Bác Hồ đã đến Huế mấy lần? Trong khoảng thời gian nào?

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Jimoriaty..., 18 Tháng mười 2021.

  1. Jimoriaty...

    Bài viết:
    6
    Bác Hồ đã đến Huế 2 lần cụ thể đó là:

    Lần thứ nhất từ năm 1895 đến năm 1901,

    Lần thứ 2 từ năm 1906 đến năm 1908.

    Thủa thiếu thời có hai lần Chủ tịch Hồ Chí Minh theo cha đến sống trên đất Huế, đó là thời kỳ từ năm 1895 đến năm 1901, khi Người ở tuổi nhi đồng mang tên Nguyễn Sinh Cung (5 - 11 tuổi). Thời kỳ thứ 2 từ năm 1906 - 1909, khi Người đã ở tuổi thanh niên, mang tên Nguyễn Tất Thành (16 - 19 tuổi).

    Bác Hồ sống ở Huế cùng những người thân trong gia đình gần 10 năm, tương đương với thời gian Người sống ở quê nhà Nghệ An, chỉ kém 15 năm Người sống ở Thủ đô Hà Nội. Mười năm so với cuộc đời 79 mùa Xuân của Bác Hồ không phải là dài, nhưng đây lại là thời gian đặc biệt có ý nghĩa đối với nhận thức khởi đầu của một con người, đúng như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhận định "Thời gian ở Huế là thời gian Nguyễn Tất Thành lớn lên và bắt đầu đi học, những năm tháng đó là thời gian cực kỳ quan trọng đối với sự hình thành con người Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh" .

    Trong những gì từng là gốc rễ của một tâm hồn, một nhân cách, một tư tưởng Hồ Chí Minh, có cả cố đô Huế với thời niên thiếu và tuổi thanh niên của Người. Huế cùng với tình thương và nỗi gian truân của gia đình, với tình nghĩa đồng bào, bà con, lối xóm, với những tác động ngược chiều khác nhau của xã hội và nhà trường đối với một con người mà ngay từ nhỏ đã bộc lộ như một năng lực thiên bẩm, đã góp phần tích cực vào sự nghiệp của một Anh hùng dân tộc - một danh nhân văn hóa - Hồ Chí Minh.

    Cuối năm 1895, ông Nguyễn Sinh Sắc, bà Hoàng Thị Loan và hai con trai Nguyễn Sinh Khiêm, Nguyễn Sinh Cung (Chủ tịch Hồ Chí Minh) lên đường vào Huế.

    Vào Huế, gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh thuê được một gian nhà nhỏ ở đường Đông Ba trong Thành Nội (nay là Ngôi nhà 112 - Mai Thúc Loan).

    Năm 1898, ông Nguyễn Sinh Sắc thi Hội lần thứ 2, khoa Mậu Tuất không đỗ. Sau đó ông đưa Nguyễn Sinh Cung cùng anh (ông Nguyễn Sinh Khiêm – tên tự là Nguyễn Tất Đạt) về làng Dương Nỗ dạy học, ở tại nhà ông Nguyễn Sĩ Độ, bà Hoàng Thị Loan vẫn ở lại trong ngôi nhà Thành Nội.

    Cuối năm 1900 bà Hoàng Thị Loan sinh người con thứ 4, đặt tên là Nguyễn Sinh Nhuận (hay còn gọi là Nguyễn Sinh Xin).

    Cùng thời gian đó ông Nguyễn Sinh Sắc được cử đi làm Đề lại ở Trường thi Thanh Hóa.

    Ngày 10/02/1901 (22 tháng Chạp năm Canh Tý) bà Hoàng Thị Loan qua đời trong gian nhà Thành nội, tại Huế. Mộ của bà được đặt tại triền phía Tây núi Bân (núi Tam Tầng). Năm 1922, cô Nguyễn Thị Thanh (chị ruột Bác Hồ) trong thời gian bị quản thúc tại Huế đã cải táng mộ mẹ đem về quê nhà.

    Tháng 02 năm 1901 ông Nguyễn Sinh Sắc đem con về gửi cho nhạc mẫu ở làng Hoàng Trù, sau đó quay trở lại Huế dự thi Hội lần 3.

    Khoa thi Hội năm Tân Sửu (1901), ông Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó Bảng.

    Tháng 5 năm 1906, Nguyễn Tất Đạt, Nguyễn Tất Thành theo cha vào Huế trong dịp ông Nguyễn Sinh Huy (hay Nguyễn Sinh Sắc) vào Kinh đô chờ bổ nhiệm.

    Ngày 6/6/1906, ông Nguyễn Sinh Sắc được bổ làm Thừa biện Bộ Lễ, trông coi việc học hành ở Trường Quốc Tử Giám, với hàm Hàn lâm kiểm thảo tòng thất phẩm.

    Khoảng tháng 8 năm 1906, gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh được cấp một gian nhà (gian thứ 19) trong dãy Thuộc viên của triều đình.

