Viết đoạn văn nghị luận về việc giữ lời hứa

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Wall-E, 20 Tháng hai 2019.

  1. Wall-E

    Bài viết:
    595
    Viết đoạn văn nghị luận về việc giữ lời hứa

    Đề bài:


    Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc giữ lời hứa.

    Mở bài:


    - Giới thiệu vấn đề: ý nghĩa của việc giữ lời hứa

    Thân bài:


    1. Giải thích vấn đề

    - Hứa là nhận lời với ai đó một cách chắc chắn là sẽ làm việc nào đó.

    -> Giữ lời hứa là thực hiện việc mà mình đã nhận lời với ai đó và nó là điều vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Việc giữ lời hứa chính là một đức tính tốt của con người.

    2. Ý nghĩa của việc giữ lời hứa:

    - Việc giữ lời hứa không chỉ chứng minh rằng bạn là người đáng tin cậy mà còn chứng minh bạn rất đáng để người khác ủy thác trách nghiệm.

    - Người giữ lời hứa sẽ được mọi người tin tưởng và quý mến và tôn trọng.

    - Giữ lời hứa cũng cho thấy bạn là người sống có trách nhiệm.

    - Lời hứa còn mang đến niềm tin hy vọng cho người khác.

    - Lời hứa đôi lúc còn thể hiện sự coi trọng người khác của bạn. Nếu bạn thất hứa thì đôi lúc sẽ có người nghĩ họ không được coi trọng trong bạn.

    - Dẫn chứng: Một người bạn nhờ bạn giúp làm bài tập và bạn hứa sẽ giúp bạn đó. Nhưng đến ngày nộp bài thì bạn vẫn chưa làm khiến bạn đó bị điểm kém. Từ đó bạn đã mất điểm trong lòng người khác và bản thân mình cũng tự cảm thấy bứt dứt.

    - Làm thế nào để trở thành một người biết giữ lời hứa?

    + Sống chân thành, giữ chữ tín

    + Chỉ hứa khi chắc chắn bản thân có thể thực hiện được.

    - Phản đề: Vậy mà trong cuọc sống hiện nay vẫn còn rất nhiều người thất hứa. Đó là những con người đáng bị lên án.

    Kết bài


    Liên hệ bản thân và rút ra bài học.


    Văn mẫu tham khảo - 200 chữ:

    Ý nghĩa của việc giữ lời hứa

    Gĩư lời hứa tưởng chừng như là 1 việc đơn giản nhưng lại có ý nghĩa lớn lao đối với con người. Đó là việc có trách nhiệm trước lời nói của mình, phải biết lấy chữ tín làm đầu, không được hứa suông hứa liều; phải làm đúng, thực hiện đúng điều đã nói và đã hứa. Tại sao lại như vậy? Bởi mỗi lời nói ra đều phản ánh phần nào đó tính cách của con người. Nếu con người nói ra mà không thực hiện được sẽ là 1 người nói dối, hão huyền, làm mất niềm tin của người khác. Ngược lạim nếu nói được, làm đươcj sẽ tạo cho người đối diện những ấn tượng tốt đẹp. Người biết giữ lời hứa là người có chữ tín, đáng tin cậy, rất đáng để người khác ủy thác trách nhiệm.Niềm tin bao giờ cũng là 1 trong những yếu tố quan trọng trong mọi công việc, đặc biệt là ở 1 công việc mới. Và để xây dựng niềm tin, một trong những cách tốt nhất là giữ lấy lời hứa của chính mình. Biết giữ lời hưa là 1 nguyên tắc trong ứng xử, giao tiếp. Nó thể hiện sự tôn trọng của mình đối với người khác, đồng thời cũng thể hiện chính bản thân mình là người có lòng tự trọng. Như vậy, lời hứa có thể nói ra 1 cách rất dễ dàng, hãy trở thành một người đáng tin cậy với người khác và biết chịu trách nghiệm cho lời hứa của mình.

