100 câu vấn đáp lý luận chung về nhà nước và pháp luật

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Nguyên-Phương, 11 Tháng hai 2020.

  1. Nguyên-Phương

    Bài viết:
    194
    1. Phân tích đặc trưng cơ bản của nhà nước. Trên cơ sở đó, làm sáng tỏ biểu hiện một đặc trưng của nhà nước Việt Nam hiện nay.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    * Các đặc trưng của nhà nước:

    - Nhà nước có quyền lực đặc biệt (quyền lực nhà nước)

    + Quyền lực nhà nước là khả năng của nhà nước buộc các tổ chức và cá nhân trong xã hội phải phục tùng ý chí của nó. Khả năng của nhà nước phụ thuộc vào sức mạnh bạo lực, sức mạnh vật chất, uy tín của nhà nước trong xã hội hay khả năng vận động quẩn chúng của nó.

    + Quyền lực nhà nước tồn tại trong mối quan hệ giữa nhà nước với các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Trong mối quan hệ này, nhà nước là chủ thể của quyền lực, các cá nhân, tổ chức là đối tượng của quyền lực ấy, họ phải phục tùng ý chí của nhà nước.

    + Quyền lực nhà nước cũng tồn tại trong mối quan hệ giữa nhà nước với các thành viên, các cơ quan của nó, trong đó, thành viên phải phục tùng tổ chức, cấp dưới phải phục tùng cấp trên.

    + Quyền lực nhà nước bao trùm đời sống xã hội, chi phối mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội, tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

    + Để thực hiện quyền lực nhà nước, có một lớp người tách ra khỏi hoạt động sản xuất trực tiếp, tổ chức thành các cơ quan khác nhau, mỗi cơ quan chuyên đảm nhiệm những công việc nhất định, hợp thành bộ máy nhà nước từ trung ương xuống địa phương, trong đó có các cơ quan bạo lực, cưỡng chế như quân đội, cảnh sát, tòa án, nhà tù..

    + Quyền lực và bộ máy chuyên thực thi quyền lực đó trong xã hội chỉ có một mình nhà nước có nên quyền lực nhà nước là đặc biệt. Nhờ có quyền lực và bộ máy chuyên thực thi quyền lực đó mà nhà nước có thể điều hành và quản lý xã hội, thiết lập và gìn giữ trật tự xã hội, phục vụ và bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyền.

    - Nhà nước thực hiện việc quản lý dân cư theo lãnh thổ

    + Nếu như các tổ chức xã hội khác tập hợp và quản lý dân cư theo quan hệ huyết thống, giới tính, độ tuổi, quan điểm chính trị.. thì nhà nước luôn lấy việc quản lý dân cư theo lãnh thổ làm điểm xuất phát.

    + Người dân không phân biệt huyết thống, dân tộc, giới tính.. cứ sống trên một khu vực lãnh thổ nhất định thì chịu sự quản lý của một nhà nước nhất định; do vậy, họ thực hiện quyền và nghĩa vụ trước nhà nước theo nơi mà họ cư trú.

    + Nhà nước phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính – lãnh thổ và quản lý toàn bộ dân cư của mình theo từng đơn vị đó, vì thế, nhà nước là tổ chức có cơ sở xã hội và phạm vi tác động rộng lớn nhất trong quốc gia.

    - Nhà nước thực thi chủ quyền quốc gia

    + Chủ quyền quốc gia là khái niệm chỉ quyền quyết định tối cao và độc lập, tự quyết mọi vấn đề đối nội và đối ngoại, không phụ thuộc vào bất kì cá nhân, tổ chức nào trong nước, cũng như các nhà nước khác, các tổ chức quốc tế.

    + Nhà nước có quyền lực bao trùm phạm vi lãnh thổ quốc gia, đứng trên mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội, vì vậy nhà nước là tổ chức duy nhất có đủ tư cách và khả năng đại diện chính thức và hợp pháp của quốc gia, thay mặt quốc gia dân tộc thực hiện và bảo vệ chủ quyền quốc gia.

    + Trong xã hội dân chủ, quyền lực tối cao trong xã hội thuộc về nhân dân, nhân dân ủy quyền cho nhà nước thay mặt nhân dân tổ chức thực hiện và bảo vệ chủ quyền quốc gia.

    + Trong quan hệ đối nội, quy định của nhà nước có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan; nhà nước có thể cho phép các tổ chức xã hội khác được thành lập và hoạt động hoặc nhà nước công nhận sự tồn tại hợp pháp của các tổ chức xã hội khác.

    + Trong quan hệ đối ngoại, nhà nước có toàn quyền xác định và thực hiện các đường lối chính sách đối ngoại của mình. Các tổ chức khác chỉ được tham gia vào những quan hệ đối ngoại mà nhà nước cho phép.

    - Nhà nước ban hành pháp luật, dùng pháp luật làm công cụ quản lý xã hội

    + Nhà nước là tổ chức đại diện cho xã hội, là tổ chức duy nhất có quyền thay mặt xã hội ban hành pháp luật, hệ thống các quy tắc xử sự chung mang tính bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội. Mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội có nghĩa vụ tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh.

    + Nhà nước sử dụng pháp luật để tổ chức và quản lý xã hội, điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích của nhà nước. Pháp luật là một trong những công cụ quản lý có hiệu quả nhất của nhà nước.

    + Nhà nước bảo đảm cho pháp luật được thực hiện bằng nhiều biện pháp: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, thuyết phục, tổ chức thực hiện, động viên, khen thưởng, áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước, do đó, pháp luật được triển khai và thực hiện một cách rộng rãi trong toàn xã hội.

