Bệnh gout là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và thực đơn cho người bị gout Bệnh gout là bệnh lý rất phổ biến, theo thống kê có khoảng 95% nam giới tuổi trung niên bị gout. Ngoài ra, người nghiện rượu và cà phê, người béo phì, phụ nữ mãn kinh cũng là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao. Để hiểu rõ hơn bệnh gout là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và thực đơn cho người bị gout, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết sau nhé. Bệnh gout là gì? Bệnh gout (gút) còn được gọi là thống phong, đây là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin ở thận khiến thận không thể lọc axit uric từ trong máu. Bình thường, axit uric hình thành trong cơ thể là vô hại, được đào thải ra ngoài qua nước tiểu và phân. Tuy nhiên, với người mắc bệnh gout thì lượng axit uric sẽ tích tụ trong máu theo thời gian. Khi nồng độ quá cao, axit uric sẽ hình thành những tinh thể nhỏ. Những tinh thể này khi tập trung ở khớp sẽ gây viêm và sưng đau cho bệnh nhân. Biểu hiện đặc trưng của bệnh gout là những cơn viêm đau khớp tái phát nhiều lần. Người bệnh dễ bị đau nhức vào thời điểm chuyển mùa, các khớp sưng đỏ và thường xuyên đau nhức về đêm. Vị trí viêm khớp chủ yếu là ở các ngón chân cái; vùng đầu gối, các khớp ngón tay và mắt cá cũng có thể bị viêm nhưng ít gặp. Khi tinh thể axit uric lắng đọng càng nhiều, thì các khớp dễ bị biến dạng, cứng khớp. Bệnh gout là bệnh lý mãn tính, nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe. Các giai đoạn phát triển của bệnh gout Bệnh gout có thể khống chế được bằng thuốc, nhưng tiến triển xấu của bệnh sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Bệnh gout được chia thành những giai đoạn phụ thuộc với mức độ nguy hiểm khác nhau: Giai đoạn 1: Người bệnh chưa có biểu hiện gout rõ rệt nhưng nồng độ axit uric đã tăng lên. Bạn chưa cảm thấy đau, phần lớn chỉ nhận thấy những triệu chứng đầu tiên của gout sau khi chẩn đoán sỏi thận. Giai đoạn 2: Xuất hiện các cơn đau cấp tính trong thời gian ngắn. Mặc dù chưa hình thành hạt tophi nhưng các khớp bắt đầu sưng đau, nóng đỏ. Giai đoạn 3: Nồng độ axit uric đo được rất cao, các tinh thể axit uric bắt đầu hình thành tạo nên những cục u ở ngón chân. Cơn đau nghiêm trọng với tần suất tăng dần theo thời gian. Giai đoạn 4: Tinh thể axit uric hình thành nhiều hơn và tấn công khớp trên diện động, bạn có thể cảm nhận được các khối chất bên dưới da bằng tay. Ở giai đoạn này bệnh đã rất nghiêm trọng, nếu kéo dài có thể phá hủy sụn. Nguyên nhân bệnh gout Nguyên nhân chính gây ra bệnh gout là cơ thể dung nạp và hấp thụ nhiều thực phẩm giàu purin như: Thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản, món chiên rán, nấm khô. Do các rối loạn về gen di truyền (hiếm gặp) ; do tăng sản xuất axit uric, giảm đào thải axit uric hay cả hai. Ngoài ra, bệnh còn có liên quan đến những yếu tố nguy cơ như: - Tuổi tác và giới tính, cụ thể là nam giới và người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. - Tăng cân mất kiểm soát, thừa cân hay béo phí cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout. - Đối tượng đã và đang bị cao huyết áp, tiểu đường, chức năng thận bất thường. - Người mắc bệnh truyền nhiễm, viêm khớp dạng thấp, bệnh tim mạch, tắc nghẽn mạch, xơ vữa động mạch sẽ dễ bị gout hơn người bình thường. - Thói quen uống ít nước khiến cơ thể khó đào thải axit uric qua nước tiểu cũng có thể là nguyên nhân gia tăng nguy cơ bị gout. - Lạm dụng các loại thuốc lợi tiểu (hypothiazid, lasix) cũng kích thích việc sản sinh các tinh thể axit uric gây ra bệnh gout. Dấu hiệu nhận biết bệnh gout Ở giai đoạn đầu, bạn thường không chú ý đến những