Tiêm vắc xin covid 19 có nguy hiểm không?

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi Xủmm13, 29 Tháng bảy 2021.

  1. Xủmm13

    Bài viết:
    72
    Việt Nam và cả thế giới đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid- 19. Để phòng ngừa dịch bệnh, ngoài thực hiện khuyến cáo 5K của Bộ y tế thì việc tiêm vắc xin covid 19 giúp chúng ta giảm nguy cơ mắc bệnh và giảm mức độ nặng khi mắc bệnh. Theo các chuyên gia y tế, tiêm vắc xin là một trong những biện pháp hiệu quả, chủ động để phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, giúp giảm các biến chứng và tử vong. Nhưng cùng lúc đó đã có một vài người đã tử vong do sốc phản vệ sau khi tiêm vắc xin Covid-19. Mặc dù đây là những trường hợp rất hiếm gặp, nhưng nhiều người vẫn lo ngại liệu tiêm vắc xin Covid-19 có nguy hiểm đến tính mạng không? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc khi tiêm vắc xin Covid 19 cũng như bỏ túi những lưu ý cần thiết khi tiêm phòng.

    [​IMG]


    Tiêm vắc xin covid 19 có nguy hiểm đến tính mạng không?


    Cũng giống như các loại vắc xin giúp ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm khác, vắc xin phòng COVID-19 giúp cơ thể chúng ta tăng cường khả năng miễn dịch chống lại vi rút gây bệnh COVID-19. Tiêm vắc xin giúp làm giảm số trường hợp bị biến chứng nặng do mắc bệnh, giảm số người phải nhập viện điều trị do bị bệnh nhẹ và giảm nguy cơ tử vong. Vì vậy, tiêm vắc xin phòng Covid-19 là biện pháp hữu hiệu giúp cuộc sống của chúng ta trở lại bình thường. Tuy nhiên, thực tế cũng có những trường hợp đã tử vong do sốc phản vệ sau khi tiêm vắc xin Covid-19 khiến nhiều người e ngại không dám tiêm phòng.

    Theo TS. BS Lê Quốc Hùng, phản ứng khi tiêm vắc xin Covid 19 được chia làm hai loại:

    • Loại thứ nhất là khi tiêm vắc xin Covid 19, người bệnh có những triệu chứng bị sốt, đau tại chỗ chích, mệt mỏi như cảm cúm thông thường. Tuy nhiên những phản ứng này sẽ không nguy hại cho người tiêm phòng và nó sẽ tự mất đi sau 2-3 ngày.
    • Loại thứ hai có mức độ phản ứng nặng hơn. Đó là sốc phản vệ nặng, phản ứng không mong muốn ở mức độ nguy hiểm đến tính mạng người tiêm phòng. Tỷ lệ người chích vắc xin bị sốc phản vệ hoặc gặp những phản ứng phản vệ nặng nhiều hay ít thì hiện giờ mỗi loại vắc xin có một tỷ lệ khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ này không cao.

    [​IMG]

    Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho con người khi tiêm vắc xin Covid 19, tại thời điểm đi tiêm, người tham gia tiêm chủng cũng cần thông báo đầy đủ cho y bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bản thân bao gồm tiền sử bệnh tật, tiền sử dị ứng với bất cứ tác nhân nào, đặc biệt là dị ứng với liều tiêm vắc-xin COVID trước đó để bác sĩ có những chuẩn bị kịp thời.

    Trong buổi tiêm phòng covid 19, người được tiêm tuân thủ các quy định theo đúng quy trình của Bộ Y tế. Sau khi tiêm xong, người được tiêm cần ở lại điểm tiêm chủng để được cán bộ y tế tư vấn và theo dõi ít nhất 30 phút.. Sau khi về nhà, người được tiêm chủng cần theo dõi sức khỏe bản thân ít nhất 2 ngày.


    Những chú ý quan trọng cần biết sau khi tiêm vắc xin Covid 19


    Tại Quyết định 3588/QĐ-BYT ngày 26/7/2021, Bộ Y tế đưa ra hướng dẫn người được tiêm chủng tự theo dõi sau tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.

