Bitcoin có được coi là tài sản không? Bitcoin là một loại tiền tệ kĩ thuật số (đồng tiền ảo) được phát hành dưới dạng phần mềm mã nguồn mở vào năm 2009 bởi Satoshi Nakamoto. Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối internet mà không thông qua một tổ chức trung gian nào. Khác với các loại tiền tệ vật chất truyền thống (đồng đô la, đồng euro, Việt Nam đồng), bitcoin không có ngân hàng riêng. Nó được tạo ra và nắm giữ dưới dạng điện tử, tự bản thân bitcoin đã chính là một ngân hàng. Số lượng bitcoin là có giới hạn. Ước tính đến năm 2140, sẽ có 21000000 bitcoin được lưu hành như phần thưởng dành cho người đào bitcoin và phần thưởng này giảm theo quy tắc định trước: Cứ mỗi 210000 khối (khoảng 4 năm), phần thưởng dành cho người đào bitcoin sẽ giảm đi một nửa. Cũng có nghĩa là, những người đi tiên phong trong việc đào bitcoin có thể kiếm được số lượng nhiều nhất với chi phí thấp nhất. Mua bitcoin tại đây: Remitano.com Hiện tại, bitcoin vẫn chưa được coi là tiền tệ cũng như hàng hóa tại Việt Nam, nó không được dùng để thanh toán bất cứ dịch vụ nào mà chúng ta chỉ có thể bán đồng tiền này với mục đích đầu tư mà thôi. Bitcoin cũng chưa được pháp luật thắt chặt và bảo vệ. Bitcoin vốn dĩ chỉ là một loại tiền nhái, tiền ảo và chúng không có giá trị như những loại tiền giấy hay giấy tờ có giá trị khác đang được lưu hành. Những biến động lớn trong giá trị của mỗi bitcoin đã tạo nên những lời trỉ trích về tính phù hợp kinh tế của loại tiền này. Tuy nhiên, ở một số quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản hay Mĩ đã được công nhận là một loại tiền tệ. Ở Trung Quốc, bitcoin được công nhận là một thứ tài sản hợp pháp của công dân. Nó không chỉ là tài sản cá nhân mà còn là tài sản mà công dân Trung Quốc được phép sở hữu hơn cả "hàng hóa" đơn thuần, trong khi một số sản phẩm khác xung quanh Bitcoin vẫn bị coi là bất hợp pháp hoặc bị cấm. Ở Nhật Bản, các công ti và tập đoàn lớn cho phép bitcoin được sử dụng trong các quán cafe, nhà hàng như một công cụ thanh toán. Còn ở Mĩ thì sao? Ở Mĩ, lượng tiền cơ sở của bitcoin được định giá hơn 109 tỷ đô la Mĩ - là loại tiền mã hóa có giá trị lớn nhất. Chưa dừng lại ở đó, một số doanh nghiệp còn coi bitcoin là công cụ kinh doanh của mình. Mặc dù 95% trong số đó thất bại nhưng 5% đang phát triển sẽ trở thành những doanh nghiệp đột phá. Bitcoin đang ngày càng dành được sự tin tưởng của mọi người vào nó trong việc đầu tư (giống như vàng) vì thế giá trị của bitcoin đang ngày càng tăng lên. Cũng có rất nhiều cơ sở nước ngoài như Over Stock, Dish, CheapAir, Gyft.. chấp nhận bitcoin làm phương tiện thanh toán. Chưa kể đến việc số lượng bitcoin còn đủ để đào đến năm 2040 và sau thời điểm đó, bitcoin sẽ tiếp tục được tạo ra thì tiềm năng phát triển của đồng tiền ảo bitcoin là rất lớn. Từ những lí do nêu trên, cho dù bitcoin có không được công nhận là một loại tiền tệ chính thức đi chăng nữa thì nó cũng xứng đáng được coi là một loại tài sản.