Chào tất cả các bạn, Đọc những vần thơ trên chắc hẳn các bạn cảm thấy rất quen thuộc, bởi đó được coi như bản Tuyên ngôn Độc lập của nước ta trước các thế lực phương Bắc. Hơn 500 năm đã trôi qua kể từ khi Bình Ngô Đại Cáo được Nguyễn Trãi công báo trước thiên hạ, giá trị bài cáo vẫn luôn trường tồn theo thời gian cùng với lớp lớp thế hệ con dân đất Việt trong công cuộc giữ gìn bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia. Chúng ta vẫn thấy khí thế hào hùng ấy trong thời đại Hồ Chí Minh, trong công cuộc bảo vệ biên giới hải đảo hôm nay, đủ để thấy sức sống mãnh liệt, giá trị thời đại của Bình Ngô Đại cáo lớn đến thế nào. Đúng là "Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam". Thông qua bài viết này tôi muốn làm rõ hơn về giá trị thời đại của tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo để mỗi người chúng ta thêm tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc mình. Như các bạn biết, nhà Minh là một trong những triều đại quân sự mạnh nhất Trung Quốc. Lãnh thổ Trung Quốc dưới triều Minh cũng được mở rộng thêm nhiều so với triều Tống trước đó nhờ các tướng tài của họ. Nhưng có một quốc gia láng giềng nhỏ bé mà các đời vua Minh luôn để mắt, bởi họ là ai: Những người đã 3 lần đánh bại quân Nguyên Mông, một nỗi hổ thẹn trong lịch sử Trung Hoa, đặc biệt đó còn là nơi sinh ra cựu thù của triều Minh, Trần Lượng, bởi suýt chút nữa họ Trần đã thống nhất Trung Hoa, nếu không có kế trá hàng, một hạ sách mà Chu Nguyên Chương phải lựa chọn. Nhân lúc triều Trần của Việt Nam suy yếu, nhà Minh quyết định đem binh ồ ạt xâm chiếm lãnh thổ, cũng là nhổ cái gai trong mắt họ bấy lâu nay, lần lượt các tướng tài sẵn sàng xung trận lập công, điển hình là Liễu Thăng, một vị thượng tướng với chiến tích chinh phục Cao Ly, một dân tộc của những JuMong. Với dã tâm bành chướng cho bằng được cùng đội quân hùng hậu, áp đảo về số lượng, không có gì lạ khi ban đầu quân Minh đã áp đảo quân đội non trẻ với số lượng ít ỏi của các nghĩa quân Đại Việt. Nhưng.. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, cứ mỗi khi đất nước nguy nan lại xuất hiện anh hùng. Sứ mệnh lịch sử lần này được giao phó cho mảnh đất Lam Sơn. Ở đó các anh hùng tụ nghĩa, trong muôn vàn câu chuyện lúc nước sôi lửa bỏng, có một Nho sinh nước mắt theo tiễn cha (trên đường cha bị giặc Minh bắt và áp giải sang Trung Quốc), nỗi căm hờn đã biến thành sức mạnh, tìm đến Lam Sơn, nguyện theo tiếng gọi non sông, vị nho sinh ấy có tên Ức Trai. Có điều gì đó chúng ta thấy trong Ức Trai giống với hình ảnh sau này của chàng trai Nguyễn Tất Thành lúc chia tay người cha (đang nhận án treo của triều đình) để nói lời từ biệt cha, đi tìm đường cứu nước không biết đến ngày trở vê. Và đến khi Ức Trai trở thành vị tướng lãnh binh đuổi giặc, với tên gọi Nguyễn Trãi, chúng ta thấy một khí phách, trí tuệ và tầm nhìn giống với vị anh cả quân đội thời đại Hồ Chí Minh. Cũng chiến lược du kích ấy, nhưng kết hợp trí tuệ của tướng tài với sức mạnh toàn dân thì chẳng kẻ thù nào ngăn nổi bước chân ta. Để rồi ngày ca khúc khải hoàn, người anh hùng nhấp bút viết Đại Cáo Bình Ngô. Có khi nào ai đó thắc mắc, đuổi giặc Minh nhưng lại là Bình Ngô, bởi tuyên bố thắng lợi ấy đâu chỉ thắng lợi đối với một thế lực chính trị đương thời phương Bắc, mà là muôn đời tổ tông bọn chúng. Quả là thù cha đã được trả bằng thắng lợi cho non sông. Nhưng giá trị lớn nhất của bản cáo được đúc kết qua 2 câu: "Đem đại nghĩa để thắng hung tàn Lấy chí nhân để thay cường bạo." Đó như một lời di chúc cho muôn vàn thế hệ sau. Và đến thời đại hôm nay chúng ta vẫn luôn vâng theo lời dạy đó, trước những sự kiện chủ quyền quốc gia, vẫn luôn duy trì đường lối ngoại giao lấy chính nghĩa, luật pháp quốc tế để duy trì hòa bình ổn định, bởi mọi thế lực đều biết sức mạnh của Việt Nam đến từ đâu, chẳng kẻ thù nào dám coi thường chúng ta. Cuối cùng, thông qua bài viết này, mong rằng chúng ta hãy trân trọng và thêm hiểu biết sâu sắc về giá trị của bài Bình Ngô Đại Cáo, để tinh thần yêu nước được nhân rộng và lưu truyền đến muôn đời thế hệ Việt Nam. Mời bạn đọc: Bình Ngô Đại Cáo - Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi là nhà thơ, nhà văn cổ điển nổi tiếng của nền văn học trung đại Việt Nam. Tiên Sinh từng được Lê Thánh Tông- hoàng đế thứ năm của triều đình nhà Lê phải thốt lên lời ngợi ca "Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo". Nói về lĩnh vực văn chương, những tác phẩm của ông từ chữ Nôm đến chữ Hán đều đạt đến đỉnh cao nghệ thuật, đúc kết tinh hoa của mọi tư tưởng, mọi thứ đều hay và đẹp đến lạ thường. Chính những giá trị đó đã khiến cho áng thiên cổ hùng văn "Bình ngô đại cáo" còn vang vọng mãi theo thời gian, là bản tuyên ngôn đanh thép về độc lập, chủ quyền của dân tộc. Bài Cáo rất hay và vô cùng ý nghĩa, có lẽ mọi người đã được học đoạn đầu tiên vào năm lớp 8 và lên lớp 10 sẽ học kĩ hơn. Văn học trung đại rất khó tiếp nhận, nhưng nếu ta hiểu được ý nghĩa khái quát của các tác phẩm ấy thì sẽ thấy nó hay vô cùng và rất đáng để lưu lại vào những cuốn sổ tay xinh xinh!
Bài viết của bạn rất hay. Theo mình thấy, đây là một tác phẩm mà ban đầu các bạn học sinh đọc sẽ khá khó tiếp nhận, khó thấm, vì lời cáo không mềm mại như những lời thơ thông thường, nhưng sau khi đọc kỹ, phân tích ra thì sẽ hiểu rõ, hiểu rõ rồi thì sẽ thấu đáo được ý nghĩa của tác phẩm và sẽ thấy được cái hay, và những giá trị của tác phẩm này. Khi mình học tác phẩm này, Những lời cáo đã gây tác động mạnh mẽ đến mình, khiến mình cảm nhận được những hào hùng của một thời kỳ lịch sử đã xa.