Giời leo là tên gọi của một loại bệnh trong dân gian, xảy ra chủ yếu vào thời điểm giao mùa. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ mọi đối tượng và gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính thẩm mỹ của làn da. Vậy, bạn đã biết gì về căn bệnh giời leo, nguyên nhân, triệu chứng, hình ảnh và cách chữa bệnh giời leo như thế nào chưa? Nếu chưa hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây. Bệnh giời leo là gì? Giời leo – một trong những căn bệnh viêm da dị ứng xảy ra do acid photpho hữu cơ thông qua việc tiếp xúc với con bọ giời hoặc các loại côn trùng có chứa độc tính. Bệnh thường thấy ở người cao tuổi với tỷ lệ nam – nữ mắc bệnh là như nhau. Bệnh giời leo là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa giời leo Đặc trưng của giời bò là để lại những vệt đỏ dài trên da, bề mặt mọc nhiều mụn nhỏ liti, có nước gây ngứa và đau rát. Tuy giờ bò có thể khỏi sau tầm 5 – 7 ngày nhưng nếu không biết cách khống chế chúng rất dễ lây lan. Nguyên nhân bị bệnh giời leo Theo các chuyên gia cho biết, nguyên nhân gây bệnh có thể do: + Nhiễm virus herpes Zoster – tác nhân gây bệnh thủy đậu. Người sau lần đầu bị thủy đậu, loại virus này sẽ hoạt động trở lại dẫn đến bị giời leo. + Cơ thể thường xuyên bị căng thẳng, mệt mỏi kéo dài khiến cho sức đề kháng suy giảm đã tạo điều kiện cho vius dễ hoạt động và hình thành bệnh. + Môi trường sống ẩm thấp, nhất là vào mùa mưa, thời tiết lạnh chính là yếu tố khiến cho vi khuẩn, virus xâm nhập. Virus có tên là Herpes zoster là tác nhân gây bệnh giời leo Triệu chứng bệnh giời leo Căn bệnh này thường rất dễ nhầm lẫn với zona dẫn đến việc điều trị không đúng cách. Đối với giời leo bạn có thể nhận biết thông qua những triệu chứng như: + Người bệnh bắt đầu có cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, vùng da xuất hiện những vệt đỏ dài khoảng 5cm. + Vùng da bị bệnh sưng đỏ, nổi các mụn nước nhỏ li ti ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể (lưng, đùi, chân, tay, môi, cằm, trán), bề mặt màu trắng xám, trong chứa mủ. + Càng về sau các mụn nước này vỡ ra và chảy dịch gây đau rát, một vài ngay sau chúng sẽ khô lại gây vết sần sùi trên da. Hình ảnh bệnh giời leo Bệnh giời leo có lây không? Tác nhân gây bệnh giời leo là độc tố acid photpho hữu cơ có trong các loại côn trùng bọ giời, kiến ba khoang, sâu ban miêu. Thời điểm bệnh xuất hiện bệnh này nhiều nhất chính là vào các mùa gặt, giao mùa đặc biệt là chuyển giao từ thu sang đông, mùa sinh sản của côn trùng hay không khi có độ ẩm cao. Rất nhiều người nhầm lẫn giữa bệnh giời leo và zona thần kinh vì chúng thường có biểu hiện bên ngoài giống nhau. Nhầm lẫn giữa hai loại bệnh này cực kì nguy hiểm. Không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt, tiền bạc, thời gian điều trị mà nó còn để lại nhiều biến chứng. Do đó bạn cần phải quan sát kỹ vùng da bị bệnh. Viêm da dị ứng có thể ở bất kì vùng da nào, ngược lại zona thần kinh chỉ thường lan theo đường đi của các dây thần kinh từ cùng một bó dây thần kinh. Bệnh giời leo có lây không? Bệnh giời leo rất dễ lây lan qua tiếp xúc thông thường. Chỉ cần dùng tay sờ vào vùng da bị bệnh rồi sờ vào những vùng da khác là bạn đã vô tình làm cho giời leo lây lan ra nhiều hơn. Do đó, khi xuất hiện các vệt đỏ dài khoảng 5cm, dù có ngứa, khó chịu bạn cũng không nên dùng tay để gãi, sờ. Có thể dùng các phương pháp dân gian để giảm đau, làm dịu mát vùng da tạm thời. Sau đó lập tức đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị đúng