    - Nhà nước quy định và thực hiện việc thu thuế, phát hành tiền

    + Thuế là khoản tiền hay hiện vật mà người dân buộc phải nộp cho nhà nước theo quy định của pháp luật. Các nhà nước thường quy định và thu các loại thuế dưới các hình thức bắt buộc với số lượng và thời hạn ấn định trước. Chỉ nhà nước mới có quyền quy định và thực hiện việc thu thuế vì nhà nước là tổ chức duy nhất có tư cách đại diện chính thức cho toàn xã hội.

    + Xuất hiện nhà nước là xuất hiện một lớp người không trực tiếp lao động sản xuất mà họ chuyên làm nghề quản lý nên nhà nước phải quy định và thu các loại thuế nhằm nuôi bộ máy nhà nước, dùng tài chính của mình để xây dựng các công trình công cộng, tiến hành các hoạt động chung của toàn xã hội.

    + Nhà nước phát hành tiền làm phương tiện trao đổi trong sản xuất, phân phối, tiêu dùng của cải trong đời sống.

    + Nhà nước có tiềm lực vật chất to lớn, không chỉ có thể đáp ứng cho các hoạt động của nó, những hoạt động cơ bản của xã hội mà còn có thể hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động cho một số tổ chức khác.

    * Biểu hiện của một đặc trưng ở Việt Nam:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
  2. Nguyên-Phương

    Bài viết:
    194
    2. Phân biệt nhà nước CHXHCNVN với ĐCSVN

    Bấm để xem
    Đóng lại
    - Nhà nước CHXHCNVN là tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội, bao gồm một lớp người được tách ra từ xã hội để chuyên thực thi quyền lực, nhằm tổ chức và quản lý xã hội, phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyền trong xã hội.

    - ĐCSVN là một tổ chức chính trị bao gồm những người cùng chí hướng được thành lập nhằm mục tiêu giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước.

    - Nhà nước CHXHCNVN và ĐCSVN khác nhau ở những đặc trưng cơ bản của nó. Cụ thể:

    1. Về quyền lực

    Nhà nước CHXHCNVN


    - Nhà nước CHXHCNVN là tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội.

    - Quyền lực nhà nước bao trùm đời sống xã hội, chi phối mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội, tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

    - Nhà nước có một lớp người tách ra khỏi hoạt động sản xuất trực tiếp, tổ chức thành các cơ quan khác nhau, mỗi cơ quan chuyên đảm nhiệm những công việc nhất định, hợp thành bộ máy nhà nước từ trung ương xuống địa phương, trong đó có các cơ quan bạo lực, cưỡng chế như quân đội, cảnh sát, tòa án, nhà tù..

    ĐCSVN

    - ĐCSVN cũng có quyền lực, song đó không phải là quyền lực đặc biệt.

    - Quyền lực của ĐCSVN chỉ có tác động tới các Đảng viên ĐCSVN, không chi phối mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội.

    - ĐCSVN không có bộ máy riêng biệt để chuyên thực thi quyền lực như nhà nước.

    2. Về việc quản lý dân cư

    Nhà nước CHXHCNVN


    - Nhà nước CHXNCNVN lấy việc quản lý dân cư theo lãnh thổ làm điểm xuất phát. Người dân không phân biệt huyết thống, dân tộc, giới tính.. cứ sống trên lãnh thổ Việt Nam thì chịu sự quản lý của nhà nước CHXNCNVN, thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước VN.

    - Nhà nước phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính – lãnh thổ và quản lý toàn bộ dân cư của mình theo từng đơn vị đó, vì thế, nhà nước là tổ chức có cơ sở xã hội và phạm vi tác động rộng lớn nhất trong quốc gia.

    ĐCSVN

    - ĐCSVN tập hợp và quản lý các Đảng viên theo mục đích, chính kiến và lý tưởng.

    - Cơ sở xã hội và phạm vi tác động của ĐCSVN hẹp hơn nhà nước, chỉ tác động tới một bộ phận dân cư.

    3. Về việc thực thi chủ quyền quốc gia

    Nhà nước CHXHCNVN


    - Nhà nước có quyền lực bao trùm phạm vi lãnh thổ quốc gia, đứng trên mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội, vì vậy nhà nước là tổ chức duy nhất có đủ tư cách và khả năng đại diện chính thức và hợp pháp của quốc gia, thay mặt quốc gia dân tộc thực hiện và bảo vệ chủ quyền quốc gia.

    - Trong quan hệ đối nội, quy định của nhà nước có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan; nhà nước có thể cho phép các tổ chức xã hội khác được thành lập và hoạt động hoặc nhà nước công nhận sự tồn tại hợp pháp của các tổ chức xã hội khác.

    - Trong quan hệ đối ngoại, nhà nước có toàn quyền xác định và thực hiện các đường lối chính sách đối ngoại của mình.

    ĐCSVN

    - ĐCSVN không có quyền đại diện cho quốc gia, thay mặt quốc gia thực thi chủ quyền quốc gia.

    - ĐCSVN chỉ được thành lạp, tồn tại và hoạt động một cách hợp pháp khi được nhà nước CHXHCNVN cho phép hoặc công nhận.

    - ĐCSVN chỉ có thể nhân danh chính mình khi tham gia vào các quan hệ đối nội, đối ngoại, và chỉ được tham gia vào các quan hệ đối ngoại nào nhà nước cho phép.

