[Bài Thơ] Bão - Tế Hanh

Thảo luận trong 'Thơ Ca' bắt đầu bởi Thiên Túc, 29 Tháng tám 2019.

  1. Thiên Túc Cuộc đời dở hơi cũng là bình thường...

    Bài viết:
    420
    Bão

    Tác giả: Tế Hanh

    [​IMG]

    Cơn bão nghiêng đêm

    Cây gãy cành, bay lá

    Ta nắm tay em

    Cùng qua đường cho khỏi ngã

    Cơn bão tạnh lâu rồi

    Hàng cây xanh thắm lại

    Nhưng em đã xa xôi

    Và cơn bão lòng ta thổi mãi.

    Bài thơ đã được nhạc sĩ Thanh Tùng phổ nhạc thành ca khúc Cơn Bão Nghiêng Đêm do ca sĩ Lê Cát Trọng Lý trình bày.

    Liên quan đến bài thơ này còn có một câu chuyện nhỏ về cuộc đời nhà thơ Tế Hanh được đăng trên báo xuân Đà Nẵng 2013 mời các bạn đọc ở phần tiếp theo.
     
  2. Lãnh Y

    Bài viết:
    315
    Hà Nội đang bão nè :))
     
    Nguyễn Ngọc NguyênThiên Túc thích bài này.
  3. Thiên Túc Cuộc đời dở hơi cũng là bình thường...

    Bài viết:
    420
    Túc nghe đài báo bão lớn lắm. Không biết ngoài ấy sẽ "nghiêng" mấy "đêm" nữa..
     
    Nguyễn Ngọc Nguyên thích bài này.
  4. Thiên Túc Cuộc đời dở hơi cũng là bình thường...

    Bài viết:
    420
    Nhà thơ Tế Hanh

    [​IMG]

    Bài viết của Hồ Duy Lệ - Báo Đà Nẵng xuân 2013.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Năm 1959, khi vào học đệ tứ Trường Phan Thanh Giản - Đà Nẵng, tôi biết thầy Hiệu trưởng Trần Thanh Dung và cũng biết cô giáo Bùi Đặng Hà Phụng. Thời gian học và tham gia phong trào đấu tranh, nghe thầy Trương Văn Thông dạy toán, thầy Hồ Quý dạy Pháp văn đều nói, cô Hà Phụng từng là người yêu của nhà thơ Tế Hanh.

    Sau này, năm 1995, khi làm việc ở Nhà Xuất bản Đà Nẵng, tôi mới có dịp gặp nhà thơ Tế Hanh, khi ông vào Đà Nẵng làm Chủ tịch hội đồng tuyển chọn "Thơ miền Trung thế kỷ XX". Trong lúc mời cơm, uống trà, tôi đọc bài thơ Bão và hỏi nhà thơ:

    - Có phải từ mối tình đầu với cô Hà Phụng mà anh có bài thơ Bão?

    Trầm ngâm mấy giây, nhà thơ nói:

    - Phụng là một, nhưng không phải mình Phụng mà Bão hình thành từ nhiều kỷ niệm, suy tư.

    Nhìn xa xăm, bấy giờ đôi mắt to, sáng, với đôi lông mày rậm không còn nhìn rõ nữa, nhà thơ không giải thích gì thêm, và tôi cũng không hỏi gì thêm.

    Bà Bùi Đặng Hà Phụng từng là một hoa khôi trường Đồng Khánh. Các bạn học cùng lớp với cô từng khen "Phụng có beauté angelique-sắc đẹp thiên thần".

    Lần đầu cô Phụng nhìn thấy chàng trai Tế Hanh là khi cô ra Huế dự thi tuyển vào lớp première Secondaire ở Lycée Khải Định, nơi có anh của cô cùng học với Tế Hanh.

    Trần Tế Hanh, người Quảng Ngãi: Sinh ngày 20-6-1921.

    Bùi Đặng Hà Phụng, người Quảng Nam: Sinh ngày 27-6-1926. "Thế là sinh sau anh một tuần" (*) ! Đó là câu làm quen đầu tiên của thi sĩ tuổi hoa niên Tế Hanh với thiên thần Hà Phụng.

    Năm 1946, Tế Hanh gặp cha mẹ của cô Hà Phụng trình bày nguyện vọng kết tóc xe tơ với Hà Phụng. Tế Hanh ngày nào cũng rỉ tai Phụng: "Nếu đã yêu nhau thì nên sống bên nhau, lo lắng cho nhau.. lỡ có biến cố gì xảy ra mà lạc nhau thì khổ bao nhiêu". Thế rồi, đầu xuân 1947, một đám cưới rất đơn giản được tổ chức tại nhà cậu Chánh, ở La Kham, (Gò Nổi), quê ngoại tôi ".

    Năm 1949, vào mùa Thu, bà Phụng xin về Đà Nẵng chữa bệnh. Khám bệnh bác sĩ người Pháp, Raoul cho bà biết, bệnh gan không đáng lo, có điều bà đã có mang 3 tháng rưỡi. Bà chia tay chồng ở vùng tự do Quảng Nam, hẹn 6 tháng chữa bệnh lành thì về. Vậy, làm sao về kịp như đã hẹn với chồng? Khi thư trình bày lý do của bà Phụng từ vùng tạm chiếm đến được tay Tế Hanh thì, 3 giờ sáng ngày mồng 7 tháng giêng năm Canh Dần, nhằm ngày 22-2-1950, một bé gái chào đời, nặng 2, 9kg. Bà đặt tên cho con là Ý Nhi. Không thể đưa con gái ốm o, đau sốt liên miên ra vùng tự do kháng chiến, thiếu thốn mọi bề, và cũng không thể giao con cho bà ngoại để vào với chồng.. Thế là hai người đành xa nhau với hy vọng cuộc kháng chiến trường kỳ sớm đến ngày ngưng tiếng súng.

