Mới gia nhập diễn đàn xin phép đóng góp 1 bài viết Bí quyết tu luyện IELTS từ 3.0 lên 8.0 1. HÃY HỌC THẬT CHẮC CHẮN NGỮ PHÁP Lời khuyên đầu tiên mà mình muốn dành cho các bạn đó là muốn thi được cao, không có cách nào khác là các bạn phải nắm thật chắc kiến thức về Ngữ Pháp tiếng Anh. Mình có may mắn là trước đây khi mình ôn thi Đại học thì đã dành rất nhiều thời gian để trau dồi và củng cố các kiến thức ngữ pháp từ cơ bản đến nâng cao rồi. Vậy nên khi bước vào một kì thi dạng quốc tế như IELTS mình không còn mất nhiều thời gian để ôn tập thêm ngữ pháp nữa. Do vậy, mình nghĩ nền tảng ngữ pháp chắc chắn sẽ là lợi thế lớn khi đi thi IELTS với các bạn học sinh cấp 3 đã và đang ôn thi vào Đại học khối D. Ngoài ra, với những bạn kiến thức ngữ pháp còn kém hoặc chưa chắc, các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu và sách đã được chia sẻ rất nhiều. Các bạn download ở đây: Tất cả tài liệu về IELTS tại ieltsdefeating.com/tai-lieu-ielts/ Tài liệu về ngữ pháp tại ieltsdefeating.com/tai-lieu-ielts/tat-ca-tai-lieu-grammar-tu-co-ban-toi-nang-cao/ Còn nếu vẫn chưa cảm thấy yên tâm bạn nên đăng ký cho mình một khóa học luyện thi IELTS ở một số trung tâm uy tín. Bạn có thể tham khảo một trung tâm mình đã từng học qua : Trung Tâm CHD Đ/c: 217 Nguyễn Ngọc Nại, Thanh Xuân, Hà Nội (Có cả địa chỉ Sài Gòn mà mình kok nhớ).. Website: Link Facebook: Du Học CHD 2. DÀNH NHIỀU THỜI GIAN ĐỂ HỌC THEO NGƯỜI BẢN NGỮ Lời khuyên tiếp theo mà mình muốn đưa ra đó là để học tiếng Anh trong dài hạn (chống chỉ định với các bạn muốn học thi gấp) thì các bạn nên nhìn theo người bản xứ và bắt chước lại họ. Cách này có thể áp dụng cho cả học nói và học viết tiếng Anh. Cụ thể hơn: Khi học nói, mình xem và nghe rất nhiều những video clip ngắn dạng vlog, phim ngắn.. được dựng và đóng bởi người châu Á gốc Mỹ hoặc Úc trên youtube và rồi mình học theo cách nói chuyện, diễn đạt của người ta. Đây có thể chỉ là ý kiến cá nhân của riêng mình nhưng mình thấy tuy những youtuber này đều được coi là người bản xứ rồi và hầu như giọng của họ không bị dính tí accent nào cả, nhưng nhìn chung từ chất giọng đến tông giọng của họ vẫn rất giống với giọng của người châu Á chúng ta. Do đó, mình cảm thấy bắt chước những người gốc Á này có phần dễ hơn là những người Mỹ, Anh hay Úc thuần chủng. Tuy nhiên, đây hoàn toàn tùy thuộc vào preference của mỗi người và mình hoàn toàn ủng hộ các bạn bắt chước bất kỳ người bản địa nói tiếng Anh nào mà bạn cảm thấy yêu thích hoặc dễ bắt chước nhất. Dưới đây là link một số youtube channels mà mình subscribe cho các bạn tham khảo: Wong Fu Clothes encounters: Anna Akana Community Channel Nigahiga Ngoài việc nghe và bắt chước cách phát âm của người bản địa, các bạn cũng nên chú ý đến cả cách biểu lộ cảm xúc của người nước ngoài như thế nào nữa. Cố gắng làm sao để ngữ âm của bạn nghe thật nhẹ nhàng và thoải mái, chứ đừng cố gắng gượng ép cho giống người bản địa thì đôi lúc nghe sẽ bị cứng và không tự