    4. Về việc ban hành pháp luật

    Nhà nước CHXHCNVN


    - Nhà nước là tổ chức đại diện cho xã hội, là tổ chức duy nhất có quyền thay mặt xã hội ban hành pháp luật, hệ thống các quy tắc xử sự chung mang tính bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội. Mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội có nghĩa vụ tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh.

    - Nhà nước bảo đảm cho pháp luật được thực hiện bằng nhiều biện pháp: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, thuyết phục, tổ chức thực hiện, động viên, khen thưởng, áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước, do đó, pháp luật được triển khai và thực hiện một cách rộng rãi trong toàn xã hội.

    ĐCSVN

    - ĐCSVN không có quyền ban hành pháp luật mà chỉ được phép ban hành các điều lệ, chỉ thị, nghị quyết có giá trị bắt buộc phải tôn trọng và thực hiện đối với các Đảng viên

    - Các quy định đó được đảm bảo thực hiện bằng sự tự giác của các Đảng viên và bằng các hình thức kỷ luật của Đảng.

    5. Về việc thu thuế, phát hành tiền

    1141Nhà nước CHXHCNVN

    - Thuế là khoản tiền hay hiện vật mà người dân buộc phải nộp cho nhà nước theo quy định của pháp luật. Chỉ nhà nước mới có quyền quy định và thực hiện việc thu thuế vì nhà nước là tổ chức duy nhất có tư cách đại diện chính thức cho toàn xã hội.

    - Nhà nước tiến hành thu thuế để nuôi bộ máy nhà nước và thực hiện các công việc chung của xã hội.

    - Nhà nước phát hành tiền làm phương tiện trao đổi trong sản xuất, phân phối, tiêu dùng của cải trong đời sống.

    - Nhà nước có tiềm lực vật chất to lớn, không chỉ có thể đáp ứng cho các hoạt động của nó, những hoạt động cơ bản của xã hội mà còn có thể hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động cho một số tổ chức khác.

    ĐCSVN

    - ĐCSVN không có quyền quy định và thực hiện việc thu thuế, và phát hành tiền.

    - ĐCSVN chỉ được phép thu Đảng phí của các Đảng viên.

    - ĐCSVN hoạt động dựa trên các Đảng phí và kinh phí do nhà nước hỗ trợ1141
     
  3. Nguyên-Phương

    Bài viết:
    194
    3. Phân loại nhà nước, trình bày khái quát về từng loại nhà nước, cho ví dụ.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Phân loại nhà nước là xếp các nhà nước có những đặc điểm, đặc trưng nhất định vào một nhóm, qua đó phân biệt với các nhóm nhà nước khác.

    - Dựa theo các thời kì lịch sử, có thể chia thành các kiểu nhà nước: Nhà nước cổ đại (NN Văn Lang), nhà nước trung đại (NN Đại Việt), nhà nước cận đại (NN Việt Nam thời Pháp thuộc) và nhà nước hiện đại (NN CHXHCNVN).

    - Dựa vào mức thu nhập bình quân đầu người và sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, các nhà nước hiện đại có thể được chi thành: Quốc gia phát triển (Hoa Kì), đang phát triển (Việt Nam), chậm phát triển (Angola).

    - Dựa vào các nền văn minh, có thể chia thành: Nhà nước trong nền văn minh nông nghiệp (Việt Nam), nhà nước trong nền văn minh công nghiệp (Trung Quốc), nhà nước trong nền văn mình hậu công nghiệp (văn minh tri thức) (Hoa Kỳ).

    - Dựa vào địa lý và các tiêu chí (nhân chủng, ngữ hệ, văn hóa) : Kiểu nhà nước phương Đông (Ấn Độ, Trung Quốc) và kiểu nhà nước phương Tây (Hi Lạp)

    - Dựa trên cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước: Nhà nước độc tài chuyên chế (Đức quốc xã), nhà nước dân chủ (CHXHCNVN).

    - Theo chủ nghĩa Mác – Lenin, theo tiến trình lịch sử của sự phát triển xã hội, dựa theo quan hệ sản xuất:

    + Nhà nước chủ nô:

    Ở phương Tây, quá trình biến đổi của xã hội dẫn đến sự ra đời của nhà nước chủ nô diễn ra tương đối nhanh chóng, sở hữu tư nhân phát triển mạnh mẽ, mâu thuẫn giai cấp rất gay gắt. Cơ sở kinh tế của nhà nước chủ nô là quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ, đất đai và các tư liệu sản xuất khác hầu hết đều thuộc sở hữu tư nhân của các chủ nô, kể cả nô lệ. Trong xã hội chiếm hữu nô lệ tồn tại 2 giai cấp cơ bản: Chủ nô và nô lệ, bên cạnh đó là lực lượng dân tự do (giới bình dân). Nô lệ có địa vị vô cùng thấp kém, họ bị coi là tài sản thuộc sở hữu của chủ nô, chủ nô có quyền tuyệt đối đối với nô lệ, khai thác, bóc lột sức lao động, đánh đập, đem bán, tặng cho, bỏ đói, hay giết chết.