    ***

    Một lần bất tín, vạn lần mất tin. Chính chữ tín gìn giữ các mối quan hệ tốt đẹp của con người trong cuộc sống này. Hiểu đơn giản, sống biết giữ chữ tín là coi tọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng. Người biết giữ chữ tín luôn nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình, giúp mọi người đoàn kết và dễ dàng hợp tác với nhau. Bởi thế, người biết giữ chữ tín thường dễ thành công hơn. Ai cũng cần phải biết giữ chữ tín bởi tín nghĩa là yêu tố quan trọng nhất khẳng định danh dự, nhân phẩm của bản thân, gắn kết bản thân với cộng đồng. Người biết giữ chữ tín trong công việc và đời sống mới được người khác tin tưởng, hợp tác, giúp đỡ để thành công. Không giữ chữ tín sẽ bị mọi người xa lánh, khinh bỉ. Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi chúng ta cần phải thực hiện tốt chức trách và trách nhiệm của mình, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn trong các mối quan hệ với mọi người, không nói nhiều hơn những gì mình có thể làm. Giữ lời hứa không chỉ là giữ lời đã hứa mà còn thể hiện ý thức trách nhiệm và quyết tâm của mình khi thực hiện lời hứa. Đã hứa việc gì rồi, cho dù có bị tổn thất cũng phải giữ đúng lời đã hứa. Đó chính là tín nghĩa ở đời, cần phải thực hiện thật tốt.


    Văn mẫu 2:

    Giữ lời hứa ko chỉ là lòng tự trọng của mỗi người mà nó còn là lời hứa giúp chúng ta gắn kết tình bạn mỗi ngày một đẹp hơn. Nếu chúng ta thất hứa thì thật là một điều không phải lẽ vì một khi đã hứa thì phải thực hiện nó cho đến cùng, nếu ko thực hiện được thì có thể nói với họ là như thế chứ không làm được mà nhận lời thật không đúng.

    *Bài văn tham khảo!!

    Có thể nói, giữ lời hứa là một trong những việc làm khó khăn nhất của con người. Trước khi hứa phải suy nghĩ cẩn thận, xem mình có đủ khả năng để thực hiện lời hứa đó hay không và đã hứa thì phải giữ, nếu không thực hiện được thì phải gánh chịu hậu quả, không được che dấu, lờ đi hoặc đổ lỗi cho người khác

    Việc giữ lời hứa không chỉ chứng minh rằng bạn là người đáng tin cậy mà còn chứng minh bạn rất đáng để người khác ủy thác trách nghiệm. Còn nếu không giữ lời hứa, người khác sẽ không những không tin tưởng bạn mà còn xa lánh bạn. Ví dụ như bạn rất tin tưởng và giao một công việc rất quan trọng cho một người bạn nhưng người đó lại không thực hiện mà ngược lại: họ tìm cớ để đùn đẩy trách nghiệm cho việc không giữ lời hứa đó, không thực hiện vì những nguyên nhân này, nguyên nhân khác nghe rất êm tai nhưng sự thật đằng sau lại là người đó lười hoặc quên.... Bạn sẽ cảm thấy mình bị lừa dối và không được tôn trọng. Nếu bạn cũng làm vậy với những người khác, lời hứa của bạn chẳng có chút giá trị nào cả, và uy tín của bạn cũng từ đó mà giảm sút. Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan còn có những nguyên nhân khách quan, đừng vội phán xét tại sao họ không thực hiện lời hứa mà hãy tìm hiểu nguyên nhân họ không thực hiện lời hứa đó, hãy thông cảm cho họ. Có một câu tục ngữ mà ông cha ta đã để lại:

    "Nói lời phải giữ lấy lời,

    Đừng như con bướm đậu rồi lại bay"

    Nói ra thì phải đảm bảo lời nói của mình là đúng, là chân thật , là có đạo lý. Đặc biệt phải đảm bảo cho người khác tin tưởng tuyệt đối vào lời nói của mình. Đừng có lượn lờ như ong như bướm, ý chỉ người nói không chân thật, nói lập lờ, nói đùa cợt rồi không giữ lời hứa.