    Năm 1906 - 1908, Nguyễn Tất Thành và Nguyễn Tất Đạt học tại Trường Pháp - Việt Đông Ba.

    Năm 1908 - 1909, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Tất Đạt học tại Trường Quốc học.

    Tháng 4 năm 1908 Nguyễn Tất Thành tham gia phong trào chống thuế.

    Tháng 5 năm 1909, ông Nguyễn Sinh Sắc đi chấm thi ở Bình Định.

    Tháng 7 năm 1909, ông Nguyễn Sinh Sắc được thăng chức Tri huyện Bình Khê. Nguyễn Tất Thành cũng rời Huế đi dần vào phía Nam.

    Hiện nay ở Thừa Thiên Huế hiện còn khoảng 20 Di tích và địa điểm Di tích về Bác Hồ hoặc có liên quan trực tiếp đến gia đình Người. Trong đó có Ngôi nhà 112 Mai Thúc Loan, Nhà lưu niệm Bác Hồ ở làng Dương Nỗ, Trường Quốc học Huế, Đình làng Dương Nỗ đã được nhà nước cấp bằng công nhận là Di tích quốc gia. Các Di tích và địa điểm Di tích về Bác Hồ hoặc có liên quan trực tiếp đến gia đình Người ở Huế là:

    Ngôi nhà 112 Mai Thúc Loan - Phường Thuận Lộc - Thành phố Huế, nơi Bác đã ở cùng gia đình khi rời quê hương Nghệ An vào Huế từ năm 1895 đến năm 1901.

    upload_2022-10-18_15-18-18.png

    Đây là ngôi nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống khi theo gia đình vào Huế lần thứ nhất từ năm 1895 đến năm 1901.

    Ngôi nhà đã lưu giữ nhiều kỷ niệm thủa thiếu thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chứng kiến những năm tháng miệt mài đèn sách, khổ công học hành của ông Nguyễn Sinh Sắc, sự trung hậu, đảm đang của bà Hoàng Thị Loan, chứng khiến sự lớn lên và trưởng thành của hai anh em Khiêm, Cung (Chủ tịch Hồ Chí Minh). Đặc biệt ngôi nhà này là nơi bà Hoàng Thị Loan sinh người con thứ tư là cậu bé Nguyễn Sinh Xin và cũng là nơi bà đã trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 33 vào ngày 22 tháng Chạp năm Canh Tý (tức 10/2/1901).

    Nhà lưu niệm 112 - Mai Thúc Loan là một ngôi nhà gỗ rộng ba gian, gồm 4 vài cột, kiến trúc theo kiểu nhà rường truyền thống của Huế; mái lợp ngói liệt, tường bao quanh bằng gạch vồ, mặt trước là hệ thống cửa bản khoa "thượng song, hạ đố", nối với nhà chính là nhà bếp, vách trát đất, mái lợp tranh. Ngôi nhà nằm trong một tổng thể nhà - sân - vườn hoàn chỉnh.

    Ngôi nhà đã được Bộ Văn Hóa Thông tin công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 74/VH-QĐ ngày 02/02/1993.

    Nhà lưu niệm Bác Hồ ở Dương Nỗ - xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

    upload_2022-10-18_15-18-56.png

    Đây là ngôi nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống từ năm 1898 đến 1900, khi Người cùng anh theo cha về đây dạy học.

    Năm 1898, sau khi thi Hội lần thứ 2 không đỗ, ông Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã được ông Nguyễn Sĩ Độ mời về nhà dạy học (tại làng Dương Nỗ). Hai anh em Khiêm, Cung theo cha về đây một phần để đỡ gánh nặng kinh tế gia đình, một phần để ông Sắc có điều kiện dạy học cho hai con. Tại lớp học chữ Hán của cha trong ngôi nhà này, Bác Hồ đã được học những chữ Hán đầu tiên, đặt nền móng cho nền học vấn Hán học của Người.

    Nhà lưu niệm Bác Hồ ở làng Dương Nỗ là một ngôi nhà tranh ba gian hai chái, vách ghép ván. Đồ đạc trong nhà đơn sơ giản dị, ở giữa kê bộ phản gỗ gõ để ông Sắc ngồi dạy học, hai bộ phản khác kê hai bên để cho học trò ngồi học, ở góc trong, gian bên trái có kê giường gỗ, dát tre, là nơi Nguyễn Sinh Khiêm, Nguyễn Sinh Cung thường nằm; góc trong gian bên phải kê một chiếc rương để đựng đồ đạc. Hai trái hai đầu là nơi sinh hoạt và cất trữ thực phẩm của ba cha con. Nối với nhà chính là ngôi nhà ngang ba gian, mái lợp tranh, vách trát đất được sử dụng làm bếp sinh hoạt của gia đình.



    Biên soạn từ nhiều nguồn.
     
    Last edited by a moderator: 18 Tháng mười 2022
  2. Đăng ký Binance
Trạng thái chủ đề:
Đã bị khóa
Trả lời qua Facebook
Đang tải...