nhiên. Việc phát âm chuẩn, nhấn đúng trọng âm của từ do vậy cũng góp một phần rất quan trọng vào ngữ điệu lời nói của bạn khi giao tiếp bằng tiếng Anh. Pronunciation theo mình cũng là kĩ năng dễ cải thiện bằng cách tự học nhất và cũng dễ ăn điểm nhất trong phần thi IELTS Speaking. Do đó, các bạn nhớ hãy dành thật nhiều thời gian để tự ôn luyện cách phát âm của mình nhé! Thêm vào đó thì xem phim hoặc show nước ngoài có phụ đề bằng tiếng Anh cũng là một cách "truyền thống" nhưng cực hay và hiệu quả để các bạn vừa học vừa giải trí. Phần mấu chốt ở đây là các bạn xem cách mà người bản xứ họ diễn đạt và biểu lộ cảm xúc qua lời nói đa dạng và đầy màu sắc như thế nào, cố gắng cảm nhận cả văn hóa giao tiếp của họ và bắt chước hoặc biến tấu cái văn hóa đó sao cho hợp với tính cách của riêng bạn. Ngoài ra thì hàng ngày mình đều tiếp xúc rất nhiều với tiếng Anh thông qua các bài báo hoặc bài chia sẻ bằng tiếng Anh trên mạng. Các bạn không nhất thiết là cứ phải tìm đọc các bài báo mang tính chất thời sự, chính trị nóng bỏng mới nâng được vốn từ, mà theo kinh nghiệm cá nhân mình thì kể cả đơn thuần là đọc các tin giải trí, xã hội cũng đã có thể giúp các bạn học được thêm được kha khá từ mà các bạn có thể sử dụng ngay trong đời sống hàng ngày rồi. Nhưng nhất thiết hàng ngày các bạn đều phải cố gắng đọc hoặc nghe một thứ gì đó bằng tiếng Anh để từ từ nâng cao hoặc giữ cho kĩ năng nghe-đọc của mình không bị kém đi. 3. QUÁ TRÌNH LUYỆN WRITING Khi học viết, ngoài sự hướng dẫn chi tiết của thầy cô được học, mình cũng có tham khảo thêm trang web của một số cựu giám khảo chấm thi IELTS mà chắc hẳn đã rất nổi tiếng với nhiều người rồi. Các bạn có thể lên đọc tất cả các bài dạy và cả bài viết mẫu band 9.0 của các thầy để đọc và làm theo cách hành văn như thế nào cho đúng chuẩn IELTS. Trước đó các bạn cũng nên tìm đọc Writing Band Descriptors của IELTS để hiểu cách thức chấm điểm viết ra sao để hạn chế các lỗi thường gặp, ví dụ lỗi viết lạc đề, thiếu mạch lạc, thiếu sức thuyết phục.. của bài Writing task 2. Các bạn xem thêm bài mẫu writing tại: 43 bài mẫu writing task 2 band 7.0 – 8.0: Ieltsdefeating.com/chu-de-ielts/sample-essays/bo-bai-viet-mau-ielts-writing-task-2-band-7-0-8-0/ 1000 bài mẫu writing task 1 + 2: Ieltsdefeating.com/chu-de-ielts/sample-essays/1000-bai-mau-writing-task-1-task-2/ 4. KHÔNG GÌ THAY THẾ ĐƯỢC VIỆC LUYỆN ĐỀ Lời khuyên cuối cùng mà mình muốn dành cho các bạn, đặc biệt là những bạn chưa từng có kinh nghiệm thi IELTS bao giờ, đó là hãy thực hành thật đầy đủ tất cả những bài test trong bộ đề IELTS Cambridge, từ quyển 4 đến quyển 11 thôi. Sau khi làm hết được những cuốn sách này xong, mình hi vọng các bạn sẽ làm quen được với cách thức thi nghe và đọc của IELTS và tự đúc rút được ra cho mình những kĩ năng làm bài phù hợp nhất với mình. Ví dụ như với cá nhân mình, sau khi thực hành làm đề ở nhà như vậy, mình rút được ra kinh nghiệm là với bài đọc, khác với nhiều bạn là đọc câu hỏi trước rồi