biểu hiện của bệnh gout, những cơn đau chỉ xuất hiện trong giây lát rồi biến mất. Do đó người bệnh dễ nhầm lẫn bệnh gout với tình trạng đau nhức xương khớp thông thường. Tuy nhiên, đến các giai đoạn sau khi bệnh gout ngày càng nghiêm trọng sẽ có những triệu chứng đặc trưng sau: - Viêm khớp cấp tính với biểu hiện sưng, đau khớp, nhất là ở vị trí đốt bàn chân và ngón chân cái. - Xuất hiện những cục sỏi urat di động dưới da, chủ yếu là ở vùng xương bánh chè, mỏm khuỷu, xung quanh gân gót. - Nóng khớp, khớp sưng đỏ và đau nghiêm trọng khi di chuyển hoặc có va chạm. - Phát hiện sỏi urat, nồng độ axit uric trong hệ thống thận – tiết niệu. Những triệu chứng của bệnh gout thường bùng phát về đêm. Những đợt bệnh cấp tính thì cơn đau chỉ kéo dài vài giờ hoặc trong một vài ngày. Trường hợp bệnh mãn tính khi bùng phát thì cơn đau có thể kéo dài khoảng vài tuần. Biến chứng của bệnh gout Bệnh gout nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, người bệnh không uống thuốc thường xuyên có thể gây ra những nguy hiểm như: U cục tophi: Là tình trạng tinh thể tích tụ dưới da, các khối tophi thường xuất hiện xung quanh đầu gối, ngón chân, ngón tay và tai. Nếu không có biện pháp xử lý thì u cục tophi sẽ ngày càng lớn hơn. Khớp bị tổn thương: Các khớp có thể bị tổn thương vĩnh viễn nếu bệnh nhân không sử dụng thuốc điều trị gout. Từ đó làm gia tăng nguy cơ tổn thương ở xương và các khớp khác. Sỏi thận: Khi các tinh thể axit uric tích tụ ở thận sẽ gây ra sỏi thận. Thực đơn cho người bị gout Để việc điều trị bệnh gout đạt kết quả tối ưu, người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý. Cụ thể: Thực phẩm người bị bệnh gout nên ăn - Uống nhiều nước để tăng cường khả năng đào thải axit uric. - Ăn các loại rau củ chứa ít purin như: Rau cần, dưa chuột, súp lơ, cải xanh, các loại cà. - Bổ sung 500 - 1000mg vitamin C mỗi ngày. - Ăn các loại thịt trắng như: Thịt cá sông, thịt gà vì chúng chứa ít purin nhưng vẫn cung cấp đủ lượng protein cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. - Bổ sung thực phẩm giàu tinh bột và carbohydrate như: Gạo, mì, bánh mì, phở, bún, ngũ cốc, khoai. Vì những loại thực phẩm này chứa một lượng purin an toàn, đồng thời giúp làm giảm và hòa tan axit uric trong nước tiểu. - Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm hỗ trợ đào thải axit uric trong máu như: Cherry, dâu tây, cam, lá sake, cải bẹ xanh. - Sử dụng dầu ô liu, dầu vừng, dầu đầu phộng để giảm lượng chất béo. Nên ưu tiên ăn các món luộc hoặc hấp, hạn chế ăn các món chiên xào nhiều dầu mỡ. Thực phẩm người bị bệnh gout nên tránh - Người mắc bệnh gout nên kiêng ăn các thực phẩm có hàm lượng purin cao như: Thịt bò, hải sản (tôm, cua, ghẹ, sò, ốc), nội tạng động vật, thịt gia cầm để tránh khiến bệnh gout ngày càng nặng thêm. - Hạn chế ăn các loại rau giàu purin như: Cải bắp, măng tây, rau bina, nấm, giá đỗ. - Ăn ít chất béo, nên ăn thịt nạc hoặc thịt gia cầm không ăn da, uống các loại sữa ít chất béo. - Kiêng ăn các loại hoa quả chua, thực phẩm lên men vì chúng có thể làm tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thể. - Hạn chế nêm nếm các loại gia vị như ớt, hạt tiêu vì chúng có thể gây hưng phấn thần kinh tự chủ khiến bệnh gout dễ tái phát. - Không nên uống rượu vì rượu sẽ kích thích quá trình hình thành axit uric trong gan và cản trở việc đào thải axit uric ở thận. Mong rằng bài viết đã giúp bạn đọc biết được bệnh gout là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và thực đơn cho người bị gout. Bệnh gout ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe vì thế người bệnh nên chủ động điều trị ngay khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên.