Bánh chưng ngày tết việt nam

Thảo luận trong 'Ẩm Thực' bắt đầu bởi Lý Quý Triều, 22 Tháng mười hai 2018.

  1. Lý Quý Triều

    Bài viết:
    7
    Nguồn gốc bánh Chưng Tết theo ông cha ta kể lại xuất hiện vào thời vua Hùng. Chuyện rằng trong dịp đầu năm mới hoàng thượng muốn truyền ngôi cho các hoàng tử, liền truyền ý chỉ là: Trong các người con nếu ai có món quà vừa ý trẫm (ý vua) sẽ truyền lại ngôi báu cho người đó. Các hoàng tử liền tìm đủ các món sơn hà, hải vị, các của cải châu báu quí hiếm làm quà dâng tặng vua cha. Duy chỉ có Lang Liêu là hoàng tử thứ 18 từ lâu mất mẹ không biết nên chọn món quà nào.

    Rồi một đêm Lang Liêu nằm mơ có vị thần đến bảo "Trời đất không có gì quí bằng hạt gạo hãy lấy gạo nặn thành hình tròn và vuông tượng trưng cho đất và trời, nhân bánh tựa công ơn sinh thành cha mẹ". Khi dâng lên vua, vua vô cùng vui mừng và đã truyền ngôi lại cho Lang Liêu.

    Món bánh chưng và bánh dày có nguồn gốc chính là từ đây. Bánh chưng là món ăn truyền thống trong mâm cỗ Tết của người Việt nhưng đâu phải ai cũng biết ý nghĩa của bánh chưng như thế nào. Là người Việt, việc tìm hiểu ý nghĩa của bánh chưng là điều cần thiết. Nếu chưa biết, cùng chúng tôi tìm hiểu ý nghĩa của bánh chưng như thế nào nhé.

    Với các nguyên liệu vô cùng bổ dưỡng như gạo nếp, đỗ xanh và thịt heo bánh chưng cung cấp cho chúng ta rất nhiều vi chất và vitamin bổ dưỡng cho cơ thể. Cụ thể như đỗ xanh chứa chất thanh nhiệt giải độc giảm các hiện tượng sưng tấy làm bánh chưng có vị thanh giúp cân bằng với độ béo của thịt và đồ nếp. Bên cạnh đó gạo nếp cung cấp lượng tinh bột lớn đồng thời có là một thực phẩm rất tốt cho gan. Đây chính là loại thực phẩm rất tốt có ý nghĩa to lớn cho sức khỏe của chúng ta. Từ đó, cứ đến Tết nguyên đán hay các đám cưới, thờ cúng, lễ hội.. dân gian cùng nhau làm bánh chưng, bánh dầy sau thành tục lệ để cúng Tổ tiên, cúng Trời Đất. Đây chính là những ý nghĩa của bánh chưng mà nhiều người không biết.

    Theo quan điểm của văn hóa xa xưa thời bấy giờ: Bánh chưng tết hình vuông tượng trưng cho mặt đất hình vuông, bánh dày hình tròn tượng trưng cho mặt trời. Dân tộc Việt Nam ta trước đây lại là văn hóa lúa nước phụ thuộc vào yếu tố thiên nhiên rất nhiều. Chính vì vậy bánh chưng tết đã xuất hiện ở mâm cỗ thờ từ rất lâu, để thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu đem lại cuộc sống ấm no cho con người.

    Bên cạnh đó làm bánh chưng tết cũng thể hiện được chữ hiếu của người con với cha mẹ, chính vì thế mà phong tục dùng bánh chưng làm quà biếu dâng lên cha mẹ cũng từ đây mà có. Đi cùng với bánh chưng bánh dày, trong ngày tết bày mâm ngũ quả thể hiện ngũ hành tương sinh tương khắc. Trong ngày tết cổ truyền hình ảnh gia đình quây quần bên nồi bánh chưng thật là đẹp và ý nghĩa với tất cả chúng ta. Một cái tết sẽ không là chọn vẹn nếu thiếu màu xanh của bánh chưng, cuộc sống dù có bộn bề và nhiều lo toàn nhưng 1 chiếc bánh chưng dâng lên bàn thờ gia tiên chắc chắn phải có. Thông thường các gia đình Việt có thói quen gói bánh vào ngày 27 và 28 đây là khoảng thời gian kết thúc công việc sau cả 1 năm vất vả để chuẩn bị mọi thứ cho ngày tết. Đây chính là dịp để ông bà bố mẹ và con cháu xum vầy trước không khí rạo rực của mùa xuân, bánh chưng có ý nghĩa không chỉ về mặt dinh dưỡng mà nó chính là nét đẹp trong đời sống tinh thần của dân tộc ta.

    Thông thường các gia đình Việt có thói quen gói bánh vào ngày 27 và 28 đây là khoảng thời gian kết thúc công việc sau cả 1 năm vất vả để chuẩn bị mọi thứ cho ngày tết. Đây chính là dịp để ông bà bố mẹ và con cháu xum vầy trước không khí rạo rực của mùa xuân, bánh chưng có ý nghĩa không chỉ về mặt dinh dưỡng mà nó chính là nét đẹp trong đời sống tinh thần của dân tộc ta.


    [​IMG]
     
    Last edited by a moderator: 24 Tháng chín 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...