Truyện Ngắn Bát Phở Và Cậu Bé Nghèo - Trần Việt Đức

Thảo luận trong 'Truyện Ngắn' bắt đầu bởi Trần Việt Đức, 2 Tháng năm 2020.

  1. Trần Việt Đức

    Bài viết:
    8
    Tác phẩm: Bát phở và cậu bé nghèo

    Tác giả: Trần Việt Đức

    Chủ đề: Bài học cuộc sống

    Link thảo luận và góp ý:
    https: //dembuon.vn/threads/cac-tac-pham-sang-tac-cua-tran-viet-duc. 53436/

    * * *

    Một ngày chủ nhật mưa tầm tã như trút nước, các cống rãnh được một hồi hã hê uống nước sau những buổi trưa oi nóng. Xe cộ tan tầm nối đuôi nhau như rết. Quanh các vệ đường, các hàng quán vỉa hè đã dọn dẹp vì trời mưa. Riêng chỉ có quán phở của bà Tám ngay ngã tư là vẫn còn hun hút khói từ nồi nước lèo, khách mua phở ngồi kín lắp đầy không còn một chỗ trống. Một quang cảnh náo loạn, xô bồ, tiếng ồn ào vang vọng từ khắp mọi nơi: Tiếng xe cộ ngoài đường, tiếng quát tháo của bà Tám, tiếng lạch cạch xoong nồi, tiếng nói chuyện của khách, tiếng la của đám nhỏ. Mọi thứ vẫn diễn ra một cách hoàn hảo mặc dù nó vô cùng lộn xộn cho đến khi, Tuân xuất hiện. Tuân là một cậu bé mồ côi, hiện chỉ còn đang sống với một cậu em trai tên là Bảo. Ở cái tuổi này, Tuân không được đi học như bao bạn bè khác, mà phải làm lụng vất vã kiếm sống bằng nghề nhặt ve chai, còn em Tuân thì chỉ mới chập chững lên ba và cũng không được đi mẫu giáo. Hai anh em Tuân chỉ biết nương tựa nhau mà sống bằng những ồng tiền ít ỏi của nghề nhặt ve chai kia. Mỗi ngày, Tuân chỉ bán được tầm năm đến mười nghìn tiền ve chai, mua đủ ổ bánh mì không cho hai anh em lót dạ. Đô thị nhộn nhịp xô bồ đưa đẩy Tuân và em trai tới đây-quán phở của bà tám.

    Ngày hôm đó, khi Tuân đang kéo lê một bao ve chai trên lệ đường cùng thằng em trai lẻo đẻo theo sau thì đến ngay ngã tư-ngay quán phở của bà Tám, Bảo-em trai Tuân reo lên: "Anh ơi! Em đói!". Trong đầu Tuân cũng chợt nghĩ, cả ngày hôm nay, chưa bán được bao ve chai nào, đồng nghĩa với việc chưa ăn và hơn hết, không cần em Tuân nói, Tuân cũng là người hiểu rõ nhất cái cảm giác đói lã kia bởi vì Tuân đã phải vất vã và chịu khổ cả ngày hôm nay. Do đó Tuân quyết định đưa em mình tiến lại gần quán phở. Tuy bản thân cũng muốn vào nhưng Tuân chỉ đứng bên ngoài nhìn và rồi cái đói cũng đã khiến Tuân quyết liều một phen, Tuân lại gần một bàn ăn đã ăn xong, trên đường đi, Tuân đi đến đâu cũng bị những vị khách ngồi xung quanh xua tay đuổi, chê hôi hám. Khi đến được bàn ăn, Tuân đã xin cô phục vụ cho lấy nước phở còn thừa trong tô cho em của mình ăn vì cả ngày nay, em Tuân đã chưa có cái gì vào bụng. Cô phục vụ quay sang nhìn mặt bà Tám. Bà Tám lắc đầu bước tới và quát Tuân: "Biến đi cái đồ hôi hám, đi nơi khác cho tao làm ăn". Sau đó Tuân liền bùi ngùi xin lỗi rồi bỏ đi. Ngày này qua tháng nọ, Tuân đều ghé ngang rồi nhìn quán phở.

    Cho đến một hôm, Tuân đã tích lũy đủ tiền mua phở cho em của mình, Tuân đã ghé sang, trịnh trọng ngồi vào bàn ăn một cách vui sướng và đưa trước tiền cho cô phục vụ, Tuân gọi ra một tô phở thơm phức còn hun hút khói, cẩn thẩn đút em mình từng muổng, rồi bỗng nhiên Tuân nghe thấy tiếng to nhỏ từ xa vọng lại. Đó là bà Tám và một vị thực khách, Tuân lại gần thì biết vị khách đang chấp vấn về việc tại sao mình ăn một tô mà lại tính tiền hai tô. Tuân nhìn lên bàn thì thấy có hai tô đã ăn hết và hỏi vị thực khách nhưng hắn ta không trả lời, mà còn hung dữ quát nạt lại Tuân, căng thẳng càng lên đến đỉnh điểm, hắn múc ngay một vá lớn nước lèo đang sôi ùng ục tạt vào mình Bà Tám, và rồi Tuân đã chạy vội ra đỡ. Toàn bộ vá nước ấy đã hất hẳn vào người của Tuân khiến Tuân bị phỏng rất nặng, còn vị thực khách kia đã vội vã bỏ chạy. Em Tuân nhìn thấy thì khóc thật to, bà Tám vội đóng của tiệm, đưa Tuân đi cấp cứu ở bệnh viện.

    Sau khi được băng lại vết phỏng và cho thuốc, bà Tám đón Tuân khỏi bệnh viện, đưa Tuân về nhà bà Tám, hôm nay đột nhiên bà Tám ân cần với Tuân lạ thường, cơm canh, thuốc men, mọi thứ đều do một tay bà lo rồi đến một ngày, khi vết phỏng hết hoàn toàn, bà Tám đột nhiên đưa ra một quyết định khiến Tuân và em trai Tuân ngạc nhiên rằng Tuân có thể ở đây lâu dài để phụ bà Tám bán phở và bà Tám sẽ cho Tuân và em trai Tuân là Bảo đến trường, tuy lúc đầu Tuân còn e ngại nhưng rồi cũng vì ham thích con chữ nên Tuân đã nhận lời. Hôm sau, vào ngày mở bán đầu tiên của quán phở, bà Tám đã mời Tuân ngồi xuống, và thưởng thức một bát phở, bà Tám bảo: "Đây là bát phở đền bù cho cái hôm kia con bị phỏng, bát phở hôm đó con vẫn chưa ăn xong mà phải không bây giờ hãy cùng em ăn hết bát đó nhé!". Thế đấy các bạn ạ, trong cuộc sống của mỗi chúng ta, hãy biết sống chậm lại, để cho từng nhịp đập của con tim vàng son mỗi chúng ta cảm nhận được những mảnh đời bất hạnh mà rồi mở lòng giúp đỡ.
     
    Chỉnh sửa cuối: 3 Tháng năm 2020
Trả lời qua Facebook
Đang tải...