không lai tạp tùy tiện

    - Không ngừng sáng tạo để tạo ra những yếu tố mới trong tiếng Việt nhằm làm cho vốn từ, vốn câu và cách nói tiếng Việt được phong phú, đa dạng, phù hợp với sự phát triển của xã hội.

    >>> Nghị Luận Xã Hội 200 Chữ: Giữ Gìn Sự Trong Sáng Của Tiếng Việt
     
    Chỉnh sửa cuối: 26 Tháng một 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...