ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN - Bài 13 1. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng Gen (ADN) → mARN →polipeptit → protêin → tính trạng. - Gen là một trình tự nu cụ thể quy định trình tự aa. - Từng chuỗi polipeptit riêng biệt hoặc kết hợp vời nhau tạo nên một phân tử protein. Các phân tử protein quy định đặc điểm của tế bào; tế bào quy định đặc điểm của mô và cơ quan. - Các cơ quan lại quy định đặc điểm hình thái, sinh lí của cơ thể. * Sự biểu hiện của gen qua nhiều bước như vậy nên có thể bị nhiều yếu tố môi trường bên trong cũng như bên ngoài cơ thể chi phối 2. Sự tương tác giữa gen và môi trường - Kiểu gen, môi trường và kiểu hình có mối quan hệ mật thiết với nhau. Kiểu gen qui định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường. Môi trường tham gia vào sự hình thành kiểu hình cụ thể. Kiểu hình là kết quả tương tác của kiểu gen và môi trường - VD1: Giống thỏ Hymalaya: Phần cơ quan nhiệt độ thấp tổng hợp được sắc tố mêlanin làm cho lông đen. - VD2: Cây cẩm tú cầu có màu sắc phụ thuộc vào độ pH của đất. 3. Mức phản ứng A. Mức phản ứng: - Tập hợp các kiểu hình có cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trưởng khác nhau. - Mức phản ứng do kiểu gen qui định và được di truyền cho thế hệ sau. - Thường thì các tính trạng số lượng sẽ có mức phản ứng rộng như. Ví dụ: Lượng thịt, sữa, số trứng, số hạt trên bông lúa.. - Các tính trạng chất lượng thì lại có mức phản ứng hẹp. Ví dụ: Hàm lượng bơ, prôtêin trong thịt bò.. B. Thường biến: Một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau được gọi là mềm dẻo kiểu hình (hay thường biến). Thường biến phụ thuộc vào kiểu gen và điều kiện môi trường. Tuy thường biến không được di truyền nhưng nhờ nó mà cơ thể có khả năng thích ứng với những biến đổi của môi trường