    Năm 1952, Tế Hanh đi chiến trường Ninh Thuận ác liệt. Năm 1953, về lại vùng tự do Bình Định, là thời kỳ gia đình Tế Hanh và gia đình Hà Phụng, là 2 gia đình địa chủ nên ở trong diện cải cách ruộng đất, giảm tô, giảm tức, là thời gian Tế Hanh được đồng chí Phó Bí thư Bình Định giới thiệu cô Lâm Yến là cán bộ phụ nữ Bình Định. Hai người lấy nhau năm 1953." Vì Phụng không vào "và" vì gia đình Phụng "là hai lý do Tế Hanh trả lời bà Phụng để lý giải cho việc vì sao ông lấy vợ. Bà Phụng cười mà nước mắt trào dâng. Nỗi đau cứ vậy thấm vào người. Năm 1954, theo tinh thần Hiệp định Genève, Tế Hanh cùng bà Lâm Yến tập kết ra miền Bắc. Kết thúc mối tình đầu dệt bằng thơ bằng mộng, bằng tình nghĩa.

    Một chiều cuối tháng 9 năm 1955, bà Phụng đến Trường Phan Thanh Giản, Đà Nẵng, gặp thầy Hiệu trưởng nhận thời khóa biểu dạy môn toán hai lớp đệ Lục. Thời gian dạy ở trường, bà Phụng gặp, tìm hiểu và nhận lời cầu hôn của ông Trần Thanh Dung, Hiệu trưởng Trường Phan Thanh Giản.

    Ngày 12-7 năm Bính Thân, nhằm ngày 18-8-1956, một lễ cưới được tổ chức tại nhà cha mẹ của Hà Phụng ở số 19 đường Trần Bình Trọng, thành phố Đà Nẵng.

    Năm 1957, Tế Hanh viết bài thơ Bão.

    Sau năm 1975, một lần từ Hà Nội về Đà Nẵng, giáo sư Hoàng Châu Ký đã đưa nhà thơ Tế Hanh đến nhà thăm mẹ con bà Phụng. Đó là lần duy nhất. Thâm tâm, bà không còn muốn gặp mặt người xưa, người đã giáng cho mình một đòn chí mạng năm nào. Theo yêu cầu của chồng:" Em lên trên một tí, anh thấy anh Hanh cứ nhìn xuống bếp, vẻ mặt buồn buồn ". Bà Phụng lắc đầu không chịu lên để mọi người được tự nhiên. Ông Trần Thanh Dung nói nhỏ:" Lên một tí đi em, Phụng ".

    Từ dưới nhà bếp, bà Phụng miễn cưỡng bước lên phòng khách, nơi chồng và hai cô con gái, Ý Nhi, con của Tế Hanh và Cẩm Hoa, con của Trần Thanh Dung đang tiếp giáo sư Hoàng Châu Ký và nhà thơ Tế Hanh, có bia, nước ngọt, trà. Một luồng khí lạnh tràn ngập căn phòng, một sự im lặng nặng nề, khó thở, hình như không ai dám bắt đầu trước và có lẽ không biết bắt đầu gì chăng?

    Để phá tan bầu không khí lặng thinh, sau khi cúi chào xã giao," nhờ tình yêu đã chết nên tôi rất bình tĩnh, bình tĩnh một cách lạ kỳ và tôi là người đầu tiên đã lên tiếng thong thả, rõ ràng, chững chạc ", nhìn Tế Hanh, bà Phụng nói:" Thưa anh, tôi nghe anh Sâm có nói với tôi anh muốn đến thăm chúng tôi mà e ngại. Anh yên tâm. Chuyện cũ chúng ta nên bỏ qua, giờ đây anh và chúng tôi, chúng ta có thể xem nhau như là bạn bè.. ". Bà Phụng nói xong thì Tế Hanh nhìn bà Phụng, không nói gì mà rơm rớm nước mắt. Cả ông Trần Thanh Dung và giáo sư Hoàng Châu Ký cũng đều cảm động. Tế Hanh nói với ông Trần Thanh Dung:" Chân thành cảm ơn anh đã nuôi dưỡng dạy dỗ Ý Nhi trong 20 năm trời và còn lo xây dựng lập đời cho Ý Nhi nữa ". Đáp lời, ông Trần Thanh Dung cười và nói:" Không biết anh nên cám ơn tôi hay tôi nên cám ơn anh ".

    Lần gặp lại, duy nhất ấy, dù có người bạn thân là giáo sư Hoàng Châu Ký đưa đi, ngồi bên, nhà thơ Tế Hanh không nói được gì, rớm rớm nước mắt trước người đàn bà ông từng yêu say đắm. Sau nhiều lần về Đà Nẵng, nhà thơ Tế Hanh đều đến thăm con gái Ý Nhi, vài lần có nhờ chồng của Ý Nhi đưa đến nhà ở số 19 đường Trần Bình Trọng, nhưng bà Hà Phụng tránh mặt, để chồng tiếp.

    Trong lòng bà Hà Phụng, với Tế Hanh, có thể," tình yêu đã chết ". Song, Tế Hanh đối với Hà Phụng thì:

    " Nhưng Em đã xa xôi

    Và cơn bão lòng ta thổi mãi ".

    * Những đoạn trong dấu" "được ghi từ hồi ký của bà Hà Phụng.

    Nguồn: Đà Nẵng online.
     
    Nguyễn Ngọc Nguyênchiqudoll thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...