Đề 1: Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau bằng một đoạn văn ngắn: "Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ suối, nhìn sông nhớ nguồn" Bài làm Ta thấy được lời ướm hội của người ở lại qua những câu thơ: "Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ suối, nhìn sông nhớ nguồn" Câu một và câu ba có cấu trúc câu hỏi dạng lặp lại kết hợp điệp từ "nhớ" đã chạm đến lối tâm lí phổ biến trong ca dao người ở lại luôn đau đáu vì người ra đi. Hai câu thơ như bọc bạch nỗi lòng và nhắc nhở người ra đi đừng quên kẻ ở lại. Với mong muốn luôn thường trực đó tác giả đã gợi lại những kỉ niệm. Đầu tiên, con số "mười lăm năm" chỉ khoảng thời gian căn cứ địa Việt Bắc đã làm tròn nhiệm vụ cách mạng. Đó cũng là khoảng thời gian dài gắn bó mang hình bóng câu thơ Kiều: "Những là rầy ước mai ao Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình" Cách gọi giúp câu thơ trở nên gần gũi, mang sức truyền cảm sâu xa "thiết tha mặn nồng" cách nói thể hiện tình cảm nồng nàn, sắc son, gắn bó sâu nặng như tình nghĩa vợ chồng. Kỉ niệm thứ hai được tác giả gợi ra là không gian sống của Việt Bắc đó là "cây-nui", "sông -nguồn". Tác giả gợi không gian sống để nhắc lại không gian xưa với người ra đi mong người ra đi dù rời xa nhưng vẫn không quên chốn cũ. Ta thấy được ý thơ nổi bật nên đạo lí "uống nước nhớ nguồn". Đề 2: Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau bằng một đoạn văn ngắn "Ta với mình, mình với ta Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh Mình đi, mình lại nhớ mình Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu" Bài làm Ta thấy được lời khẳng định khái quát về nghĩa tình thủy chung son sắt qua đoạn thơ: "Ta với mình, mình với ta Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh Mình đi, mình lại nhớ minh Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu" Câu thơ đầu với cách ngắt nhịp 3/3 tách hai vế câu cân chỉnh với sự gặp lại của cặp đại từ "mình-ta" xoắn xuýt. Câu thơ đã khẳng định sự gắn kết không thể chia lìa giữa người đi cả kể ở. Câu thơ thứ hai với nhịp ngắt 2/2/2/2 chắc khỏe khẳng định chắc chắn sự thủy chung một lòng không đổi của người ra đi. Hai từ láy liên tiếp "mặn mà", "đinh ninh" diễn tả tình cảm sâu nặng gắn bó của cán bộ cách mạng. Câu thơ thứ ba láy lại câu hỏi của người ở lại chỉ thay từ để hỏi bằng từ trả lời. Câu thơ thay thế cặp đại từ "minh-ta" thành đại từ "mình" cho thấy sự gắn kết thành một của "ta-minh". Câu thơ cũng nhắc ý trong ca dao miền tình cảm lứa đôi cũng là tình cảm cách mạng gắn bó khăng khít. Câu thơ giống như một lời nguyện thề thiêng liêng, hóa giải mọi băn khoăn, thắc mắc của người ở lại. Câu thơ cuối tiếp nối câu ba cụ thể hóa nỗi nhớ dành cho người ở lại. Câu thơ với cách so sánh, đo đếm gần gũi trong ca dao "Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu". Nghĩa tình cách mạng (người ra đi dành cho kẻ ở) bao la, dạt dào như nước trong nguồn không bao giờ cạn. Câu thơ gợi nhắc ta nhớ đến câu ca dao quen thuộc nghĩa "Mẹ như nước trong nguồn chảy ra". Tình mẹ mênh mông, thăm thẳm như nước nguồn cũng như tình nghĩa cách mạng đậm sâu luôn ào ạt. Đề 3: Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau bằng một đoạn văn ngắn "Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu gối, nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp thường người thương đi về Nhớ từng rừng nứa bờ tre Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy Ta đi ban nhớ những ngày Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi Thương nhau, chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng" Bài làm Ta thấy được nỗi nhớ thiên nhiên và con người Việt Bắc qua đoạn thơ sau: "Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu gối, nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp thường người thương đi về Nhớ từng rừng nứa bờ tre Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy Ta đi ban nhớ những ngày Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi Thương nhau, chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng" Nỗi nhớ thiên nhiên trào dâng trước hết ở cạnh Việt Bắc thanh bình: "Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu gối, nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp thường người thương đi về Nhớ từng rừng nứa bờ tre Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy" Nỗi nhớ cảnh Việt Bắc của tác giả được so sánh như nhớ người yêu tạo nên hình ảnh so sánh mới mẻ, sáng tạo. Trăng, nắng vốn là hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta nhưng được đặt trong không gian mới lạ đó là "trăng đầu núi", "nắng chiều lưng nương". Cách miêu tả của Tố Hữu tạo nên một vẻ đẹp kì diệu, thì vị, nên thơ, gợi cảm. Những bản làng, những mái nhà thấp thoáng giữa không gian hư ảo tạo lên từ khói của con người và xương của thiên nhiên hòa trộn đầy thi vị. Tác giả miêu tả cận cảnh con người cho thấy tình cảm gia đình sâu nặng, bền chặt. Rừng nứa bờ tre vốn là hình ảnh không gian sống quen thuộc của đồng bào Việt Bắc. Cách tả thực gợi cho ta thấy hình ảnh đồng bào Việt Bắc mọc mạc, giạn dị nhưng bát ngát sức sống. Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê không chỉ là những địa danh uốn lượn khắp bản đồ Việt Bắc mà còn là nơi ghi dấu những chiến công cách mạng. Tác giả vừa hồi tượng vừa lưu lại kỉ niệm cách mạng. Vơi đầy của dòng nước nhưng luôn ăm ắp nghĩa tình kháng chiến. Không chỉ nhớ cảnh Việt Bắc tác giả còn nhớ những tháng ngày khó khăn, gian khổ nhưng đậm đà tình nghĩa "Ta đi ta nhớ những ngày Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi Thương nhau, chia củ sắn nùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng" Hai câu thơ đầu đã khẳng định người ra đi sẽ không bao giờ quên những tháng ngày ta mình đã đồng cam cộng khổ chia sẻ đắng cay và chung hưởng ngọt bùi. Hai câu thơ sau diễn giải cụ thể sự đồng cam cộng khổ của "ta-minh". Tác giả đã nhắc lại những kỷ niệm ngọt ngao, ấm áp, chất chứa tình cảm. Những kỷ niệm ấy mang hương vị của củ sắn cho bếp, bát cơm dẻo thơm đầu mùa. Hơn như vậy, nó còn mang hương vị tình thân lan tỏa qua tấm chăn sui. Chăn sui vốn là loại chăn được làm từ vỏ cây sui đập dập ra bện lại, tuy thô xưa nhưng phần nào giúp các cán bộ, chiến sĩ cách mạng che nắng, che mưa vượt qua những đêm rừng mùa đông lạnh giá, rét buốt. Ta thấy, đồng bào Việt Bắc đã chia sẻ cho cán bộ cách mạng từ bữa cơm, hơi ấm, cưu mang cho họ từng chút một. Các từ sẽ "sẻ", "chia", "đắp" lại một lần nữa nhấn mạnh hơn ân nghĩa của đồng bào Việt Bắc.