đắn và nhanh chóng nhất. Ngoài ra cũng không nên sử dụng đồ dùng cá nhân với người khác. Nên để các vật dụng cá nhân của người bệnh như quần áo, khăn, chăn mền riêng biệt.. Bạn cũng nên sử dụng muối loãng để sát khuẩn cho vùng da giời leo. Chữa bệnh giời leo như thế nào? Bệnh giời leo tuy không gây nguy hiểm nhưng nếu không biết cách chữa rất dễ dẫn đến những biến chứng cho sức khỏe như: Bội nhiễm da, đau dây thần kinh, thậm chí có thể phát tán mạnh vào hệ tuần hoàn gây tổn thương não, gan, phổi.. dẫn đến tử vong. Vì thế, người bệnh chớ nên chủ quan, nếu chưa biết có thể tham khảo một số phương pháp điều trị dưới đây. Chữa bệnh giời leo bằng thuốc Tây Các loại thuốc kháng viêm, giảm đau, kháng virus giúp giảm cảm giác khó chịu trên da, tiêu diệt tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, có thể sử dụng thêm một số dung dịch để sát khuẩn, làm sạch da. Để tránh khỏi cảm giác khó chịu, người bệnh có thể sử dụng các thuốc giảm đau thuộc nhóm sterroide. Vùng tổn thương phải được giữ gìn sạch sẽ và được chăm sóc bằng gạc tẩm huyết thanh hoặc dung dịch alumilum acetate 5%. Dùng milian eosin hoặc các dung dịch sát khuẩn Tuy nhiên, dù là thuốc gì bạn cũng nên tuân thủ theo đúng liều lượng mà bác sĩ đã kê đơn, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc sử dụng tại nhà. Chữa bệnh giời leo bằng phương pháp dân gian Để giảm đau rát và loại bỏ độc tố trên da, bạn cũng có thể áp dụng một số phương pháp dân gian từ khổ qua, đỗ xanh, mủ trái sung, lá trúc đào, lá xương cá và vôi tôi.. giã nát rồi đắp lên vùng da bị giời leo. Những cách này rất đơn giãn, dễ thực hiện lại an toàn nhưng có một nhược điểm là thời gian khá lâu nên đòi hỏi người bệnh phải thực sự kiên trì. Chữa bệnh giời leo bằng đậu xanh Đậu xanh và lá khổ qua có tính hàn, mát. Sử dụng một nắm đậu xanh hoặc lá khổ qua, gạo nếp giã nát rồi đắp lên vùng da bị giời leo. Tầm 5 – 7 ngày sẽ lành bệnh. Chữa bệnh giời leo bằng mủ trong trái sung non Chữa bệnh giời leo bằng mủ trong trái sung non Bạn dùng mủ của trái cung non hay vỏ cây sung bôi mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều lên vùng da giời leo. Tầm 2 -3 ngày các mụn nước sẽ héo đi, bớt đau. Chữa bệnh giời leo bằng lá trúc đào Lấy lá trúc đào, đốt thành than, nghiền nhuyễn rồi trộn chung với dầu dừa. Bôi hỗn hợp này ngày 2 lần lên vùng da tổn thương. Chữa bệnh giời leo bằng lá xương cá và vôi tôi Tổ đỉa là một triệu chứng viêm da đặc biệt, xuất hiện chủ yếu ở các vùng lòng bàn tay, bàn chân và ở rìa các ngón tay, chân. Bệnh thường xuất hiện đột ngột và không rõ lý do, với những biểu hiện nổi mụn nước, bong tróc da.. Đây cũng là một phương pháp trị liệu dân gian khá hiệu quả, thời gian lành bệnh nhanh (3 ngày). Bạn dùng tay vò lá xương cá, lấy bọt, cho thêm tí vôi tôi rồi thoa đều lên vùng giời leo. Chữa bệnh giời leo bằng tỏi Chữa bệnh giời leo bằng tỏi Tỏi chính là khắc tinh của bệnh giời leo, bởi nó chứa nhiều chất kháng sinh tự nhiên, loại bỏ virus đồng thời ngăn chặn chúng lây lan, cách chữa đơn giản chỉ cần bóc vỏ, thái lát sau đó đặt chúng lên vùng da bị bệnh từ 10-15 phút rồi dùng vải sạch ẩm lau vùng da khô. Bạn có thể áp dụng cách này một ngày một lần đến khi các vết mụn nước khỏi hẳn. Chữa bệnh giời leo bằng tinh dầu chàm Nó có tác dụng làm giảm các nốt mụn nước, tiêu diệt virus vi khuẩn gây hại đồng thời tăng khả năng phục hồi vết thương. Bạn thoa lượng dầu chàm vừa đủ lên vùng da bị bệnh và để nguyên chúng tự khô, áp dụng từ 2-3 lần 1 ngày tùy mức độ nhẹ của