Ai cảm thương đời thúy vân?

Thảo luận trong 'Nhật Ký' bắt đầu bởi Tử Nghiên, 16 Tháng tám 2018.

  1. Tử Nghiên Tứ Diệp Thảo a~ yêu TFBOYS

    Bài viết:
    5
    Mọi người đều cảm thấy, trong truyện Kiều của Nguyễn Du, Kiều là người đáng thương nhất.. Những có ai nghĩ đến, Thúy Vân cũng đáng thương chừng nào..

    Có ai thương người con gái mười lăm năm ròng sống với người không yêu mình, thương người con gái cùng phu quân mình đi tìm tỉ tỉ.. Kim Trọng là phu quân nàng, đúng.. chính xác là phu quân của nàng, nhưng tâm hắn không đặt ở nàng.. Hắn yêu Thúy Kiều, có lẽ vì Kiều biến mất lúc xinh đẹp nhất, nên trong tâm hắn lưu mãi hình bóng nàng ta.. Mười lăm năm, không thay đổi tình cảm, có lẽ nhiều người cho rằng hắn nhất kiến chung tình, có ai nghĩ một cô nương phải bỏ cả thanh xuân bên hắn, nhìn hắn lo cho người con gái khác?


    [​IMG]

    Nguyễn Du từ đầu truyện đều khen Kiều tốt hơn Vân về mọi mặt, Kiều thông minh hơn.. thông minh hơn tại sao lại để hai lần bị lừa vào lầu xanh, tại sao lại bị Hồ Tô Hiến lừa, hại Từ Hải bị phản bội mà chết đứng?

    Khen nàng ta sạch sẽ.. nàng ta tiếp bao nhiêu khách, còn có thể sạch sẽ không?

    Ông viết Từ Hải là anh hùng, là người trượng nghĩa.. người trượng nghĩa thì vào lầu xanh làm gì?

    Nhất là đoạn Kiều xử tội Hoạn Thư.. Rõ ràng Hoạn Thư là vợ cả, chồng mình nuôi tiểu tam thì phải ghen tuông, cơ sao lại có loại lý lẽ tiểu tam xử tội vợ cả? Rõ ràng nàng ta xen vào gia đình người ta, lại còn phản ngược lại xử tội chính thất? Nếu tôi là Hoạn Thư, có lẽ tôi đã một đao đâm chết nàng ta rồi.. Đó là tôi - Tôi không nhân từ và kiên nhẫn.

    Đoạn nàng ta bị ép gả cho thổ viên quan, cũng là tại nàng ta ngu ngốc, hại chết Từ Hải rồi.. Bị như vậy không phải cũng đáng sao? Nàng ta từ hai lần ở chốn lầu xanh, chẳng qua là bị làm nhục, vậy mà oan ức đến mức tự tử ở sông Tiền Đường.. đã như vậy rồi còn được sư Giác Duyên cứu.. Hư cấu! Rõ ràng là hư cấu..

    Kim Trọng gặp lại Thúy Kiều, ai cũng vui mừng, cũng thương cảm cho hai người họ.. Thậm chí đến tận tác giả cũng không hề quan trọng cảm xúc của Thúy Vân.. Nàng gặp lại tỉ tỉ, dĩ nhiên là vui mừng.. Nhưng phu quân nàng từ giờ về sau sẽ lấp chặt hình bóng Thúy Kiều, mười lăm năm chung sống, là mười lăm năm..

    Có cô nương nào chịu nổi chuyện này?


    [​IMG]

    Có thể mọi người cảm thấy tôi không đúng, tôi đã hiểu ngược câu chuyện.. Thực ra không phải tôi không thương Thuý Kiều, tôi cũng thương cô ấy. Nhưng Kiều đã được nhân dân cả nước mình thương rồi, sở giáo dục thương nàng, Nguyễn Du thương nàng và cô giáo tôi thương nàng. Khi hai người cùng khổ mà mọi niềm thương cảm đều dồn về hoa hồng mạnh mẽ, tôi đương nhiên sẽ nhìn tới bông tường vi đang lặng lẽ úa tàn kia.

    Tôi đã từng làm một bài viết như thế này, kết quả, tôi 0 điểm.. Tôi tin các nhà thơ cần biết một học trò ghét đặc môn văn đánh giá tác phẩm của các ông thế nào chứ không cần một nhà phê bình văn học tâng bốc cái hay của các ông.

    Bây giờ tôi viết lại, hi vọng người nào đó có thể nghĩ, thực ra, người đáng thương nhất không phải Thúy Kiều, mà là Thúy Vân..


