Bệnh truyền nhiễm là gì? Các bệnh truyền nhiễm thường gặp

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Táo Ngọt, 19 Tháng sáu 2021.

  1. Táo Ngọt Bán Táo Nuôi Mèo

    Bài viết:
    156
    1. Bệnh truyền nhiễm là gì?

    [​IMG]

    Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền từ cá thể này sang cá thể khác. Không phải cứ có tác nhân gây bệnh vào cơ thể là có thể gây bệnh. Muốn gây bệnh phải hội tụ đủ 3 điều kiện: Độc lực (mầm bệnh và độc tố), số lượng nhiễm đủ lớn và con đường xâm nhiễm thích hợp. Tác nhân gây bệnh rất đa dạng: Virut, vi khuẩn, động vật nguyên sinh, nấm..

    2. Các phương thức lây truyền


    [​IMG]

    Mỗi loại bệnh truyền nhiễm có một cách lây truyền riêng:

    - Lây truyền theo đường hô hấp

    - Lây truyền theo đường tiêu hóa

    - Lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp (qua da và niêm mạc bị tổn thương, qua vết cắn của động vật và côn trùng, qua đường quan hệ tình dục).

    - Truyền từ mẹ sang thai nhi (khi sinh nở hoặc qua sữa mẹ).

    3. Các bệnh truyền nhiễm thường gặp

    - Bệnh bại liệt

    - Bệnh cúm A/H5N1

    - Bệnh dịch hạch

    - Bệnh đậu mùa

    - Bệnh sốt xuất huyết

    - Bệnh dại

    - Bệnh giang mai

    - Bệnh bạch hầu

    * * *

    4. Miễn dịch là gì?

    Miễn dịch là khả năng tự bảo vệ đặc biệt của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh (vi sinh vật, độc tố vi sinh vật, các phân tử lạ) khi chúng xâm nhập vào cơ thể.


    [​IMG]

    Có hai loại miễn dịch:

    Miễn dịch không đặc hiệu: Mang tính chất bẩm sinh, bao gồm các yếu tố bảo vệ tự nhiên của cơ thể: Da, niêm mạc, các dịch do cơ thể tiết ra (dịch tiêu hóa, dịch mật, nước mắt, nước bọt), dịch nhầy và lông rung ở hệ hô hấp, các đại thực bào, các bạch cầu trung tính đều có tác dụng tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Miễn dịch không đặc hiệu có vai trò khi miễn dịch đặc hiệu chưa kịp phát huy.

    Miễn dịch đặc hiệu: Xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập, bao gồm hai loại là miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể

    - Miễn dịch dịch thể: Là miễn dịch có sự tham gia của các kháng thể nằm trong dịch thể của cơ thể do tế bào limpho B tiết ra, chúng được đưa vào tất cả các chất lỏng (thể dịch) trong cơ thể: Máu, hệ bạch huyết, dịch tủy sống, màng phổi, màng bụng, dịch khớp, và dịch màng ối. Chúng có thể có trong các chất lỏng do cơ thể bài tiết ra như: Nước mắt, nước tiểu, dịch mũi, dịch tiêu hóa (nước bọt, dịch mật, dạ dày). Chúng có nhiệm vụ ngưng kết, bao bọc các loại virut, vi sinh vật gây bệnh, lắng kết các loại độc tố do chúng sinh ra.

    - Miễn dịch tế bào: Là miễn dịch có sự tham gia của tế bào limpho T độc. Các tế bào mang kháng thể này chịu trách nhiệm tiêu diệt: Các virut, vi sinh vật gây bệnh, thu gom các mảnh vụn trong cơ thể, bằng cách tiết ra một loại protein làm tan các tế bào bị nhiễm độc, ngăn cản sự nhân lên của virut. Trong những bệnh do virut gây ra, miễn dịch tế bào đóng vai trò chủ lực vì virut nằm trong tế bào nên thoát khỏi sự tấn công của kháng thể.

    5. Inteferon (IFN)

    Đây là loại protein đặc biệt do nhiều loại tế bào của cơ thể tiết ra chống lại virut, chống tế bào ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.


    [​IMG]

    Vai trò của IFN và những tính chất cơ bản:

    - Có bản chất là protein, khối lượng phân tử lớn

    - Bền vững trước nhiều loại enzim (trừ proteaza), chịu được pH axit, nhiệt độ cao

    - Có tác dụng không đặc hiệu với virut, tức là có thể kìm hãm sự nhân lên của bất kì loại virut nào

    - Có tính đặc hiệu loài, có thể bảo vệ tế bào sinh ra nó và các tế bào lân cận khỏi sự nhân lên của virut nhờ cơ chế enzim trong một thời gian ngắn chứ không thể bảo vệ tế bào của loài khác. Nó được coi là yếu tố quan trọng nhất của cơ thể để chống virut và tế bào ung thư.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...