bệnh. Bạn nên chọn mua những loại tinh khiết, không pha tạp chất và có nguồn gốc rõ ràng. Chữa bệnh giời leo bằng nha đam Chữa bệnh giời leo bằng nha đam Nha đam là một thành phần không thể thiếu và có tác dụng thần kì nếu muốn có làn da đẹp và nó có tác dụng chữa bệnh giời leo. Cách thực hiện: cắt lát nha đam đắp trực tiếp lên vùng da bị giời leo hoặc chế thành chất gel lỏng và bôi lên vùng da bị bệnh. Nha đam cũng có thể uống để điều trị từ bên trong, uống trực tiếp nhưng cũng cần loại bỏ cặn nha đam và hòa vào nước với tỷ lệ thích hợp, uống một ngày một cốc. Chữa bệnh giời leo bằng mật ong Chữa bệnh giời leo bằng mật ong Mật ong chứa chất kháng khuẩn vô cùng cao, loại bỏ và tiêu diệt virus, vi khuẩn cả trong và ngoài cơ thể. Bạn có thể sử dụng mật ong như thuốc bôi ngoài da rồi rửa lại bằng nước ấm và có thể áp dụng 2-3 lần/ngày hoặc có thể kết hợp mật ong với nghệ để nâng cao sức đề kháng ngăn chặn bệnh tái phát. Nước mật ong ấm vào buổi sáng còn giúp thanh lọc cơ thể. Chữa bệnh giời leo bằng rượu Hoàng Liên Loại rượu này được ngâm từ 10g hoàng liên với 100ml rượu trắng 30 – 4000, cho rượu ngâm hoặc bạn có thể thoa lên vết thương, sau vài lần thì bệnh có thể khỏi vĩnh viễn mà không bị tái phát. Rượu giúp chữa trị các nốt mụn nước xuất hiện ở vùng niêm mạc môi, miệng, quanh miệng hoặc má hiệu quả. Bệnh nhân cảm thấy khó chịu khi xuất hiện tình trạng ngứa rát và có những mụn nước. Nếu sử dụng rượu để chữa bệnh sẽ khỏi hoặc không bị bội nhiễm có thể tự bớt sau 7-10 ngày. Ngoài ra, có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian khác như rau sam, lá cây xấu hổ, rau dừa nước, cỏ nhọ nồi, mơ leo.. Ngoài việc điều trị, bạn cũng nên chú ý đến việc phòng tránh, tuyệt đối không dùng tay đập côn trùng để tránh dính độc tố; vệ sinh cơ thể, nhà cửa sạch sẽ; không phơi áo quần vào ban đêm; chăm sóc vùng da bị bệnh cẩn thận.. Chữa bệnh giời leo bằng phương pháp Đông y Bài số 1: Trị thể thấp nhiệt Thể thấp nhiệt với các vùng tổn thương có màu đỏ, mụn nước tụ lại, chất nước bên trong vỡ ra hoặc lở loét gây đau nhức, lưỡi hơi đỏ.. Bài thuốc này có những thành phần thảo dược quý giúp thanh hóa thấp nhiệt, lượng huyết, giải độc. Các vị thuốc: Phục linh bì, đậu đỏ, ý dĩ nhân, địa phu tử, kim ngân hoa, sinh địa, xa tiền tử, xích thước, mã xỉ hiện, xa tiền thảo, bội lan, hoắc hương, cam thảo. Mỗi vị thuốc 10g và sắc lấy nước uống. Cách dùng: Mỗi ngày một thang sắc lấy nước uống, uống khoảng 4 thang có thể thấy tình trạng bệnh thuyên giảm. Các sắc như sau; cho vào nồi cùng 5 bát nước sắc đến khi còn hai bắt thì đổ tiếp 4 bát và lại sắc còn lại 1 bát. Hòa nước thuốc lần một với lần hai với nhau chia thành hai phần, uống trong ngày và khi bụng đói. Bài số 2: Trị nhiệt độc Những người bệnh giời leo có những biểu hiện như vùng tổn thương có màu đỏ, nốt ban, mụn nước mọc gom một chỗ hoặc rải đều như dải khăn, nóng rát, đêm không ngủ được, họng khô, miệng đắng, táo bón.. Bài thuốc có thể trị nhiệt độc có tác dụng thanh nhiệt, tả hỏa, giải độc và giảm đau với các vị thuốc huyền sâm, đại thanh diệp, quán chúng, hoàng cầm, liên kiều, kim ngân, sinh địa, mã xỉ hiện, đơn bì sao, xích thược, lục đậu. Bài thuốc cũng được sắc uống theo ngày. Bài số 3: Trị khí trệ huyết ngưng Thể này thường xuất hiện ở những người lớn tuổi, sau khi những tổn thương đã lành nhưng vẫn còn đau, mất ngủ, ngũ tạng phiền nhiệt, lưỡi đỏ hoặc đỏ tối. Nguyên liệu bài thuốc gồm: uất linh, huyền hồ sách, kim linh tử, tử thảo căn, thanh bì, đương quy, bạch thược