sau đó mới đọc bài, thì với mình, mình phải đọc hết bài đọc đó để hiểu trước đã rồi mình mới có thể chuyển sang làm phần câu hỏi được. Hay như với phần bài nghe thì mình học được cách tận dụng thời gian 10s chờ chuyển tiếp từ task này sang task kia để đọc thật nhanh trước các câu hỏi tiếp theo; khi đã đọc trước đề như vậy, mình thường cảm giác bớt lúng túng và sẽ tập trung hơn trong khi làm bài nghe. Ngay cả với học viết cũng vậy, để có thể đạt được điểm cao từ band 7.0 trở lên, ngoài thời gian học trên lớp, các bạn cũng phải thường xuyên luyện tập viết ở nhà nữa và đặc biệt quan trọng là nên nhờ thầy giáo chữa lại bài chi tiết cho bạn để các bạn có thể học từ lỗi sai của mình, sửa chữa và từ đó mà tiến bộ. 5. MỘT KỶ NIỆM ĐÁNG NHỚ TRONG QUÁ TRÌNH LUYỆN ĐỀ Lần đầu tiên mình được thầy giáo chữa bài viết task 2 một cách chi tiết, mình đã khá là bất ngờ vì lúc đó mình nghĩ mình đã trả lời đúng câu hỏi đề bài ra rồi nhưng thực tế là không phải; và chỉ cần viết lạc đề một chút thôi là điểm Task Response của bạn đã bị kéo từ 8 xuống 6 một cách nhanh chóng rồi. Để cụ thể hơn thì mình sẽ cho các bạn một ví dụ nhỏ như thế này: Có một đề bài IELTS task 2 từng ra như sau: Advertising discourages people from being different individuals by making us want to be and to look the same. To what extent do you agree or disagree? Vậy để làm bài này, cách làm chung là bạn phải nêu rõ được câu trả lời là bạn đồng ý hay không đồng ý với quan điểm trên và tại sao. Tuy nhiên, bạn sẽ viết lạc đề nếu bạn không đồng ý với ý kiến đó nhưng lại giải thích bằng cách nêu ra những yếu tố KHÁC ngoài advertising (quảng cáo) mà có thể dẫn đến hệ quả là con người ngày càng có ngoại hình và tính cách giống nhau hơn, bởi đây hoàn toàn không phải yêu cầu của đề bài. Do vậy, kinh nghiệm nhỏ của mình là các bạn hãy dành ra 2-3 phút đầu đọc thật kĩ đề bài, phân tích kĩ xem đề gồm những ý lớn nào, bạn được yêu cầu làm gì và chỉ tập trung trả lời những câu hỏi đó thôi. Về mặt từ vựng (lexical resource) thì các thanh công cụ tìm từ đồng nghĩa (thesaurus) thường là thứ không thể thiếu khi mình viết bài. Dĩ nhiên khi vào phòng thi, bạn sẽ không được phép sử dụng những công cụ này nhưng khi luyện tập viết bài ở nhà với nhiều chủ đề khác nhau, dần dần các bạn sẽ tự tích lũy được cho mình thêm được nhiều vốn từ liên quan đến chủ đề của bài viết đó nhờ vào việc tìm kiếm các từ đồng nghĩa như vậy. 6. LỜI KẾT Trên đây là những kinh nghiệm mình đã đúc rút được trong quá trình ôn và thi IELTS. Mình hi vọng đã có thể ít nhiều giúp được cho các bạn có một cái nhìn cụ thể hơn về kì thi tiếng Anh quốc tế này và cách làm sao để vượt qua nó một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, như mình đã nói thì để đạt được điểm đầu ra cao thì vẫn cần rất nhiều nỗ lực, kiên trì và sự tự giác của mỗi bạn, cộng thêm cả sự giúp đỡ tận tình của thầy cô giáo nữa. Mình chúc các bạn sẽ sớm thành công và đạt được số điểm thi IELTS mà mình mong muốn nhé!