    Ở phương Đông, quá trình biến đổi của xã hội dẫn tới việc hình thành các nhà nước khá chậm chạm và kéo dài. Nhà nước xuất hiện nhưng công xã nông thôn, tàn tích của chế độ thị tộc vẫn còn tồn tại. Quan hệ sản xuất chủ yếu trong xã hội là quan hệ giữa nhà nước với thành viên công xã nông thôn. Nhà nước là chủ sở hữu tối cao về ruộng đất nhưng kẻ trực tiếp chiếm hữu ruộng đất là các công xã nông thôn, công xã thay mặt nhà nước quản lý ruộng đất và chia cho thành viên trong công xã canh tác để nộp thuế cho nhà nước. Ở những nước này, số lượng nô lệ không nhiều, vai trò của nô lệ trong nền kinh tế khá hạn chế, nô lệ chủ yếu để hầu hạ phục dịch trong các gia đình quý tộc, quan lại hoặc thực hiện những công việc chung của công xã và nhà nước. Địa vị của nô lệ không đến nỗi thấp kém như ở các nước phương Tây. Bộ phận đông đảo nhất trong xã hội là thành viên công xã nông thôn, họ là những người tự do, được công xã định kì chia đều ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước để tự canh tác và nộp thuế cho nhà nước. Có thể nói, chế độ chiếm hữu nô lệ ở phương Đông nhìn chung chưa phát triển và mang nhiều đặc trưng của chế độ nô lệ gia trưởng.

    Ý nghĩa lịch sử: Sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước chủ nô là bước tiến của lịch sử nhân loại, nó là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa.. của các xã hội sau này.

    VD: Nhà nước Aten, nhà nước Roma, nhà nước Giecman..

    + Nhà nước phong kiến:

    Cơ sở kinh tế của nhà nước phong kiến là quan hệ sản xuất phong kiến mà đặc trưng là sở hữu của địa chủ, phong kiến về ruộng đất và bóc lột nông dân thông qua phát canh, thu tô.

    Xã hội phong kiến có 2 giai cấp cơ bản: Địa chủ, phong kiến và nông dân, ngoài ra còn có các tầng lớp khác: Thợ thủ công, thị dân.. Giai cấp địa chủ phong kiến được phân chia thành nhiều đẳng cấp khác nhau phụ thuộc vào chức tươc, phẩm hàm, đất đai, tài sản.. Nông dân là bộ phận đông đảo nhất trong xã hội phong kiến nhưng đồng thời cũng là đối tượng bị áp bức, bóc lột nặng nề.

    VD: Nhà nước Đại Việt thời Lý, Trần, Lê..

    + Nhà nước tư sản:

    Cơ sở kinh tế của nhà nước tư sản là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, đó là quan hệ sản xuất giữa nhà tư bản và công nhân lao động làm thuê. Dưới chế độ tư bản, tư liệu sản xuất đều thuộc sở hữu của các nhà tư bản. Người công nhân không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động của mình cho nhà tư bản để kiếm sống.

    Cơ sở xã hội của nhà nước tư sản là quan hệ giữa các giai cấp tầng lớp trong xã hội mà cốt lõi là quan hệ giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản.

    Khi mới xuất hiện, giai cấp tư sản là giai cấp tiến bộ trong xã hội, về sau chúng ngày càng bộc lộ rõ tính chất phản động, tiếng hành các cuộc chiến tranh xâm lược, áp bức, bóc lột giai cấp vô sản. Ngày nay, giai cấp vô sản có nhiều biến đổi theo hướng quan tâm, chăm lo nhiều hơn cho người lao động.

    VD: Nhà nước Hợp chủng quốc Hoa Kỳ..

    + Nhà nước xã hội chủ nghĩa:

    Cơ sở kinh tế của nhà nước XHCN là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa mà đặc trưng là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Công hữu về tư liệu sản xuất là mục tiêu cần đạt tới của chủ nghĩa xã hội.

    Cơ sở xã hội của nhà nước XHCN là quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, trong đó nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. Trong xã hội vẫn có các giai cấp, tầng lớp có lợi ích không hoàn toàn giống nhau nhưng không đối lập nhau mà cơ bản là thống nhất với nhau.

    VD: Nhà nước CHXHCNVN, nhà nước CHDCND Trung Hoa..
     
  4. Nguyên-Phương

    Bài viết:
    194
    4. Trình bày khái niệm bản chất nhà nước. Phân tích ý nghĩa của vấn đề bản chất nhà nước.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    * Khái niệm bản chất nhà nước:

    - Bản chất nhà nước là tổng thể các mặt, các mối liên hệ, những thuộc tính tất nhiên, tương đối ổn định bên trong của nhà nước, quy định sự tồn tại và phát triển của nhà nước.

    - Bản chất nhà nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, song quan trọng nhất là cơ sở kinh tế và cơ sở xã hội.

    - Bản chất nhà nước có 2 thuộc tính cơ bản: Tính giai cấp và tính xã hội.

    - Tính giai cấp:

    + Nhà nước có tính giai cấp do:

    Nhà nước xuất hiện do nhu cầu bảo vệ lợi ích, quyền và địa vị của giai cấp thống trị hoặc lực lượng cầm quyền.

    Nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp, tức là xã hội có sự phân chia giai cấp, mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp.

    Nhà nước là hình thức tổ chức của xã hội có giai cấp, bởi vì sau khi xã hội xuất hiện giai cấp thì không thể tổ chức theo hình thức thị tộc, bộ lạc nữa mà phải tổ chức thành nhà nước, với sức mạnh và bộ máy cưỡng chế thì mới đủ khả năng làm dịu xung đột giai cấp hoặc giữ cho xung đột đó ở trong vòng trật tự nhất định, có như vậy xã hội mới tồn tại và phát triển được.

    + Biểu hiện tính giai cấp của nhà nước:

    Nhà nước là bộ máy chuyên chính giai cấp, tức là công cụ để thực hiện, củng cố và bảo vệ lợi ích, quyền và địa vị thống trị của lực lượng hoặc giai cấp cầm quyền trong xã hội trên cả 3 lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, tư tưởng.

