Bánh su se hay bánh phu thê?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Zero, 14 Tháng tám 2019.

  1. Zero The Very Important Personal

    Bài viết:
    147
    Bánh su sê hay bánh phu thê mới đúng?

    Trong lễ cưới có nhiều lễ vật, nhưng không thể thiếu bánh "Su sê", nguyên xưa là bánh "Phu thê", một số địa phương nói chệch thành bánh "Su sê" đôi khi còn được viết là "Xu xê" mọi người vẫn có thể hiểu.

    Bánh su sê làm bằng bột đường trắng, dừa, đậu xanh và các thứ hương ngũ vị, nặn hình tròn, bọc bằng hai khuôn hình vuông úp lại với nhau vừa khít, khuôn làm bằng lá dừa, lá cau hoặc lá dứa, vỏ để nguyên không luộc để giữ màu xanh thắm.

    Sở dĩ gọi là bánh phu thê (chồng vợ) vì đó là biểu tượng của đôi vợ chồng phận đẹp duyên ưa: Vuông tròn, trong trắng mềm dẻo, ngọt ngào, thơm tho, xanh thắm, đồng thời cũng là biểu tượng của đất trời (trời tròn, đất vuông) có âm dương ngũ hành: Ruột trắng, nhân vàng, hai vỏ xanh úp lại buộc bằng sợi dây hồng.

    Bánh su sê đám cưới..

    [​IMG]

    Hình ảnh Bánh Phu thê:

    [​IMG]

    Bánh Su Sê hay còn gọi là Xu Xê, bánh phu thê..

    [​IMG]

    Nhân bánh Su Sê Huế, Đà Nẵng..

    [​IMG]

    Nguồn gốc bánh su sê, Bánh xu xê đặc sản ở đâu?


    Bánh xu xê là món ngon đặc sản của người dân làng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh.

    Theo người dân địa phương, bánh phu thê có nguồn gốc từ thời Lý, khi vua Lý Anh Tông đi đánh trận, hoàng hậu ở nhà làm bánh gửi ra trận. Vua ăn bánh thấy ngon, nhớ đến tình vợ chồng nên đặt tên là bánh phu thê. Nhưng cũng có tích truyền lại rằng, tại lễ hội làng Đền Đô, vua Lý Thánh Tông cùng hoàng hậu đến thăm, người dân Đình Bảng háo hức tìm sản vật quê hương dâng vua. Đôi vợ chồng trẻ trong làng làm bánh dâng vua, nhà vua thưởng thức thấy ngon miệng, bèn đặt tên là bánh phu thê, hay còn gọi "bánh vợ, bánh chồng". Từ đó, người dân làng Đình Bảng truyền nhau cách làm bánh phu thê và lưu giữ đến ngày nay.

    Trước đây, người dân trong phường thường tổ chức làm bánh vào dịp Tết Nguyên đán và ngày hội Đền Đô để tế lễ hoặc làm quà biếu tặng. Trải qua gần 1.000 năm, Đình Bảng trở thành làng nghề làm bánh phu thê truyền thống, bánh được làm mọi thời điểm trong năm, phục vụ nhu cầu thị trường Bắc Ninh và các tỉnh lân cận, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

    [​IMG]

    Ý nghĩa bánh phu thê trong lễ cưới hỏi


    Không phải tự nhiên mà bánh phụ thê được sử dụng để làm lễ vật trong ngày cưới hỏi. Như đã nói ở trên, cái tên của món bánh này là do vua Lý Anh Tông đặt để gợi nhớ đến tình cảm vợ chồng thuỷ chung, son sắt, bền chặt trong tình yêu.

    Chiếc bánh được kết hợp màu sắc rất hài hòa. Đó chính là màu trắng của cơm dừa và bột lọc, màu vàng của nhân đậu xanh và vành trên vỏ bánh. Màu xanh của lá dừa và màu đỏ của dây buộc. Sự kết hợp hài hòa này dựa trên triết lý Âm Dương ngũ hành của người Đông phương. Ấy chính là ý nghĩa của sự hòa hợp giữa thiên nhiên với con người, giữa người và người sinh sống với nhau.

    [​IMG]

    Hay nói cách khác là sự đồng thuận, đồng lòng của vợ chồng như câu nói "Đồng vợ đồng chồng, tát biển đông cũng cạn". Bánh phu thê khi ăn rất dẻo dai, dính kết. Đó cũng chính là ý nghĩa, gợi đến sự gắn kết bền lâu của mỗi cặp vợ chồng.

    Cặp bánh phu thê được buộc thành cặp bằng lạt điều, biểu tượng cho sự thủy chung, son sắc, thường xuất hiện trong lễ hỏi, tiệc cưới với ý nghĩa cầu chúc cho hạnh phúc vợ chồng bền chặt, thắm thiết. Bánh phu thê khi ăn rất dẻo dai, dính kết. Đó cũng chính là ý nghĩa, gợi đến sự gắn kết bền lâu của mỗi cặp vợ chồng. Phần hộp bánh phu thê hình vuông, được làm bằng lá dừa không chỉ giúp bánh giữ được độ tươi ngon, không bị nóng mà hình vuông của vỏ hộp còn gợi đến sự viên mãn, hạnh phúc trăm năm cho đôi vợ chồng.
     
    CaoSG thích bài này.
    Last edited by a moderator: 16 Tháng mười hai 2022
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...