1. Không bao giờ quá trẻ hay quá già để bắt đầu học tiếng Anh Đừng lấy lý do để trì hoãn việc học. Bạn còn chờ gì? Ngay khi bạn nhận ra mình cần học tiếng Anh thì đó là thời điểm tốt nhất để học, đừng chờ đợi thêm một ngày nào nữa. Ngay lập tức xác định xem bạn cần tiếng Anh để làm gì và bằng cách nào đạt được nó. Bắt tay vào việc đầu tiên để biến nó thành sự thật bằng những hành động làm thiết thực như: Tìm hiểu các phương pháp học mà nhiều người đã thành công, lấy giấy bút ghi cụ thể những điểm yếu và điểm mạnh trong quá trình học của bạn để lọc ra phương pháp phù hợp, tham khảo ý kiến của người xung quanh, đăng ký 1 lớp test trình độ.. Sự trì hoãn có thể ngăn bạn thành công. Để ngừng trì hoãn, điều quan trọng là bạn cần hiểu sự trì hoãn của bạn là do để tránh học hay đó là do thói quen xấu. Dù là bất cứ lý do gì thì cũng hãy tiêu diệt nó. 2. Hãy tạo cho mình một mục tiêu dài hạn Tập trung vào việc hướng tới nó. Xác định rõ bạn cần học tiếng Anh làm gì và mất bao lâu để thực hiện nó. Càng cụ thể thì càng có quyết tâm thực hiện được. Ví dụ như 2 năm sau lấy được chứng chỉ ielts, toeic, toefl.. Lấy bằng xong đi du học chẳng hạn. Khi đã có mục tiêu dài hạn rồi thì bạn sẽ sớm thấy lộ trình để vươn tới mục tiêu đó thôi. Nhớ đặt mục tiêu gần nhất với mong ước của bạn và nó có thể thực hiện được. 3. Tạo cho mình các mục tiêu ngắn hạn học tiếng Anh và tự thưởng khi đạt được Nếu mục tiêu dài hạn của bạn là 3 năm nói tiếng Anh như người bản xứ thì rất có thể đến năm thứ 3 bạn mới bắt đầu học và nghĩ hãy còn kịp chán. Chính vì vậy hãy chia nhỏ mục tiêu ấy thành mốc ngắn hạn bạn có thể đạt được như 1 tháng biết thêm 60 từ mới và nắm chắc 1 cấu trúc ngữ pháp chẳng hạn. Hết năm nhất đi thi ielts, toeic, toefl xem trình độ đến đâu của người bản xứ rồi còn biết mà tiếp tục học. Cứ như vậy tạo thành từng nấc thang để vươn tới mục tiêu dài hạn. Hãy nhớ đặt mục tiêu ngắn hạn với thời gian vừa phải và dễ kiểm chứng nhé. 4. Thực hành mỗi ngày Hãy tự lên một kế hoạch học tập. Quyết định một tuần dành ra bao nhiêu thời gian để học và tuân thủ theo. Có mục tiêu từng tháng rồi thì bắt tay ngay vào thực hiện từng ngày thôi. Hãy hình thành thói quen học đều đặn và tổng kết vào cuối tuần xem mình học đến đâu để có động lực phấn đấu. Sáng học từ mấy giờ đến mấy giờ và học như thế nào? Trưa có thể tranh thủ giờ nghỉ trưa xem lại các từ mới không? Trước khi đi ngủ cần nghe và trả lời những câu hỏi tóm tắt kiến thức đã học buổi sáng như thế nào? Nếu 1 buổi không thực hiện được thì kế hoạch bù giờ ra sao? Tuyệt đối không có tư tưởng "nghỉ 1 ngày cũng không sao". 