Bác sĩ đa khoa là gì? Bác sĩ đa khoa là một trong những ngành hot nhất hiện nay, ngoài vai trò quan trọng mà còn được hấp dẫn với mức thu nhập. Bác sĩ đa khoa có được gọi là bác sĩ tổng quát hay bác sĩ gia đình, là người điều trị các bệnh cấp tính, mãn tính. Các bác sĩ đa khoa có nhiệm vụ đưa ra các chẩn đoán, biện pháp phòng ngừa, cũng như chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân và kê các đơn thuốc. Khác với bác sĩ chuyên khoa hay bác sĩ giải phẫu, các bác sĩ đa khoa khám bệnh theo phương pháp tiếp cận toàn diện từ thể trạng, môi trường sinh học, tâm lý của bệnh nhân. Họ có thể tập trung vào một số bệnh lý cấp tính hoặc mãn tính, chẩn đoán, phát hiện sớm bệnh và giới thiệu, đưa ra các hướng dẫn để chăm sóc bệnh nhân, hoặc có thể rộng hơn các bác sĩ đa khoa có thể tham gia thực hiện những ca khẩn cấp, hộ sinh hoặc phẫu thuật ở các bệnh viện lớn. Muốn trở thành bác sĩ đa khoa, thi khối gì? Ở Việt Nam, các trường đại học xét tuyển chủ yếu khối B (toán, hóa, sinh) cho chuyên ngành y. Tuy nhiên hiện nay, phương án tuyển sinh đã thay đổi ngoài khối B, bác sĩ đa khoa có thể học khối A (toán, lí, hóa), và thêm một số khối xét tuyển khác + A2 (toán, lí, sinh) + B1 (toán, sinh, sử) + B3 (toán, sinh, văn) + B4 (toán, sinh, gdcd) + D7 (toán, hóa, anh) + D8 (toán, sinh anh) + D9 (toán, anh, khoa học tự nhiên) Bác sĩ đa khoa thường lấy bao điểm? Như đã đề cập, bác sĩ đa khoa lắm một ngành học rất hot hiện nay có đầu vào tương đối cao. Tại các trường đào tạo y top đầu, điểm chuẩn bác sĩ đa khoa sẽ dao động từ khoảng 25 đến 29 điểm. Còn với những trường hệ cao đẳng, trung cấp, điểm chuẩn sẽ thường từ 16 đến 18 điểm. Bác sĩ đa khoa học mấy năm? Mang trọng trách, nhiệm vụ cứu người, chữa bệnh, công việc của những bác sĩ đa khoa ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng con người, nên thời gian đào tạo bác sĩ đa khoa dài hơn các ngành khác, kéo dài liên tục trong vòng 6 năm. Sau 6 năm đào tạo tại trường, sinh viên sẽ được cấp bằng bác sĩ đa khoa. Nếu muốn trở thành bác sĩ chuyên khoa, sinh viên cần phải theo học thêm 3 năm nữa tại trường mới đủ điều kiện để được hành nghề. Và để có được chứng chỉ hành nghề, các sinh viên phải tham gia cuộc thi toàn quốc để đảm bảo chất lượng cũng như đầu ra trong ngành bác sĩ. Vì vậy, học bác sĩ đa khoa không hề dễ dàng, đòi hỏi rất nhiều yếu tố kĩ năng, khả năng của sinh viên. Bác sĩ đa khoa ra trường sẽ làm gì? - Bác sĩ nội khoa: Đây là người thực hiện các công tác điều trị, chuẩn đoán, phòng ngừa bệnh ở những người lớn tuổi. - Bác sĩ ngoại khoa: Làm việc tại các bệnh viện cơ sở y tế chịu trách nhiệm trong việc khám, tư vấn các vấn đề ngoại khoa.. - Bác sĩ răng hàm mặt: Bác sĩ đa khoa sau khi ra trường có thể làm bác sĩ răng hàm mặt trực tiếp chịu trách nhiệm trong việc khám điều trị tư vấn các bệnh liên quan đến răng hàm mặt, thực hiện các ca phẫu thuật.. - Chuyên viên y tế, nhà nghiên cứu tại các Viện nghiên cứu, tổ chức chuyên môn.. Để trở thành bác sĩ đa khoa giỏi, cần những tố chất nào? Để trở thành được