Năm 1407 khi nhà Minh đánh bại nhà Hồ, nhà Minh đặt ách đô hộ lên Đại Ngu - tên nước ta thời bấy giờ, đặt nước ta thành quận Giao Chỉ. Người Việt lập tức nổi lên chống quân Minh, mà lớn nhất là của nhà Hậu Trần, đã có những thời điểm tưởng chừng có thể khôi phục lại giang sơn của người Việt. Tuy nhiên, do sự thiếu đoàn kết giữa các thủ lĩnh quân nổi dậy người Việt, quân Minh vừa mua chuộc gây chia rẽ, vừa khủng bố trấn áp rất tàn bạo (chặt đầu, đốt xác, cuốn ruột vào cây), hòng đè bẹp mọi ý chí phản kháng của người Việt. Mặc dù vậy, dưới sự cai trị tàn bạo, khắc nghiệt của nhà Minh, người Việt rất oán hận, luôn ấp ủ chờ thời cơ nổi dậy. Lê Lợi vốn là phụ đạo Lam Sơn (tên gọi thổ tù), nối đời làm hào trưởng Lam Sơn, trước từng theo vua Trùng Quang làm chức Kim ngô Tướng quân, sau Hoàng Phúc chiêu dụ đến cho làm Thổ quan Tuần kiểm, Lê Lợi không theo. Ông ẩn thân ở núi rừng làm nghề cày cấy; tự mình đọc sách kinh sử, nhất là càng chuyên tâm về các sách Thao Lược; hậu đãi các tân khách; chiêu nạp kẻ trốn, kẻ làm phản; ngầm nuôi kẻ mưu trí; bỏ của, phát thóc để giúp cho kẻ côi cút, nghèo nàn; hậu lễ, nhún lời để thu nạp anh hùng hào kiệt; đều được lòng vui vẻ của họ. Lê Lợi thấy người Minh tàn ngược, khẳng khái nói: "Trượng phu sinh ở đời phải nên cứu nạn lập công, sao lại chịu khổ làm tôi tớ người ta!" - Lê Lợi - Việt Sử tiêu án. Nhà Minh tin lời Lương Nhữ Hốt, bức bách Lê Lợi gấp gáp, Lê Lợi bèn đại hội tướng sĩ, bàn việc khởi binh. Mùa xuân, tháng giêng, ngày Canh Thân, năm 1418 Lê Lợi khởi binh ở Lam Sơn, xưng là Bình Định vương, cử cháu là Lê Thạch làm Tướng quốc, truyền hịch đi các nơi cùng chống quân Minh. Cuộc khởi nghĩa mở đầu được Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô đại cáo: "Vừa khi cờ nghĩa dấy lên, Chính lúc quân thù đang mạnh. * * * Tuấn kiệt như sao buổi sớm, Nhân tài như lá mùa thu." Sự xuất hiện của Lê Lợi đã từng bước thay đổi cục diện giang sơn. Sau những thất bại liên tiếp buổi đầu, thì bước ngoặt đã đến khi Lê Lợi chuyển hướng tấn công ra phía Bắc. Và trong cuộc tiến công làm nên lịch sử ấy, năm 1426 tại cánh đồng Tốt Động – Chúc Động, bộ ba tướng Lý Triện, Đinh Lễ, Nguyễn Xí đã phối hợp chỉ huy 6, 000 quân Thiết Đột đánh bại gần chục vạn quân Minh, tạo nên một kỳ tích vô tiền khoáng hậu, khiến quân Minh tổn hao lực lượng nghiêm trọng và rơi và thế co cụm phòng thủ, giúp quân Lam Sơn lấy được đại thế để từ đó hoàn toàn giành lại được độc lập cho dân tộc, lập nên nhà Hậu Lê kéo dài hơn 300 năm. Và Trận Tốt Động - Chúc Động được lấy cảm hứng để tái hiện những trận đánh oai hùng của khởi Nghĩa Lam Sơn. Từ đó cho ra đời bộ phim mang tên Bình Ngô đại chiến (Tựa tiếng anh: The Pacification of The Wu). Đây là một bộ phim hoạt hình lịch sử Việt Nam theo phong cách diễn