5. Nói với gia đình, bạn bè về khóa học của bạn Để cho họ thúc đẩy bạn nhưng đừng để họ gián đoạn bạn. Khi bạn nói với mọi người biết về kế hoạch học tập của bạn, bạn luôn hi vọng tới ngày mọi người chúc mừng khi bạn thành công phải không? Đó là một lý do to lớn đến cố gắng, tránh việc bị mọi người nói rằng "nói được mà không làm được". Hãy nghĩ đến viễn cảnh xa hơn và chia sẻ với mọi người về thành công sau khi bạn làm chủ tiếng Anh. Bạn có thể làm được điều gì khi bạn có trình độ tiếng Anh tốt? Chất lượng của sống của bạn sẽ được cải thiện thế nào? Chắc chắn tương lai ấy sẽ khiến mọi người cổ vũ bạn nhiệt tình. 6. Lên kế hoạch kiểm tra Bạn sẽ thấy rằng mình học chăm chỉ hơn khi bạn có mục đích học tập và thường xuyên được nhắc nhở. Có mục tiêu rồi, có động lực rồi giờ chỉ còn việc học tập và kiểm tra quá trình học tập của bạn ra sao thôi. Bạn có biết tại sao mình có thể học hết 12 năm phổ thông không, vì bạn luôn được đốc thúc và kiểm tra đấy. Giờ không có cha mẹ và thầy cô làm giúp việc đó thì tự bạn cũng có thể làm mà. Thường xuyên và định kỳ kiểm tra quá trình học tập. Một tháng dành 1 buổi để tổng kết lại tất cả những gì bạn đã học, so sánh xem mình đã đạt được bao nhiêu % số kiến thức và lên kế hoạch điều chỉnh lại cho tháng sau hiệu quả hơn. 7. Đừng ngại mắc sai lầm, hãy tự tin lên Mọi người chỉ có thể sửa lỗi sai của bạn khi họ nghe bạn nói. Nếu bạn không nói thì rất có thể những điều bạn nghĩ là sai. Ngôn ngữ là để giao tiếp chứ không phải là thứ biết để đấy. Bạn phát âm sai 1 lần, khi được nhắc nhở chắc chắn bạn sẽ ghi nhớ và không tái phạm lần 2. Nhưng nếu bạn không được ai nhắc, bạn luôn nghĩ mình đã đúng và mang sai lầm ấy bên người mãi mãi, bạn chọn cách nào? 8. Ăn ngủ cùng tiếng Anh Đặt bản thân vào môi trường nói tiếng Anh hoàn toàn, nơi mà bạn có thể học một cách thụ động. Ngôn ngữ để dùng khi giao tiếp, vì vậy cách học tốt nhất một ngôn ngữ cũng là thông qua giao tiếp. Đứa trẻ học nói bằng cách nghe thật nhiều ngôn ngữ mà chúng sẽ nói sau này. Người lớn cũng học ngôn ngữ mới cũng như đứa trẻ học nói, cần nghe thật nhiều ngôn ngữ đó dù là chủ động hay thụ động. Muốn làm chủ tiếng Anh, hãy nghe bất cứ cái gì nói tiếng Anh chuẩn tại bất cứ thời điểm nào có thể. 9. Hãy chuẩn bị cho bài học Làm bài tập ở nhà càng sớm càng tốt và đúng thời gian. Xem lại các ghi chú của bạn và bài học gần đây nhất trong vài phút trước khi lên lớp. Tìm ra những điều thú vị hoặc làm bạn lăn tăn trong buổi học trước. Việc này sẽ giúp làm mới bộ nhớ của bạn và bạn sẽ được khởi động cho bài học. Có như vậy buổi học đó mới không bị lãng phí khi mà giờ học đã kết thúc não bạn mới mở ra. 10. Đừng Để Bị Phân Tâm Tập trung vào bài học, không nhìn chằm chằm ra ngoài cửa sổ. Đừng đến muộn, đến trước một vài phút trước khi bắt đầu bài học. Đừng ngồi bên cạnh người sẽ không nói chuyện với bạn bằng tiếng Anh. Tắt điện thoại. Có chuẩn bị, hãy nhớ mang sách giáo khoa của bạn, máy tính xách tay và bút. Và cuối cùng là nghe để hiểu những gì giáo viên đang nói chứ không phải im lặng nhưng mải nghĩ việc khác trong đầu.