bác sĩ giỏi, ngoài việc phải trải qua giai đoạn học tập khó khăn, các bác sĩ cần phải xây dựng cho mình những tố chất của ngành y - Lòng nhân đạo, tình thương người: Bác sĩ đa khoa luôn phải tiếp xúc với những nỗi đau của người bệnh về cả thể xác và tinh thần. Khi có lòng thương người, bác sĩ đa khoa có thể đặt mình vào hoàn cảnh của bệnh nhân, hết lòng chăm sóc, cứu chữa họ, giúp họ nhiều nhất trong khả năng của mình - Kiên trì, nhẫn nại: Để có thể khám chữa bệnh cho bệnh nhân, bác sĩ đa khoa cần học tập với thời gian dài hơn các ngành khác, để có thể trở thành một bác sĩ, bạn cần có tính kiên trì vô cùng lớn - Cẩn thận, tỉ mỉ: Người ra quyết định trực tiếp đến mạng sống con người, nếu không có sự cẩn thận đưa ra các quyết định đúng đắn, nhiều trường hợp có thể khiến bạn phải ân hận cả đời - Có khả năng quan sát và phán đoán tốt: Điều này có thể giúp các bác sĩ chuẩn đoán được một cách chính xác, nhạy bén nhất trước mọi trường hợp bệnh, hình thành cách thức chữa bệnh - Khéo léo: Bác sĩ đa khoa phải làm việc với những bộ phận vô cùng nhỏ bé trên cơ thể con người, chính sự khéo léo là một nhân tố quyết định được sự thành công của những ca phẫu thuật - Sức khỏe: Bất kỳ một ngành nào cũng đều cần sức khỏe, đặc biệt với ngành y thì sức khỏe cần được chú trọng trên hết, ngoài sức khỏe của bệnh nhân các bác sĩ đa khoa cũng cần phải quan tâm đến sức khỏe của bản thân. Có những trường nào đào tạo y đa khoa? Khối ngành y dược được đào tạo cả bậc đại học và các bậc cao đẳng, trung cấp. Dưới đây là các trường đại học đào tạo y bác sĩ đa khoa tại miền Bắc: - Trường đại học Y Hà Nội: Đây là một trong những trường đại học y hàng đầu Việt Nam với bề dày lịch sử, chất lượng đào tạo. - Học viện Quân Y: Là một trong những trường trọng điểm trực thuộc Bộ quốc phòng, có mức xét tuyển khá cao - Trường Đại học Y dược Thái Bình: Tiền thân là trường đại học Y Khoa Thái Bình, có điểm xét tuyển vào chỉ sau trường đại học Y Hà Nội và được khá nhiều bạn học sinh theo học. - Trường Đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội: Trường thu hút được rất nhiều sinh viên theo học với chất lượng từ đội ngũ giảng dạy đến cơ sở hạ tầng, thiết bị, thiết lập được mối quan hệ hợp tác cả trong nước và quốc tế - Trường Đại học Y dược Hải Phòng: Trường Y dược Hải Phòng Xét tuyển bác sĩ đa khoa theo các khối A và B, đào tạo được nguồn nhân lực y tế uy tín, chất lượng, chú trọng phát triển Y dược biển đảo Việt Nam - Trường Đại học Y dược - Đại học Thái Nguyên: Nhà trường đang ngày càng hiện đại hóa cơ sở vật chất, thiết bị, phục vụ cho việc đào tạo. Trường Đại học Y dược Thái Nguyên xét tuyển bác sĩ đa khoa theo đa dạng các tổ hợp, khối: B, D7, D8 - Trường đại học kỹ thuật y tế Hải Dương: Đây là trường đào tạo kỹ thuật viên y tế trình độ đại học duy nhất ở miền Bắc, chỉ tuyển bác sĩ đa khoa theo khối B. Với những thông tin được cung cấp trong bài viết, hi vọng rằng, các bạn luôn rèn luyện bản thân không ngừng, cố gắng chinh phục ước mơ trở thành bác sĩ đa khoa giỏi. Chúc các bạn thành công!