họa ra mắt năm 2020 nằm trong dự án Việt Sử Kiêu Hùng được sản xuất bởi Đuốc Mồi và Đạt Phi Media. Tổng thế dự án được kéo dài hơn 3 năm, bộ phim ngốn 15 tháng thực hiện, 13 lần đổi kịch bản, hơn 1.200 shot hình. Bộ phim có sự tham gia của NSƯT Thành Lộc, anh tham gia lồng tiếng cho 2 nhân vật Trần Hiệp và Lý Lượng. [3] Cùng với đó, bộ phim cũng có sự tham gia của dàn diễn viên lồng tiếng trẻ của Đạt Phi Media. Vậy trận Tốt Động - Chúc Động được Đuốc Mồi cùng Đạt Phi Media tái hiện như thế nào? Mở đầu là 4 câu thơ: "Giáo mác đầy đường, đâu chẳng là giặc Minh cuồng bạo Sách vở cả nước, đều trở thành một đống tro tàn Muốn tìm sự tích sót lại trong đống than tro Khó tránh tiếng thị phi trong việc biện giải chữ" Hợi "và chữ" Thị " - Ngô Sĩ Liên - Trong mỗi người dân đều có một ngọn lửa cháy âm ỷ, nhiệm vụ của chúng ta chỉ là đốt lên một ngọn đuốc mồi, để những đốm lửa nhỏ kia bùng lên thành một đám cháy, thiêu rụi sự tàn bạo của quân Minh. Và những câu nói ấn tượng trong bộ phim" Bình Ngô đại chiến " - Nguyễn Xí: Giặc chính là giặc. Đã là giặc thì phải giết" - Lý Triện: Sinh vào thời loạn nhân từ chính là điểm yếu chí mạng. - Đinh Lễ: Đến ngàn thì giết ngàn, đến vạn ta giết vạn. Chỉ cần bàn tay này nhuốm máu nhiều một chút thì huynh đệ Lam Sơn bớt phải đổ máu. - Tiểu Nguyệt: Đừng khóc, em chỉ là một tên gián điệp. - Trần Hiệp: Không phải ai khởi nghĩa cũng là anh hùng. Những mỗi người nằm xuống đều là nghĩa sĩ. Huynh không phải là anh hùng, đệ không phải là anh hùng. Chúng ta chỉ là những người dân thường, đưa họ, đưa dân tộc này đến này thái bình. Không phải ai khởi nghĩa cũng là anh hùng, nhưng mỗi người nằm xuống đều là nghĩa sĩ. Và cách mà người dẫn thay đổi nhịp phim thật sự là đỉnh cao: "Vậy là trên mảnh đất Đại Việt, bánh xe lịch sử lại một lần nữa xoay chuyển. Người vào tuyệt lộ được ban cho hy vọng. Kẻ gian hùng nuốt trọn càn khôn. - Cái ta cần không chỉ là chiến thắng mà là diệt sạch không còn một mống. - Lý Lượng Là đại nghĩa sẽ thắng hung tàn.. - Tự do sao trông chờ kẻ địch ban phát - Trần Hiệp Hay chí nhân sẽ thua cường bạo.. - Thái bình chỉ có thể do kẻ mạnh tạo ra rồi ban cho kẻ yếu - Lý Lượng - Tự do chỉ có thể do mình giành lấy - Trần Hiệp - Khi kẻ mạnh kiến tạo thái bình, kẻ yếu ắt phải đổ máu lót đường - Lý Lượng - Để người dân không phải sợ hãi đồ đao của quân thù - Trần Hiệp - Rồi hòa thân sẽ soi sáng, bọn chúng sẽ dần quy thuận mà quên đi gốc rễ - Lý Lượng - Để dân tộc này không phải sống đời nô lệ - Trần Hiệp - Vì là kẻ mạnh, lúc này ta sẽ không ngần ngại - Lý Lượng - Non sông này mãi mãi là của con dân Đại Việt - Trần Hiệp - TÀN SÁT / QUYẾT TỬ!" Tự do không thể chờ ai ban phát. Tự do phải do chính tay mình tự giành lấy! Ngại gì mà không xem cho bộ phim lịch sử này 1 like 1 share