1. Bệnh truyền nhiễm là gì? Bệnh truyền nhiễm (còn gọi là bệnh lây), là loại bệnh nhiễm trùng rất phổ biến, có thể lây lan trực tiếp hoặc gián tiếp từ cá thể này sang cá thể khác Tác nhân gây bệnh rất đa dạng, có thể là vi khuẩn, nấm, virut.. 2. Có những điều kiện nào gây bệnh? Muốn gây bệnh, phải có đủ 3 điều kiện: - Độc lực: Đây chính là khả năng gây bệnh, tác nhân gây bệnh phải đủ mạnh để nhiễm vào vật chủ - Số lượng nhiễm phải đủ lớn - Có con đường xâm nhập thích hợp: Gián tiếp hoặc trực tiếp 3. Có những phương thức lây truyền bệnh nào? Mỗi loại vi sinh vật có thể lan truyền theo các con đường khác nhau, đảm bảo cho khả năng của chúng tồn tại trong cơ thể vật chủ Có 2 phương thức truyền bệnh - Truyền ngang: Truyền từ các tế bào này sang khác + Qua sol khí: Khi ho hoặc hắt hơi, các giọt keo nhỏ nhiễm vi sinh vật bắn ra trong không khí, cá thể khi sống trong không gian đó, có khả năng cao nhiễm bệnh. Vì thế, nên sử dụng khăn giấy khi ho, hắt hơi, để hạn chế khả năng phát triển của các vi sinh vật gây bệnh + Qua đường tiêu hóa: Khi ăn các thực phẩm có chứa các vi sinh vật gây bệnh, vi sinh vật có thể xâm nhập vào cơ thể của vật ăn chúng, rồi vật thải ra các chất thải làm các loài khác sử dụng làm thức ăn nhiễm bệnh, vì thế mà bệnh luôn được nhân lên trong quần thể + Qua tiếp xúc trực tiếp, vết thương, hôn nhau, quan hệ tình dục hay chính việc sử dụng chung đồ dùng hằng ngày + Qua vết cắn của động vật, hay việc bị côn trùng đốt - Truyền dọc: Đây là hình thức lây bệnh mà vi sinh vật gây bệnh được truyền từ thế trước samg thế hệ sau. Điển hình là trường hợp truyền bệnh từ mẹ qua con. Mẹ bị bệnh, trong quá trình mang thai, làm thai nhi nhiễm bệnh, hay cho trẻ bú sữa của người mẹ bị bệnh truyền nhiễm 4. Các bệnh truyền nhiễm thường gặp do virut - Bệnh đường hô hấp: Khoảng 90% các bệnh đường hô hấp do virut như viêm phổi, viêm phế quản, cảm lạnh, viêm họng.. Virut thường truyền bệnh qua các sol khí, đi qua niêm mạc vào mạch máu, rồi tới các nơi khác nhau của đường hô hấp - Bệnh đường tiêu hóa: Như viêm gan, viêm dạ dày, tiêu chảy.. Virut thường truyền ngang, xâm nhập vào miệng, nhân lên truyền 1 phần vào máu đến các cơ quan tiêu hóa, 1 phần vào xoang ruột rồi ra ngoài theo phân. - Bệnh về hệ thần kinh: Virut vào cơ thể qua nhiều con đường: Hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, sau đó vào máu, rồi đến hệ thần kinh trung ương - Bệnh lây qua đường sinh dụ c: Lây trực tiếp qua quan hệ tình dục, như HIV, hecpec, viêm gan B - Bệnh da: Như các bệnh đậu mùa, mụn cơm, sởi.. Virut vào cơ thể qua đường hô hấp, sau đó vào máu rồi mới đi đến da, hoặc cũng có thể lây qua việc tiếp xúc trực tiếp, qua sử dụng đồ dùng hằng ngày. 5. Biện pháp phòng tránh Dựa vào các con đường lây nhiễm, muốn phòng tránh bệnh do virut, thì phải thực hiện: - Sử dụng đồ ăn chín, nước chín, thực phẩm phải đảm bảo vệ sinh - Lựa chọn các sản phẩm sữa đã được tiệt trùng - Thường xuyên rửa tay với xà phòng - Che khăn giấy, khuỷu tay khi ho/ hắt xì - Hạn chế sử dụng chung đồ dùng - Tiêm phòng đúng cách để có thể bảo vệ cơ thế khỏi các tác nhân gây bệnh