    Ở các nhà nước chủ nô, phong kiến, do điều kiện kinh tế, xã hội và trình độ phát triển của xã hội lúc đó nên các nhà nước này chủ yếu bảo vệ lợi ích của giai cấp chủ nô, địa chủ, quý tộc phong kiến, tăng lữ, đàn áp nô lệ, nông dân và những người lao động khác nên tính giai cấp của các nhà nước này thể hiện rất công khai và rõ rệt.

    Ở nhà nước tư sản, biểu hiện của tính giai cấp có sự thay đổi qua các giai đoạn phát triển. Trong thời kỳ của chủ nghĩa đế quốc, các nhà nước tư sản chủ yếu bảo vệ lợi ích của các tập đoàn tư bản độc quyền lũng đoạn nhà nước thì tính giai cấp của nhà nước này thể hiện rõ rệt. Trong giai đoạn của chủ nghĩa tư bản hiện đại, do sự thay đổi trong điều kiện kinh tế, sự phát triển của xã hội, khoa học và nền dân chủ, tính giai cấp của nhà nước có xu hướng thể hiện ít sâu sắc, rõ rệt hơn. Trong các chính sách của nhà nước, bên cạnh lợi ích của các giai cấp tư sản, còn tính đến lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác, của cả cộng đồng.

    Ở nhà nước XHCN, tính giai cấp thể hiện mờ nhạt, hạn chế hơn nhiều so với tính xã hội. Nhà nước bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và người lao động khác dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản nhà nước là công cụ để thực hiện và bảo vệ sự lãnh đạo của đảng cộng sản, là công cụ chủ yếu để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

    - Tính xã hội:

    + Nhà nước có tính xã hội do:

    Nhà nước xuất hiện do nhu cầu điều hành và quản lý xã hội, thiết lập và gìn giữ trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội.

    Nhà nước là sản phẩm có điều kiện của xã hội loài người, chỉ ra đời, tồn tại, phát triển trong lòng xã hội loài người ở những giai đoạn lịch sử nhất định, có sứ mệnh điều hành, quản lý xã hội.

    Nhà nước là một hình thức tổ chức của xã hội nhằm bảo đảm sự tồn tại và phát triển của xã hội.

    + Biểu hiện của tính xã hội:

    Nhà nước là bộ máy để tổ chức và quản lý xã hội, nhằm thiết lập, giữ gìn trật tự và sự ổn định của xã hội, bảo vệ lợi ích chung của cả cộng đồng, vì sự phát triển của xã hội.

    Ở các nhà nước chủ nô, do cơ sở kinh tế - xã hội và trình độ phát triển của xã hội lúc đó nên tính xã hội của các nhà nước thể hiện khá mờ nhạt và hạn chế. Nhà nước chủ nô đã thực hiện một số hoạt động vì lợi ích chung của xã hội: Xây dựng và bảo vệ các công trình thủy nông, xây dựng đường sá, cầu cống, thúc đẩy một số ngành nghề sản xuất phát triển.

    Ở các nhà nước phong kiến, tính xã hội cũng mờ nhạt và hạn chế. Mọi quyền lực thuộc về vua, chúa nên nền chính trị tốt hay xấu phụ thuộc nhiều vào nhân cách của vua chúa, tầng lớp quan lại. Việc đưa đất nước đến hưng thịnh hay suy vong, nhân dân ấm no hay đói khổ phụ thuộc nhiều vào sự sáng suốt hay ngu muội của vua chúa.

    Khi nhà nước tư sản ra đời, do yêu cầu và sự phát triển của xã hội, của nền dân chủ nên tính xã hội của nhà nước tư sản thể hiện rõ rệt và rộng rãi hơn nhiều so với các nhà nước trước, đặc biệt là ở hiện nay. Nhà nước tư sản đã thực hiện khá nhiều chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội, của nền văn minh nhân loại trong điều kiện không làm hại đến lợi ích của giai cấp tư sản và lực lượng cầm quyền.

    Ở các nhà nước đang quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tính xã hội thể hiện khá rộng rãi và rõ rệt, phần lớn các hoạt động của nhà nước là vì lợi ích chung của xã hội, của cả cộng đồng.

    Nhà nước XHCN sau này sẽ là kiểu nhà nước thể hiện tính xã hội rộng rãi, rõ rệt và sâu sắc nhất.

    Tóm lại, tính xã hội và tính giai cấp là hai mặt cơ bản thống nhất thể hiện bản chất của bất kỳ nhà nước nào. Nhà nước nào cũng phải chú ý đến lợi ích chung của toàn xã hội và của lực lượng cầm quyền. Tuy nhiên mức độ thể hiện của mỗi nhà nước, trong mỗi giai đoạn khác nhau thì khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện và nhận thức của nhà cầm quyền. Lịch sử phát triển cho thấy tính giai cấp đi từ chỗ công khai tới chỗ kín đáo hơn, tính xã hội có xu hướng tăng dần qua các kiểu nhà nước.

    * Ý nghĩa của vấn đề bản chất nhà nước: Vấn đề bản chất nhà nước:

    1319- Là cơ sở để lý giải các hiện tượng của nhà nước. Bản chất nhà nước là đặc tính quan trọng xác định nội dung, mục đích, sứ mệnh, vai trò của nhà nước.

    - Giúp ta hiểu và nắm bắt được quy luật vận động của nhà nước.

    - Từ việc hiểu đúng bản chất của nhà nước, ta có thể có được định nghĩa đầy đủ và bao quát nhất về nhà nước.