    [​IMG]
     
    Last edited by a moderator: 19 Tháng tám 2018
  2. Đăng ký Binance
  3. fseatdn

    Bài viết:
    79
    cháu đọc Kim Vân Kiều Truyện trước rồi nhận xét lại.
    Xuân xanh của Thúy Vân không khổ đau như Kiều.Kiều là tự đem thân ra bán từ đầu.Phận làm em ko phải hứng chịu tủi nhục truân chuyên là sướng hơn rõ ràng.ngày xưa viết truyện họ rất hình tượng hóa nhân vật nên ai vai nào là chỉ rõ vai đó thôi.Cháu có được suy nghĩ về Thúy Vân như ngày hôm nay là qua nhiều sự việc, nhiều sách báo, truyện đọc, phim ảnh rồi nên tiếc thương cho xuân xanh con gái. Diễn biến tâm lý nhân vật Kiều khi bị đày đọa sẽ có sự thay đổi dần mà chua ngoa đanh đá nanh nọc độc ác là lẽ thường tình.Đừng vì tiếc thương một điều mà vội so sánh với điều hiển nhiên khác.Cháu có góc nhìn mới trong văn học nhưng phải biết cách thể hiện.Thể hiện đúng cách bài của cháu sẽ đc 10 điểm.Tức là cháu cần nêu ý của cháu mà không cần phạm vào điều đã đúng sẵn.Chú sẽ viết một vài ý chính cho cháu sau.Cháu viết thế này làm chú nhớ tới bài báo hay gì đó nói về câu chuyện một đứa con nít đã hỏi cô giáo về truyện : "Trí khôn của ta đây". Học trò lớp tiểu học đã hỏi cô giáo rằng :" Con hổ chỉ là đi tìm trí khôn thôi.Sao lại trói rồi đốt nó?".Một góc nhìn rất khác.Cháu thử trả lời xem nào.
     
    Tử Nghiên, caheocantiendedanhVân Mây thích bài này.
  4. caheocantiendedanh cô quanh một mình ngắm hoàng hôn buổi chiều thu

    Bài viết:
    108
    Nguyễn Du thương Thúy Kiều, thương Thúy Văn cả nước thưởng Thúy Kiều, thương Thúy Văn nhưng cái thương đây không chỉ là xót xa cho một người con gái tên Thúy Vân, Thúy Kiều mà là xót, đau, cảm thông cho thân phận những người phụ nữ chỉ chung dưới xã hội phong kiến tàn ác mục ruỗng ngày xưa. Ở đây, bị bán lầu xanh, đưa người yêu cho muội, bị lừa, phản bội, xử vợ cả, sống chung mà tâm không trọn,... những thứ mà tác giả Nguyễn Du nêu ra đều là những việc mà phụ nữ thời xưa phải chịu tủi áp đặt lên số phận của bản thân đáng được nắm giữ nhưng lại trở thành con rối bị nắm giữ. Nhân vật Kiều, Vân chỉ là ví dụ điển hình để tác giả, độc giả thấy căm phẫn, xót xa cho những người phụ nữ đẹp, thông minh hiếm có như hai nhân vật của ông thời xưa mà thôi!!

    Nên theo quan điểm mình, cái chính để bàn luận không phải kêu tội cho nhân vật này, nhân vật kia vì bài thơ Truyện Kiều này viết ra để phê phán hủ tục, thói xấu, uất ức của người xưa mà nói rõ.... cho đời sau hiểu và không được phép lặp lại vì xã hội công bằng, bình đẳng
     
    Vân Mây thích bài này.
  5. Hải Âu

    Bài viết:
    6
    chẳng thương ai hết đường là mình chọn chẳng ai chọn giúp cả. Chỉ thương cái xã hội pk
     
    Vân Mâycaheocantiendedanh thích bài này.
  6. Tử Nghiên Tứ Diệp Thảo a~ yêu TFBOYS

    Bài viết:
    5
    Vâng, là truyện " Trí Khôn Của Ta Đây " :
    Thứ nhất, cháu nghĩ vấn đề ban đầu của con hổ là thắc mắc tại sao trâu to lớn như vậy lại phải làm việc cho người...
    - Người có trí thông minh, có thể thuần thục được loài trâu rừng. Người xây cho chúng chuồng trại, lấy cho chúng thức ăn. Nhưng trong lúc thuần thục, nhất định đã luôn roi quất nó... Như vậy sẽ có 2 cách hiểu, đó là loài trâu vui vẻ làm việc vì chúng được những thứ khác, hai là chúng sợ những đòn roi đó, không thể không làm.
    - Chú hổ hỏi như vậy, nhưng cách xử sự của người nông dân là trói nó vào mà đánh, mà thiêu, lại thêm câu " Trí khôn của ta đây " đồng nghĩa với việc họ đã thuần phục loài trâu bằng trí thông minh của mình, nhưng chính xác hơn là bằng đòn roi.
    - Tác giả nhân hóa loài hổ nhưng lại làm nó quá ngu ngốc, nó đã mắc lừa một cách quá dễ dàng... hay là đang yếu nhược loài hổ so với bản chất của chúng, đây chỉ là một câu truyện dân gian trong chương trình tiểu học mà thôi, không thể phân tích được quá nhiều.
    - Thêm một vấn đề khác, có lẽ có một chút không liên quan. Nhưng loài hổ tấn công con người, có phải vì bị đốt thành vằn mà trả thù ngược lại, đây là câu chuyện cháu vô tình đọc được, nếu để chắp nối với câu chuyện trên thì khá là có lý....
    Chỉ vậy thôi!
     
    Chỉnh sửa cuối: 17 Tháng tám 2018
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...