    Theo đó, người được tiêm chủng tự theo dõi 28 ngày sau tiêm chủng, đặc biệt trong vòng 07 ngày đầu. Khi thấy một trong các dấu hiệu sau phải liên hệ với đội cấp cứu lưu động hoặc đến thẳng bệnh viện:


    • Ở miệng: Tê quanh môi hoặc lưỡi
    • Ở da: Phát ban hoặc nổi mẩn đỏ, tím tái hoặc đỏ da, chảy máu xuất huyết dưới da
    • Ở họng: Ngứa, căng cứng, nghẹn họng, khó nói
    • Thần kinh: Đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, li bì, ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật
    • Tiêm mạch: Đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực kéo dài, ngất
    • Tiêu hóa: Nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy
    • Hô hấp: Khó thở, thở rít, khò khè, tím tái
    • Toàn thân: Chóng mặt, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường, đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm sang chấn, sốt cao liên tục trên 39 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt

    [​IMG]

    Ngoài ra, phải thường xuyên đo thân nhiệt, nếu người được tiêm:

    Sốt dưới 38, 5 độ C: Cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn..

    Sốt từ 38, 5 độ C trở lên: Sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế, nếu trong vòng 02 ngày không hạ sốt thì thông báo ngay cho nhân viên y tế.

    - Phải luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ, ít nhất là trong 03 ngày đầu sau tiêm chủng;

    - Không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất là trong 03 ngày đầu sau tiêm chủng;

    - Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng;

    - Nếu thấy sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí viêm: Tiếp tục theo dõi, nếu thấy sưng to thì đi khám ngay, không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau

    Quả thật, tiêm vắc xin COVID-19 là quyền lợi đối với bản thân, là trách nhiệm đối với cộng đồng. Vì vậy, khi đến lượt bạn, hãy đến cơ sở y tế để được tiêm vắc xin và theo dõi sức khoẻ. Bạn còn thắc mắc nào về tính an toàn của vắc xin Covid-19 không, hãy để lại bình luận bên dưới nhé!
     
    Chỉnh sửa cuối: 29 Tháng bảy 2021
  2. thuhuong281

    Bài viết:
    90
    Dạo này mình nghe mấy vụ tiêm vắc xin nguy hiểm cũng hơi sợ nên chưa dám tiêm. Cảm ơn bạn đã chia sẽ thông tin hữu ích này nha!
     
    Kang Bo Ra, Xủmm13Mèo A Mao Huỳnh Mai thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 29 Tháng bảy 2021
  3. Xủmm13

    Bài viết:
    72
    Cảm ơn bạn đã xem bài của mình. Hy vọng bạn sẽ có những thông tin hữu ích nhé
     
    thuhuong281 thích bài này.
  4. Xủmm13

    Bài viết:
    72
    Cảm ơn bạn đã ủng hộ bài viết của mình. Chúc bạn buổi tối vui vẻ nhé!
     
  5. toml6

    Bài viết:
    8
    Nói chung về việc tiêm vắc xin để phòng ngừa Covid-19 là việc nên làm, vì nếu việc đó không có ý nghĩa gì thì không cơ quan nhà nước nào rảnh để chi tiền cho loại thuốc phòng ngừa này.

    Trước khi mình được tiêm, thì mình có tham khảo qua rất nhiều người từ người quen gần đến xa đến các diễn đàn, thì mình chốt lại thế này:

    - Cứ suy nghĩ đơn giản việc tiêm ngừa này giống như đi chích ngừa ngăn bệnh như các em bé mới sinh ra tiêm phòng các kiểu.

    - Số ít ca tử vong hoặc bị sốc phản vệ hoặc có tác dụng không muốn là do không thành thật thông báo với bác sĩ trước khi tiêm. Mà kể cũng lạ, bệnh như bệnh nền kiểu huyết áp cao, hen suyễn các kiểu.. mà giấu thì được gì? Đi tiêm làm gì cho mệt, trong khi đó kiến thức y khoa thì không hiểu được bao nhiêu?

    Phức tạp hóa vấn đề chi cho khổ. Mình đã chứng kiến rất nhiều người ngồi xe lăn, lết không nổi mà phải có người chở tới bệnh viện để tiêm phòng.. vậy việc gì người bình thường khỏe mạnh mà không dám đi tiêm?

    Tiêm đi, tốt cho mình và cho những người xung quanh.
     
    Kang Bo Ra, Xủmm13thuhuong281 thích bài này.
  6. Xủmm13

    Bài viết:
    72
    Cảm ơn bạn đã góp ý bài viết này của mình, chúc bạn buổi chiều vui vẻ nhé
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...