Trong kinh doanh, mọi người đều hiểu việc truyền thông nhất quán giữa các bộ phận là yếu tố quan trọng giúp công việc suôn sẻ, trôi chảy. Tuy nhiên không có nhiều người có khả năng viết gói gọn một bản kế hoạch vào một trang giấy duy nhất. Bản kế hoạch càng dài, càng phức tạp thì càng dễ bị hiểu sai và làm sai bấy nhiêu. Do đó, việc xây dựng kế hoạch thương hiệu (Brand Plan) cũng là một kỹ năng quan trọng giúp việc triển khai về sau thuận lợi và hiệu quả hơn. Cùng Nhân Nghi Edu tìm hiểu qua bài viết sau nhé! Xây dựng kế hoạch thương hiệu cô đọng và tối ưu KẾ HOẠCH THƯƠNG HIỆU LÀ GÌ? Kế hoạch thương hiệu là một bộ phận trong chiến lược marketing, nó tập trung vào việc tạo và quản lý thương hiệu của một doanh nghiệp hoặc sản phẩm. Kế hoạch thương hiệu bao gồm các hoạt động như nghiên cứu thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh, xác định đối tượng khách hàng mục tiêu và tạo ra thông điệp và hình ảnh thương hiệu phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp. Kế hoạch thương hiệu cũng đặt ra các mục tiêu cụ thể cho thương hiệu, xác định các chiến lược tiếp thị phù hợp và cách triển khai để thực hiện các mục tiêu đó. Nó cũng bao gồm việc tạo ra các hướng dẫn về việc sử dụng thương hiệu và quy định về cách sử dụng logo, slogan và các phương tiện truyền thông khác của doanh nghiệp. Kế hoạch thương hiệu là một phần quan trọng của chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp, giúp xây dựng một hình ảnh mạnh mẽ, đáng tin cậy và thu hút khách hàng, giúp doanh nghiệp phát triển và mở rộng thị trường của mình. XÂY DỰNG BRAND PLAN CÔ ĐỌNG VÀ TỐI ƯU Một Brand Plan (kế hoạch thương hiệu) không chỉ đơn thuần là tập hồ sơ ghi nhận thông tin, nó còn mang đến cho bạn đưa ra những quyết định quan trọng. Kế hoạch thương hiệu giúp bạn quyết định phân bổ nguồn lực thế nào để mang về doanh thu/lợi nhuận cao nhất, sắp xếp bố trí nhân sự thế nào cho tối ưu. Mọi bộ phận và nhân viên đều phải thấy rõ vai trò của mình trong kế hoạch. Có 2 bản kế hoạch mà người làm thương hiệu không thể thiếu: Kế hoạch thương hiệu năm và lộ trình chiến lược thương hiệu 5 năm. Mỗi kế hoạch đề có thể trình bày gói gọn trong 1 trang. BẮT ĐẦU VỚI BỘ 5 CÂU HỎI Bạn chưa cần đặt bút và liệt kê ra "tầm nhìn", "sứ mệnh", "mục tiêu".. khi chưa xem xét thấu đáo, toàn diện. Hãy nhìn tổng thể và quyết định xem nên đưa những thành phần, yếu tố nào vào bản kế hoạch. Có thể sử dụng bộ 5 câu hỏi để đào sâu phân tích: · Chúng ta nên đi đến đâu? · Chúng ta đang ở đâu? · Tại sao chúng ta ở đây? · Bằng cách nào chúng ta đến được đó? · Chúng ta cần làm gì? Những đáp áp của bộ câu hỏi trên chính là những phác họa cho tầm nhìn thương hiệu, nội dung phân tích, vấn đề trọng tâm, chiến lược và định hướng triển khai cũng như đo lường hiệu quả. Đó chính là toàn bộ kế hoạch thương hiệu. Khi viết bản kế hoạch thương hiệu, bạn rất dễ mất phương hướng vì phải tổng hợp một lượng lớn thông tin, có người phải mất đến vài tuần mới làm xong. Hơn nữa, thông tin từ các bộ phận khác nhau trong công ty có lúc cũng mâu thuẫn với nhau, khiến nội dung kế hoạch càng thêm rối rắm. Để giải quyết vấn đề trên, bạn nên bắt đầu với bộ 5 câu hỏi, xác định các câu trả lời để có thông tin phác thảo tổng quát kế hoạch và thường xuyên đối chiếu với phác thảo này suốt thời gian xây dựng kế hoạch thương hiệu. Kỹ thuật này giúp bạn giữ tập trung, nhất quán và luôn có cơ sở vững chắc cho những gì bạn đưa vào bản kế hoạch. LỘ TRÌNH 5 NĂM CHO KẾ HOẠCH THƯƠNG HIỆU Mọi thương hiệu đề nên có một kế hoạch 5 năm phác họa những yếu tố mang tầm chiến lược như: Tầm nhìn, mục tiêu và giá trị của thương hiệu. Kế đó, dựa vào ý tưởng thương hiệu và thông qua 5 điểm tiếp xúc, nội dung kế hoạch sẽ định hướng toàn thể đội ngũ công ty cách triển khai các hoạt động thương hiệu. Bản kế hoạch cũng sẽ trình bày những vấn đề trọng tâm cùng các chiến lược giải quyết. Trong tổng thể một kế hoạch dài hạn, bạn sẽ thể hiện các chiến thuật theo dạng những nguyên lý, những phương châm hành động chứ không nên đưa vào những chương trình triển khai quá chi tiết. KẾ HOẠCH THƯƠNG HIỆU NĂM Khi bản