    - Đây cũng là tiền đề để cải tạo, hoàn thiện, phát triển nhà nước một cách đúng đắn. 1319
     
    Chỉnh sửa cuối: 30 Tháng ba 2020
  5. Nguyên-Phương

    Bài viết:
    194
    5. Phân tích sự thống nhất giữa tính xã hội và tính giai cấp của nhà nước. Trình bày ảnh hưởng của nó trong việc thực hiện chức năng nhà nước Việt Nam hiện nay.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    * Phân tích sự thống nhất:

    - Tính xã hội và tính giai cấp là hai mặt cơ bản thống nhất thể hiện bản chất của bất kì nhà nước nào, chúng luôn gắn bó chặt chẽ, đan xen với nhau.

    - Tính giai cấp của nhà nước thể hiện ở: Nhà nước là bộ máy chuyên chính giai cấp, tức là công cụ để thực hiện, củng cố và bảo vệ lợi ích, quyền và địa vị thống trị của lực lượng hoặc giai cấp cầm quyền trong xã hội trên cả 3 lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, tư tưởng.

    - Tính xã hội của nhà nước thể hiện ở: Nhà nước là bộ máy để tổ chức và quản lý xã hội, nhằm thiết lập, giữ gìn trật tự và sự ổn định của xã hội, bảo vệ lợi ích chung của cả cộng đồng, vì sự phát triển của xã hội.

    - Mọi nhà nước bao giờ cũng sẵn sàng sử dụng bất cứ công cụ, biện pháp nào để bảo vệ sự thống trị của giai cấp mình. Nhưng nếu một nhà nước chỉ bảo vệ cho quyền và lợi ích của giai cấp thống trị, hoàn toàn không quan tâm tới xã hội thì rất dễ bị lật đổ. Trong một giới hạn xác định, nhà nước phải hoạt động để đảm bảo thỏa mãn nhu cầu chung của cộng đồng dân cư nằm dưới sự quản lý của nó. Để giữ nhà nước trong tay mình, giai cấp thống trị buộc phải nhân danh xã hội để quản lý những công việc chung. Việc giải quyết có hiệu quả những vấn đề chung của xã hội sẽ tạo điều kiện để duy trì xã hội trong vòng trật tự và đảm bảo lợi ích của giai cấp cầm quyền.

    Do đó, tính xã hội chính là tiền đề để duy trì tính giai cấp của nhà nước.

    * Ảnh hưởng đến thực hiện chức năng nhà nước VN hiện nay:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
  6. Nguyên-Phương

    Bài viết:
    194
    6. Phân tích vai trò xã hội của nhà nước CHXHCNVN hiện nay.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    - Về văn hóa:

    + VN XD CNXH từ một đất nước nghèo nàn, lạc hậu, trình độ dân trí thấp. Vì thế, một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà nước là:

    · XD nền VH mới, con ngươi mới nhằm phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

    · Tập trung XD con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ, năng lực làm việc.

    · XD môi trường văn hóa lành mạnh.

    + Để thực hiện nhiệm vụ trên, trước hết nhà nước đã bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Nhà nước đã bảo vệ, tôn tạo các di tích văn hóa, danh lam thắng cảnh, phát triển các lễ hội, góp phần nâng cao hiểu biết cho nhân dân.

    + Nhà nước thường xuyên chăm lo đến đời sống tinh thần của người dân nhằm hình thành nhân cách tốt cho thế hệ trẻ, có tấm lòng bao dung, giảm thiểu tiêu cực trong xã hội.

    + Tuy nhiên, việc XD nền VH mới, con người mới phải được thực hiện thống nhất, hài hòa trong phạm vi cả nước, tránh tràn lan, gây lãng phí cho xã hội.

    - Về giáo dục:

    + Mặc dù nhà nước đã có nhiều cố gắng trong tổ chức và quản lí nền giáo dục quốc dân nhưng nền giáo dục VN hiện nay vẫn còn nhiều bất cập: Chương trình học các cấp phổ thông quá tải, nặng về lí thuyết, ít thực hành, chồng chéo, có quá nhiều cơ sở đào tạo đại học..

    + Nhà nước phải tiến hành đổi mới giáo dục một cách toàn diện, từ nội dung, chương trình học, đến thời gian học cũng như phương pháp dạy và học.

    + Nhà nước phải chú trọng việc đào tạo và chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ giáo viên; tạo ra những người thầy có phẩm chất, năng lực sư phạm và trình độ chuyên môn vững vàng.

    + Nhà nước phải tiếp tục thực hiện chính sách phổ cập giáo dục phổ thông; thực hiện xã hội hóa trong giáo dục; có chính sách học phí, học bổng thỏa đáng; đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục..

    - Về y tế và phát triển nguồn nhân lực:

    + Nhà nước đã và đang mở rộng mạng lưới y tế, chú trọng đào tạo đội ngũ thầy thuốc; hiện đại hóa các cơ sở khám chữa bệnh, kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm..

    + Nhà nước có chính sách dân số hợp lí, tránh gia tăng dân số quá nhanh, nhưng phải đảm bảo mức sinh thay thế; bảo đảm việc làm đồng thời cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động; giải quyết đúng đắn vấn đề thu nhập của ngươi lao động; thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội toàn dân..

    - Về khoa học công nghệ:

    + Để theo kịp thời đại, nhà nước ta phải đầu tư một cách thỏa đáng cho việc phát triển khoa học, công nghệ; xây dựng các cơ sở NCKH, nhất là những trung tâm NCKH lớn; bồi dưỡng người làm công tác NCKH; phát hiện tài năng trẻ để đào tạo, có chính sách đãi ngộ hợp lí, tránh tình trạng chảy máu chất xám.

