Đề: Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngăn lặng lẽ sapa của Nguyễn Thành Long bài làm Nguyễn Thành Long là một trong những nhà văn nổi tiếng của văn học hiện đại Việt Nam. Ông là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí, những tác phẩm của ông thường viết về quê hương đất nước con người. Một trong những truyện ngắn tiêu biểu của ông là truyện ngắn lặng lẽ Sapa, truyện ngắn ra đời năm 1970 trong một lần tác giả đi thực tế ở lào Cai, truyện được in trong tập "Giữa trong xanh". Với truyện ngắn này tác giả đã thành công xây dựng nhân vật anh thanh niên. Cùng với những truyện ngắn khác cùng thời truyện ngắn Lặng Lẽ Sapa viết về hình ảnh của những con người lao động mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Những con người sẵn sàng xả thân, hi sinh, quên mình vì sự nghiệp xây dựng đất nước. Nhân vật anh thanh niên cùng với truyện ngắn Lặng Lẽ Sapa đã thể hiện sự cống hiến thầm lặng của cả tập thể con người mới, trong đó anh thanh niên là một nhân vật điển hình với nhiều phẩm chất tốt đẹp. Anh thanh niên là một tri thức trẻ vừa mới tốt nghiệp đại học 27 tuổi, chủ động lên Sapa để nhận công tác trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m. Công việc của anh là đo nắng, đo mưa, đo gió, đo chấn động mặt đất.. để dự phòng vào bảng dự báo thời tiết. Ấn tượng đầu tiên về nhân vật anh thanh niên là một chàng trai với thân hình nhỏ nhắn và nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt. Vậy anh thanh niên là người thế nào? Trước hết anh là người rất cởi mở hiếu khách, vì làm việc một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m nên anh rất "thèm người" vì thế để kiếm người nói chuyện anh bèn vận khúc cây ra đường để chặn xe lại. Khi biết vợ bác tài xế ốm anh đã cất công đào củ tam thất đưa cho bác lái xe về ngâm rượu cho vợ bác uống. Khi làm quen được với ông họa sĩ và cô kĩ sư thì anh thanh niên đã mời họ lên nhà, tặng hoa cho họ và nói chuyện với họ một cách tự nhiên như người bạn quen lâu năm, anh kể cho họ nghe về công việc, cuộc sống, bạn bè của mình nơi Sapa lặng lẽ. Anh đếm từng phút vì sợ mất ba mươi phút gặp gỡ quý giá. Lưu luyến khi chia tay, xúc động đến "quay mặt đi" và ấn vào tay ông họa sĩ già cái làn trứng làm quà. Tất cả không chỉ thể hiện lên sự hiếu khách của anh mà nó còn là những phẩm chất tốt đẹp biết quan tâm, chia sẻ cho mọi người. Không dừng lại ở đó, điểm nổi bật ở anh là lòng yêu đời, yêu nghề và tinh thần tránh nhiệm cao. Tuy làm việc một mình ở nơi heo hút, vắng bóng, thiếu âm thanh con người và chống chọi với sự khắc nghiệt của thời tiết, nóng thì như đổ lửa, lạnh thì như cắt da cắt thịt nhưng anh vẫn luôn hoàn thành thật tốt công việc của mình dù không có ai giám sát hay hối thúc. Phải ghi và báo về nhà trong mưa tuyết lạnh cóng, gió lớn và đêm tối lúc 1 giờ sáng, anh vẫn không ngần ngại. Vì anh hiểu rằng công việc mình làm tuy nhỏ bé nhưng liên quan đến công việc chung của đất nước, của mọi người. Với anh công việc là niềm vui là lẽ sống qua những lời kể bộc bạch mà anh đã tâm sự với ông họa sĩ: "Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một được? Huống chi công việc của cháu gắn liền với anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn chết mất" Lời kể bộc bạch này không chỉ thể hiện lên tinh thần trách nhiệm của anh mà nó còn thể hiện lên niềm vui và hạnh phúc, đúng vậy anh thật sự đã tìm được niềm vui trong công việc của mình. Ở anh toát lên lối sống giản dị, ngăn nắp, có chủ kiến và rất tháo vát. Anh biết tạo ra cuộc sống nề nếp, văn minh nhưng không kém phần thoải mái và thơ mộng cho mình. Tuy sống một mình trong điều kiện thiếu thốn cả tinh thần lẫn vật chất nhưng anh không hề buông thả bản thân. Cuộc sống của anh ngăn nắp và sạch sẽ "thu gọn lại một góc trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách". Ngoài công việc anh còn tạo cho mình thói quen đọc sách, anh yêu sách, anh coi sách như người bạn tri kỉ, cùng anh đồng hành và giúp anh kết nối với thế giới bên ngoài. Không chỉ đọc sách mà anh còn trồng hoa, nuôi gà khiến cho cuộc sống nơi Sapa lặng lẽ trở nên thú vị và lãng mạn. Ngoài ra anh còn là một người rất khiêm tốn. Khi biết ông họa sĩ già muốn vẽ mình anh liền từ chối vì anh cho rằng còn có "những người xứng đáng được vẽ hơn". Anh tự nhận thấy những cống hiến của mình trong công việc là chưa đủ, bởi đâu đó vẫn còn những tấm gương đang miệt mài, say mê với công việc và cống hiến cho sự phát triển của đất nước một cách âm thầm lặng lẽ. Nói tới đây bài "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải lại chợt nhảy trong đầu, mong muốn làm một mùa xuân nhỏ nghĩa là muốn mang những gì tốt đẹp nhất, tinh túy nhất để hòa vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc sống. Sự chân thành, tha thiết mong muốn được góp sức mình cho đất nước một cách thầm lặng, họ không cần nhớ đến, họ cũng không muốn kể công hay được khen gợi và ích lợi gì mà đơn giản họ chỉ muốn góp sức nhỏ nhoi của mình cho dân tộc, cho đất nước, họ muốn giành những gì tốt đẹp nhất cho đất nước của mình. Những phẩm chất, những mong muốn ấy mãi mãi là sự cao đẹp, bông hoa ngát hương trong vườn hoa nhân cách của con người Việt. Với tình huống truyện nhẹ nhàng, đơn giản, đậm chất thơ, chất họa truyện ngắn "Lặng lẽ Sapa" của Nguyễn Thành Long với nhân vật anh thanh niên đã thành công trong việc thể hiện và ca gợi cả một tập thể con người sống lặng lẽ và âm thầm cống hiến cho đất nước, khẩn trương vì đất nước, vì cuộc sống của mọi người. Tóm lại "Lặng lẽ Sapa" là câu truyện hay truyện khẳng định và ca ngợi những người lao động và thể hiện nên ý nghĩa của những công việc thầm lặng và từ đó ta thấy được trách nhiệm của mình với sự nghiệp chung của đất nước, hối thúc ta cần rèn luyện bản thân cô gắn học tập để mai này trở thành người có ích cho xã hội.