chuyển sang viết kế hoạch thương hiệu năm, bạn có thể giữ nguyên phần tầm nhìn. Tuy nhiên, các vấn đề trọng tâm và chiến lược trở nên cụ thể hơn bởi bạn đang xem xét tình huống cụ thể trong phạm vi 1 năm. Một bản kế hoạch thương hiệu năm gồm 3 phần tách biệt: 1 – Phân tích, 2 – Vấn đề và chiến lược, 3 – Kế hoạch hành động. 1. Phần phân tích tóm gọn tình hình kinh doanh hiện nay của công ty từ góc nhìn cụ thể, chi tiết – thông qua 4 phương diện: Những tác nhân nào giúp thương hiệu tăng trưởng, những yếu tố nào cản trở thương hiệu phát triển, những nguy cơ nào gây tổn hại cho thương hiệu, và những cơ hội nào thương hiệu có thể tận dụng. Mỗi phương diện này được trình bày bằng 3 thông tin chính yếu. 2. Phần vấn đề và chiến lược tập trung vào 3 vấn đề hàng đầu cản trở thương hiệu đạt đến tầm nhìn của mình. Các giải pháp chiến lược chính là câu trả lời cho các vấn đề đó. Hãy nghĩ cách đo lường hiệu quả triển khai các chiến lược. 3. Phần kế hoạch hành động phác họa những kế hoạch cụ thể cho từng mảng hoạt động thuộc 5 điểm tiếp xúc khách hàng. Mẫu kế hoạch 1 trang có thể giúp bạn quản lý một lúc nhiều thương hiệu, từ đó nắm được bức tranh tổng thể mà không phải đi quá sâu vào chi tiết. Mẫu kế hoạch này cũng cực kỳ hữu ích cho đội sale vì họ thường xuyên phải làm việc và thương lượng với khách hàng, họ cần nắm bắt tình hình chung để có ngay giải pháp phù hợp với biến động thị trường. Nhìn chung bất kỳ thành viên nào trong tập thể xây dựng thương hiệu cũng cần nắm trong tay bản kế hoạch 1 trang này. VIẾT KẾ HOẠCH THEO BỘ 3 Phương châm gom mọi thứ thành nhóm 3 là một phương tiện hữu ích, giúp bạn viết ngắn gọn và bao quát mọi thứ. Đối với kế hoạch năm, bạn nên tập trung vào 3 chiến lược trọng tâm, ứng với mỗi chiến lược, bạn lại tập tring vào 3 chiến thuật trọng tâm. Một bản kế hoạch thông minh phải có một bố cục nhất quán từ tầm nhìn xuyên suốt đến kế hoạch hành động. Một chi tiết thừa thãi hay không phù hợp với kế hoạch được xem là lạc điệu. Bạn hãy thử hình dung ứng với mỗi chiến thuật bạn sẽ triển khai một dự án, như vậy theo phương châm bộ 3 bạn sẽ có tổng cộng 3×3=9 dự án. Nếu bạn muốn nhiều chi tiết hơn và theo phương châm bộ 5, bạn sẽ có 5×5=25 dự án. Với giới hạn nguồn lực, tâm trí, con số 25 là quá nhiều. Ngay cả khi triển khai được 25 dự án, chắc chắn bạn cũng phải phân loại, xếp thứ tự ưu tiên và rồi cũng chỉ tập trung cho những dự án quan trọng nhất. Với 9 dự án, hay ít hơn, bạn sẽ dễ dàng thực thi hơn với 100% tâm huyết. Rất nhiều marketer phải triển khai cả một danh sách dài các dự án. Họ luôn bận rộn đến nỗi không có thời gian nghĩ xem điều gì mới thực sự quan trọng và đóng góp giá trị cho thương hiệu. Họ có rất ít hứng thú với những dự án họ làm, họ chỉ cố làm cho xong việc. Đây không phải là lối tư duy tích cực đối với thương hiệu. TRÁNH CHI TIẾT THỪA THÃI Một bản kế hoạch bao gồm nhiều thành phần, nhiều bộ phận cần phối hợp cùng nhau. Nếu bạn không làm tốt, bản kế hoạch sẽ rời rạc, khiến người đọc khó nắm bắt và không muốn ủng hộ hay thậm chí không hứng thú. Một bản kế hoạch thông minh cần phải có một bố cục nhất quán từ tầm nhìn xuyên suốt đến kế hoạch hành động. Một chi tiết thừa thãi hay không phù hợp với kế hoạch được xem là lạc điệu. Có hai loại thừa thãi: 1. Ý tưởng nghe có vẻ hợp lý xuất hiện ở phần đầu bản kế hoạch nhưng sau đó không được triển khai tiếp, không còn dấu vết gì trong kế hoạch. Ví dụ: Ban đầu, bạn hoạch định tầm nhìn thương hiệu là "đi đầu về cải tiến", nhưng sau đó bạn không đưa ra chiến lược cải tiến, quy trình cải tiến hay thậm chí sản phẩm mới nào trong 4 năm tiếp theo. Rõ ràng, tầm nhìn "đi đầu về cải tiến" là một chi tiết thừa thãi, và bạn cần duyệt xét lại thật kĩ. 2. Một chiến thuật độc đáo xuất hiện ở phần cuối bản kế hoạch nhưng không rõ cơ sở từ đâu. Ví dụ: Ban đầu, bạn muốn tung sản phẩm mới bằng cách tổ chức các chương trình dùng thử sản phẩm nhằm thu hút khách hàng mới. LỜI KẾT Đến đây, Nhân Nghi Edu hy vọng bạn đọc đã có cái nhìn đầy đủ, rõ ràng về một Brand Plan cô động và tối ưu – công cụ hữu ích để quyết định chiến lược và giám sát việc triển khai.