    Thế nên, khi hứa bất cứ điều gì thì hãy giữ lời hứa đó. Hãy trở thành một người đáng tin cậy với người khác và biết chịu trách nghiệm cho lời hứa của mình.


    * * *

    Bạn có thể mắc phải hàng loạt sai lầm, nhưng nếu bạn biết giữ lời hứa, bạn sẽ được thưởng xứng đáng bằng sự tốt đẹp trong các mối quan hệ và chứng tỏ được cho người khác thấy phẩm chất tốt đẹp của mình. Ngược lại, nếu bạn không giữ được lời đã hứa, những người quanh bạn – ngay cả chính gia đình bạn – sẽ đánh giá những lời bạn nói một cách ít nghiêm túc hơn; hoặc tệ hơn nữa, dần dần không còn tin tưởng hoàn toàn vào bạn.

    Điều rõ ràng là, không có ai là người toàn hảo cả, và sẽ có những lần bạn không thể giữ được lời đã hứa vì nhiều lý do khác nhau – bạn lỡ quên đi, hay vì có một điều gì đó căng thẳng hơn xảy ra. Trong hầu hết các trường hợp, đây không phải là vấn đề, bởi vì việc giữ lời đã hứa không phải là một chuyện cứng nhắc chỉ có hai mặt, hoặc được, hoặc mất; mà là một quá trình kéo dài suốt cả đời người. Nói cách khác, mục tiêu mà bạn nhắm đến không phải là một sự hoàn hảo tuyệt đối, mà là phải cố gắng hết sức để giữ lời hứa ở mức độ càng nhiều càng tốt.

    Cách đây không lâu, tôi có hứa sẽ tham dự một trận bóng đá với con gái tôi. Nhưng rồi vài tuần sau đó, lại có cơ hội xuất hiện trong một buổi nói chuyện phát hình toàn quốc về chủ đề "Đừng cáu gắt vì những chuyện vặt". Cân nhắc mọi mặt, tất nhiên tôi cần phải đi. Con gái tôi thật sự thất vọng. Tuy nhiên, tôi vẫn cảm thấy mình là một người cha may mắn khi con bé ôm chầm lấy tôi và nói qua làn nước mắt: "Không sao đâu bố. Cả năm nay đây là lần đầu tiên bố không đi với con mà". Thành tích của tôi không hoàn hảo lắm – hiếm khi mà có được sự hoàn hảo – nhưng cũng thật khá tốt.

    Con gái tôi hiểu điều đó khi nghe tôi nói: "Bố thật sự mong ước được đến đó với con". Những lời tôi nói không phải là rỗng tuếch. Nó biết rằng những lời đã hứa là quan trọng đối với tôi và tôi đã cố gắng hết sức để thực hiện. Cũng giống như hầu hết mọi người, nó không mong đợi sự toàn hảo, chỉ cần một nỗ lực chân thành để sống trọn vẹn, chỉ cần tôi đã cố hết sức mình.

    Một điều cũng quan trọng là hãy giữ cả những lời hứa có tính cách nhỏ nhặt hơn, hoặc chỉ là ngụ ý. Ví dụ như nếu bạn nói với mẹ mình: "Ngày mai con sẽ gọi cho mẹ". Hãy cố hết sức để giữ lời đã nói. Rất thường khi chúng ta nói ra một số việc – nghĩa là những lời hứa nhỏ nhặt – chỉ vì điều đó làm cho câu chuyện trở nên dễ dàng hơn, hoặc để làm cho ai đó cảm thấy được chú ý đặc biệt hơn vào lúc ấy, và rồi chúng ta không giữ được lời đã nói. Và như thế, làm mất đi còn nhiều hơn cả những ảnh hưởng tích cực có được từ dụng ý tốt của chúng ta. Chúng ta thường nói những điều như: "Tôi sẽ trở lại vào chiều nay" hoặc "Tôi sẽ có mặt ở đó trước 6 giờ"... Và rồi lần này sang lần khác, chúng ta không thực hiện được lời đã nói. Chúng ta cố biện minh cho việc thất hứa bằng những câu như: "Tôi đã cố gắng, nhưng thật sự là quá bận". Nhưng điều đó chẳng an ủi được nhiều đối với người mà ta thất hứa. Đối với hầu hết mọi người, một lời hứa cuội là một chứng cứ rõ ràng hơn, cho thấy những lời hứa đối với ta là không quan trọng mấy.