    + Cần phải thực hiện tốt việc hợp tác với các nước khác để tiếp thu những tiến bộ của KHCN tiên tiến của nước ngoài, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ vào việc phát triển đất nước.

    - Về dân tộc, tôn giáo:

    + NN có chính sách tôn giáo, dân tộc hợp lí, đảm bảo sự phát triển hài hòa của mọi vùng miền trong cả nước. Đặc biệt là chính sách ưu tiên phát triển ở những vùng sâu, vùng xa, nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số.

    - Về bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó thảm họa:

    + NN xác định bảo vệ môi trường là điều kiện sống còn, NN quy định nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân, nhất là các doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường.

    + NN có chính sách khai thác và sử dụng tài nguyên hợp lí, tiết kiệm; chống ô nhiễm và suy thoái môi trường; bảo vệ môi trường.

    + NN quy định các biện pháp chế tài nghiêm khắc đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường..

    + NN hoạch định chủ trương, chính sách nhăm ngăn ngừa những hiện tượng dẫn đến khủng hoảng KT-XH, chủ động, tích cực khắc phục khủng hoảng KTXH, ứng phó với những thảm họa có thể xảy ra.

    + NN thực hiện rất nhiều chính sách hỗ trợ khi xảy ra những thiệt hại cho nhân dân trong nông, lâm, ngư nghiệp..
     
  7. Nguyên-Phương

    Bài viết:
    194
    7. Trình bày sự hiểu biết của anh/ chị về nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Theo anh/ chị, làm thế nào để một nhà nước thực sự là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    - Nhà nước của nhân dân là nhà nước của toàn thể nhân dân mà không phải là của riêng giai cấp, tầng lớp nào. Tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân, nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện thông qua HĐND và thông qua các cơ quan khác của nhà nước. Các cơ quan nhà nước nhận quyền lực nhà nước từ tay nhân dân, do nhân dân ủy quyền, nhà nước chỉ là công cụ để đại diện và thực hiện quyền lực của toàn thể nhân dân. Nhân dân có quyền quyết định tối cao và cuối cùng mọi vấn đề liên quan đến vận mệnh quốc gia, bảo vệ chủ quyền quốc gia.

    - Nhà nước do nhân dân là nhà nước nhân dân tổ chức thông qua việc trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra các cơ quan nhà nước. Các đại biểu do nhân dân bầu ra chỉ là nhữn người được sự ủy quyền của nhân dân nên chỉ là "công bộc", "đầy tớ" của nhân dân. Nhà nước phải chịu trách nhiệm trước nhân dân và nhân dân có quyền bãi miễn các đại biểu không còn xứng đáng với sự ủy quyền, sự tín nhiệm của nhân dân. Nhà nước do nhân dân ủng hộ, đóng thuế để "nuôi". Nhân dân không chỉ lập ra các cơ quan nhà nước mà còn có thể trực tiếp làm việc trong các cơ quan đó để trực tiếp nắm giữ và thực hiện quyền lực nhà nước.

    - Nhà nước vì nhân dân là nhà nước mà tất cả mọi chính sách, pháp luật, hoạt động, cố gắng của nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, phục vụ nhân dân. Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước phải luôn tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.

    * Để một nhà nước thực sự là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
  8. Nguyên-Phương

    Bài viết:
    194
    8. Trình bày sự hiểu biết của anh/chị về nhà nước dân chủ. Theo anh/chị, làm thế nào để một nhà nước dân chủ thực sự và rộng rãi.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    * Nhà nước dân chủ:

    - Nhà nước dân chủ là nhà nước mà trong đó, mọi thành viên đều tham gia vào việc ra quyết định về các vấn đề của quốc gia, thường bằng cách bỏ phiếu để bầu người đại diện trong quốc hội hoặc thể chế tương tự.

    - Nhà nước dân chủ là chính quyền của nhân dân, trong đó, quyền lực tối cao thuộc về nhân dân, và được thực hiện trực tiếp bởi người dân hoặc gián tiếp thông qua các cơ quan đại diện được người dân bầu ra.

    - Nhà nước dân chủ là nhà nước mà trong đó, người dân có quyền đề xướng luật lệ mới, các vấn đề quan trọng của đất nước, các dự án luật được thông qua bằng trưng cầu dân ý, người dân có quyền bãi nhiệm những người được mình bầu ra trong cơ quan quyền lực nhà nước.

    - Nhà nước dân chủ gồm các yếu tố:

    + Việc lựa chọn và thay thế cơ quan quyền lực nhà nước phải thông qua bầu cử tự do và công bằng.

    + Người dân tham gia tích cực vào đời sống chính trị và đời sống dân sự.

    + Nhà nước bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

    + Nhà nước là nhà nước pháp quyền, trong đó tất cả mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không ai đứng trên pháp luật.

    * Để nhà nước dân chủ thực sự và rộng rãi:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Tuyết Kỳ, Phobee, ntta690431 người khác thích bài này.
  9. Nguyên-Phương

    Bài viết:
    194
    9. Trình bày khái niệm chức năng nhà nước. Phân tích ý nghĩa của việc xác định và thực hiện chức năng nhà nước trong giai đoạn hiện nay.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    * Khái niệm chức năng nhà nước:

    - Chức năng nhà nước là những mặt hoạt động cơ bản của nhà nước, phù hợp với bản chất, mục đích, nhiệm vụ của nhà nước và được xác định bởi điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong những giai đoạn phát triển của nó.