sao, ty qua lạc, mỗi thứ 12g cũng mang sắc uống trong ngày. Bài số 4: Trị khí trệ huyết ứ Người bị bệnh giời leo với biểu hiện những nốt phỏng sắc tối, đau liên tục, môi thâm, móng tay xanh, chân tay lạnh, cơ thể mệt mỏi, vùng da bị bệnh đã lành nhưng đau. Các vị thuốc như đào nhân, đương quy, sinh địa, chỉ xác, sài hồ, cam theo, xích thược, xuyên khung, cát cách, ngưu tất. Cách sắc thuốc cũng tương tự như bài một với hai lần sắc để chia đều cho hai lần uống trong ngày. Bài thuốc 5: Trị can kinh uất nhiệt Nguyên liệu: hoàng cầm, long đờm thảo, chi tử, trạch tả, mộc thông, sinh địa, đương quy, cam thảo, huyền sâm, mạch môn. Người bệnh có biểu hiện bằng những nốt ban đỏ và có nước, thể bệnh này có khiến da mặt căng bóng, đau như lửa đốt, họng khô, miệng khát, toàn cơ thể bứt rứt khó chịu, nước tiểu vàng.. Bài thuốc 6: Thể tỳ hư, thấp trệ Bài thuốc để kiện tỳ, trừ thấp, giải độc với những biểu hiện gồm sắc ban chuẩn không tươi, mụn nước dày, có thủy bào lớn, loát chảy nước, chán ăn, bụng đầy, sắc nhợt.. Nguyên liệu: hậu phác, trần bì, bạch truật, bạch linh, trạch tả, trư linh, cam thảo, nhục quế, sinh khương, khương hoạt, đại táo, kim ngân hoa, bồ công anh, huyền hồ. Cách dùng: Mỗi thang sắc uống theo ngày. Các bài thuốc này không dùng cho vùng da bị lở loét hay mưng mủ. Cách phòng ngừa bệnh giời leo Chế độ ăn uống hợp lý: ăn những thực phẩm hợp lý bổ sung nhiều loại vitamin có trong rau củ và các loại nước ép trái cây giúp tăng cường đề kháng cho cơ thể hiệu quả ngăn ngừa bệnh giời leo. Tập thể dục mỗi ngày để rèn luyện cơ thể dẻo dai nhiều sức khỏe và đề kháng. Điều trị triệt để những bệnh viêm nhiễm, bệnh cúm để không gặp tình trạng nguy hiểm đến sức khỏe. Giảm căng thẳng, mệt mỏi: Có thời gian nghỉ ngơi, học tập làm việc hợp lý để không gây căng thẳng. Tránh xa những chất kích thích như rượu bia, nước uống có ga hay thuốc lá. Những môi trường ô nhiễm, virus vi khuẩn sinh sống cần tránh xa để chúng không có điều kiện tiếp xúc và gây bệnh Những người bệnh thường xuất hiện những nốt mụn nước, những người lành bệnh không nên tiếp xúc vào vùng da bị tổn thương, để không bị lây nhiễm. Điều trị các bệnh về máu, rối loạn chuyển hóa, nhiễm độc.. Chế độ ăn uống cho người bị bệnh giời leo – Sức đề kháng khi bị giời leo rất yếu nên cần bổ sung các loại thực phẩm chức nhiều vitamin, khoáng chất, nguyên tố vi lượng cho cơ thể như cam, bưởi, củ cải đỏ.. – Uống nhiều nước. Nên uống thêm nước chanh, nước cam tươi. Chế độ ăn uống cho người bị bệnh giời leo – Lựa chọn các thức ăn mát, thanh nhiệt, giải độc như hạt sen, rau má, khổ qua, bí xanh, các loại rau có màu xanh đậm.. – Kiêng cữ các loại thực phẩm giàu arginine như bánh mì trắng, yến mạch, socola, ngũ cốc tính chế, đồ ăn có tính nóng, các món chiên, xào, các loại thức uống có cồn. – Không ăn các loại thức ăn chứa nhiều canxi như tôm, cua. Bệnh giời leo không khó để điều trị và phòng tránh nhưng nếu không biết cách sẽ để lại sẹo, làm mất thẩm mỹ làn da. Để an toàn nhất, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu, bác sĩ sẽ kiểm tra và đưa ra hướng giải quyết nhanh chóng, hiệu quả. Qua bài viết "Bệnh giời leo là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa giời leo" trên, hy vọng sẽ giúp các bạn biết rõ hơn về căn bệnh giời leo qua đó có biện pháp chữa trị và phòng ngừa hiệu quả. Lưu ý: Những thông tin về bệnh giời leo ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, bạn không nên tự ý áp dụng khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.