    Tôi đã nhận ra một điều, tốt hơn là đừng nên đưa ra những lời hứa, ngay cả khi bạn muốn như thế, trừ khi là bạn rất chắc chắn vào việc sẽ có thể đảm bảo cho lời hứa ấy. Nếu như bạn không chắc lắm về việc bạn sẽ thật sự làm được điều gì cho ai đó, đừng nên nói trước là bạn sẽ làm. Thay vì vậy, cứ để sự việc trở thành một điều gây ngạc nhiên. Hoặc là, nếu bạn không chắc lắm là mình sẽ gọi điện cho ai đó, đừng nói trước là mình sẽ gọi... Và nhiều điều khác đại loại như thế.

    Bằng vào việc giữ lời đã hứa, chúng ta góp phần nhỏ nhoi của mình vào việc giúp cho những người thân yêu của mình giảm sự hoài nghi xuống đến mức thấp nhất. Chúng ta cho họ biết rằng, vẫn còn những người có thể tin cậy được và đáng để tin cậy. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên một cách hài lòng nhận ra sự đánh giá cao của mọi người khi mà bạn luôn làm được những gì đã nói, luôn giữ lời đã hứa.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem

    Kể một câu chuyện về việc em giữ lời hứa ngắn gọn


    Mẫu 1

    Đầu năm học mới, em hứa với bố mẹ sẽ học tập thật tốt. Hằng ngày, em đi học đúng giờ. Mỗi tối, em làm đầy đủ bài tập. Trước giờ học, em đều ôn lại bài cũ. Trong lớp, em chăm chú lắng nghe thầy cô giảng bài. Điểm thi các môn học đều cao. Cuối kì, em đã đạt được danh hiệu học sinh xuất sắc. Bố mẹ đã khen ngợi và tặng cho em một chiếc xe đạp. Em cảm thấy rất hạnh phúc.

    Mẫu 2

    Hôm qua, mẹ phải đi công tác. Em đã hứa sẽ giúp mẹ trông coi nhà cửa. Buổi sáng, em thức dậy thật sớm. Ăn sáng xong, em đã quét dọn nhà cửa. Sau đó, em đem quần áo trong máy giặt ra phơi. Em còn tưới nước cho cây cối trong vườn. Đến trưa, bố đi làm về và nấu ăn. Hai bố con ăn uống vui vẻ. Sau đó, em còn rửa bát đũa thật sạch sẽ. Đến chiều, em thu dọn quần áo, cất vào tủ. Khi mẹ trở về thấy nhà cửa gọn gàng. Mẹ đã khen ngợi em. Em cảm thấy rất vui vẻ.

    Mẫu 3

    Cuối tuần, em được về quê thăm ông nội. Em đã hứa với ông sẽ chăm chỉ học tập. Em tự nhắc nhở phải giữ đúng lời hứa. Hằng ngày, em đều đến lớp học đúng giờ. Mỗi tối, em sẽ làm bài tập đầy đủ, ôn lại bài cũ. Trong giờ học, em sẽ chăm chú lắng nghe thầy cô giảng bài. Đến cuối kì, em ôn tập lại toàn bộ kiến thức. Kết quả các môn thi của em rất cao. Em đã đem về khoe ông nội. Ông đã thưởng cho em một chiếc cặp sách. Em rất sung sướng vì nhận được món quà của em.


    Xem thêm:

    Đăng bài viết văn nghị luận kiếm tiền *hot*
     
    Admin thích bài này.
    Last edited by a moderator: 24 Tháng hai 2023
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...