    - Nói đến chức năng nhà nước là nói đến những hoạt động của nhà nước để thực hiện những công việc mà nhà nước phải làm, đó là tổ chức và quản lý các mặt của đời sống xã hội. Những công việc đó gắn liền với nhà nước mà không một thực thể nào có thể làm thay được, đồng thời, nhà nước có đủ khả năng để thực hiện.

    - Chức năng của nhà nước luôn phản ánh bản chất của nhà nước hay do bản chất nhà nước quyết định.

    - Giữa chức năng và nhiệm vụ của nhà nước vừa có sự thống nhất, vừa có sự khác biệt, đồng thời có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nhiệm vụ của nhà nước là những công việc đặt ra đòi hỏi nhà nước phải giải quyết theo những mục tiêu đã định sẵn. Nhiệm vụ trước mắt là những công việc mà nhà nước phải giải quyết trong ngắn hạn để thực hiện một chức năng nào đó của nhà nước. Nhiệm vụ chiến lược là những vấn đề nhà nước phải giải quyết trong suốt chặng đường phát triển của đất nước.

    - Giữa chức năng và vai trò của nhà nước cũng vừa có sự thống nhất, vừa có sự khác biệt. Chức năng của nhà nước thường đề cập nhà nước sinh ra để làm gì, còn vai trò của nhà nước thường đề cập đến công dụng, tác dụng của nhà nước.

    - Chức năng của nhà nước trước hết phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội cụ thể của đất nước trong từng thời kì phát triển của nó. Đồng thời chức năng của nhà nước cũng phụ thuộc vào bản chất, mục tiêu, nhiệm vụ của nhà nước.

    - Các nhà nước có thể có nhiều chức năng, các chức năng đó có liên hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau, việc thực hiện chức này thường có ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng khác.

    - Chức năng nhà nước được thực hiện thông qua các hình thức cơ bản là xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, bảo vệ pháp luật.

    - Để thực hiện chức năng nhà nước, có hai phương pháp cơ bản là giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế.

    * Ý nghĩa của việc xác định và thực hiện chức năng của nhà nước hiện nay:

    822- Không riêng gì giai đoạn hiện nay mà bất cứ giai đoạn nào thì việc xác định và thực hiện chức năng của nhà nước cũng là việc hết sức quan trọng. Nó quyết định đến sự phát triển và tồn vong của đất nước.

    - Việc xác định chức năng nhà nước chính xác, đúng đắn, khoa học sẽ tạo tiền đề cho việc thực hiện chức năng đó trên thực tế một cách dễ dàng và hiệu quả.

    Ngược lại, nếu xác định sai chức năng, sẽ dẫn đến không thể thực hiện chức năng hoặc thực hiện một cách vô nghĩa.

    - Việc xác định và thực hiện chức năng của nhà nước quyết định việc nhà nước có hoàn thành nhiệm vụ của mình đối với mục tiêu đã đặt ra hay không.

    - Khi chức năng nhà nước được thực hiện thành công trên thực tế, nó thúc đẩy xã hội, nhà nước phát triển. Ngược lại, nếu chức năng đó không phù hợp hoặc thực hiện không thành công trong thực tiễn thì sẽ kìm hãm sự phát triển của xã hội, đất nước, về lâu dài gây ra tình trạng bất ổn..

    - VN là một NN đang trong giai đoạn quá độ lên CNXH, vì vậy các chức năng của nhà nước hướng đến xã hội nhiều hơn, phục vụ lợi ích cho đa số nhân dân lao động, từ đó giúp củng cố niềm tin trong nhân dân, đưa đất nước tiến lên CNXH. Bên cạnh đó, chức năng kinh tế cũng vô cùng quan trọng vì thực hiện tốt chức năng kinh tế giúp đất nước ta có nguồn của cải vật chất to lớn để xây dựng CNXH. Thực hiện tốt chức năng quốc phòng an ninh giúp đảm bảo chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, đảm bảo sự lãnh đạo của ĐCS dẫn dắt nước ta đi lên CNXH. 822
     
    Tuyết Kỳ, mhtmht, pirypury7 người khác thích bài này.
  10. Nguyên-Phương

    Bài viết:
    194
    10. Phân tích các yếu tố quy định chức năng nhà nước.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    - Chức năng của nhà nước trước hết phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội cụ thể của đất nước trong từng thời kỳ phát triển của nó.

    Thực tế cho thấy, nhà nước phải làm gì, làm như thế nào, điều đó phụ thuộc rất lớn vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của đất nước, vì vậy, các nhà nước khác nhau có thể có chức năng khác nhau. Ví dụ, chức năng của nhà nước phong kiến Việt Nam trước đây khác với chức năng của nhà nước CHXHCNVN hiện nay.

    Trong một nhà nước cụ thể, ở các giai đoạn phát triển khác nhau, số lượng chức năng, tầm quan trọng của mỗi chức năng, tầm quan trọng của mỗi chức năng, nội dung, cách thức thực hiện từng chức năng cũng có thể khác nhau. Ví dụ, trước năm 1986, quản lý, bảo vệ môi trường chưa phải là chức năng của nhà nước ta nhưng hiện nay nó trở thành chức năng có tầm quan trọng đặc biệt và không thể thiếu. Hay, thiết lập và phát triển các mối quan hệ ngoại giao, hữu nghị và hợp tác quốc tế, hội nhập quốc tế là chức năng không thể thiếu của các nhà nước đương đại..

    - Chức năng của nhà nước còn phụ thuộc vào bản chất, mục tiêu, nhiệm vụ của nhà nước.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...