{Tổng hợp} truyện mà có thật Tác giả: Phạm phương Vy Thể loại: Truyện kinh dị, ma. Số chương: 1/10 Link góp ý: Văn án: Thế giới xung quanh ta thật kì ảo cùng xem những câu chuyện có thật đó nhiều người kể lại
Chương 1: Sư thầy bắt ma. Bấm để xem Buổi chiều nghỉ chân ở quán nước dưới gốc cây gạo, sư Thiện Pháp uống vội ngụm nước chè rồi trầm ngâm nghe tiếng xẩm của cụ Bảy. Những người lang thang, dáng dấp lữ khách thường giỏi một ngón nghề gì đấy. Cụ Bảy cũng thế, không ai biết cụ đến làng này từ bao giờ, chỉ biết cụ đã ngồi hát xẩm và gắng với con đò của mình lâu lắm rồi, đặc biệt ngón đàn và cái giọng trầm đục nỉ non của cụ thì ai nghe cũng chờn. Tiếng hát xẩm của cụ Bảy khiến sư Thiện Pháp bất động hồi lâu, cảm giác những dây thần kinh như thắt lại, từng lông tơ dựng đứng cả lên. Cụ Bảy ngừng lại ngước đôi mắt về phía sư bật cười: - Sư thầy đi hóa duyên về đó hử? - Bẩm cụ thưa vâng, tiếng đàn cụ hay quá! - Sư thầy không biết, trong đàn cũng có hồn phách, mình vuốt ve cưng nựng nó thì nó mới chịu cho mình cái tiếng nó trong thế. Cây đàn này gắng với tôi lâu lắm rồi, nhiều khi nó là con, là bạn, là tri kỉ từ hồi nào tôi chẳng biết nữa. Sư Thiện Pháp gật gù, mời cụ chén nước chè rồi cả hai ngồi đàm đạo. Bà Bổi ve vẩy cái quạt phá tan cuộc trò chuyện của hai người: - Độ rày có ai mời sư thầy đi tụng kinh, cúng quẩy gì không? Sư Thiện Pháp đang dở chuyện, ngẩn người đáp lại: - Không bà ạ, trong chùa nhà ai có đám hiếu hay có lễ lược gì đấy thì mời nhà chùa đi thôi. Những việc cúng quẩy, cúng tế chúng tôi không nhận. Nhổ phịt ngụm trầu đỏ tươi như máu, bà Bổi đon đả: - Thế hử, tôi là tôi hỏi thế thôi, bởi độ rày tôi nghe khúc sông dưới xóm Bích nhiều người đuối nước lắm, từ giêng đến giờ mới có ba tháng, vậy mà đã "đi" những bốn người rồi. Khúc sông ấy lâu nay vẫn tắm giặt bình thường, từ ngày đó đến giờ vắng tanh, trông càng u ám. Đột nhiên bà Bổi quay sang cụ Bảy hỏi khẽ: - Cụ hay chèo qua khúc sông ấy, thế có biết căn nguyên ấy làm sao không? Cụ Bảy vẫn hướng đôi mắt trầm đục của mình ra xa, im lặng một hồi. Thế rồi trong cổ họng cụ từng chữ bật ra như có ai đang bóp nghẹn: - GIEO NHÂN GÌ THÌ GẶT QUẢ ĐẤY Cái quạt trên tay bà Bổi dừng hẳn, mấy người khách ngồi quanh cũng xúm hết cả lại, một người cất tiếng: - Cụ nói thế là ý gì hả cụ? - Tôi nói xàm đấy, mọi người đừng để ý, cái gì cũng có cái lý của nó, tôi đoán chắc có gì khúc mắc trong chuyện này nên nói bừa vậy thôi. Mọi người cứ nghỉ, tôi đi đây. Xếp lại hộp đàn, cụ Bảy bỏ đi dưới ánh mắt ngơ ngác của mọi người. Đợi cụ đi khuất, bà Bổi chép miệng: - Có căn nguyên gì thì cũng mong đừng có ai bỏ xác dưới đáy sông đó nữa. Tội nghiệp, lạnh lẽo lắm, cô đơn lắm. Sư Thiện Pháp nãy giờ trầm ngâm. Dáng điệu và cả câu nói của cụ Bảy không phải bật ra một cách tự nhiên như vậy. Vốn dĩ xưa nay cụ kiệm lời và kĩ tính lắm, đâu dễ nói bừa ra một câu như vậy. Trả tiền nước cho bà Bổi xong, sư giục hai chú tiểu theo phụ mình sửa soạn tay nải về chùa. Thoáng chốc, bóng của ba sư đồ đã khuất sau rặng tre. Mặt trời sắp lặn quét một màu đỏ ối kéo dài đến tận khúc sông cuối làng Bích. Nhìn về hướng ấy bây giờ nom rợn hết cả người, tiếng mấy con vạc đi ăn đêm vọng lại càng khiến ai nhìn cũng chả dám nhìn lâu. Buổi chiều nghỉ chân ở quán nước dưới gốc cây gạo, sư Thiện Pháp uống vội ngụm nước chè rồi trầm ngâm nghe tiếng xẩm của cụ Bảy. Những người lang thang, dáng dấp lữ khách thường giỏi một ngón nghề gì đấy. Cụ Bảy cũng thế, không ai biết cụ đến làng này từ bao giờ, chỉ biết cụ đã ngồi hát xẩm và gắng với con đò của mình lâu lắm rồi, đặc biệt ngón đàn và cái giọng trầm đục nỉ non của cụ thì ai nghe cũng chờn. Tiếng hát xẩm của cụ Bảy khiến sư Thiện Pháp bất động hồi lâu, cảm giác những dây thần kinh như thắt lại, từng lông tơ dựng đứng cả lên. Cụ Bảy ngừng lại ngước đôi mắt về phía sư bật cười: - Sư thầy đi hóa duyên về đó hử? - Bẩm cụ thưa vâng, tiếng đàn cụ hay quá! - Sư thầy không biết, trong đàn cũng có hồn phách, mình vuốt ve cưng nựng nó thì nó mới chịu cho mình cái tiếng nó trong thế. Cây đàn này gắng với tôi lâu lắm rồi, nhiều khi nó là con, là bạn, là tri kỉ từ hồi nào tôi chẳng biết nữa. Sư Thiện Pháp gật gù, mời cụ chén nước chè rồi cả hai ngồi đàm đạo. Bà Bổi ve vẩy cái quạt phá tan cuộc trò chuyện của hai người: - Độ rày có ai mời sư thầy đi tụng kinh, cúng quẩy gì không? Sư Thiện Pháp đang dở chuyện, ngẩn người đáp lại: - Không bà ạ, trong chùa nhà ai có đám hiếu hay có lễ lược gì đấy thì mời nhà chùa đi thôi. Những việc cúng quẩy, cúng tế chúng tôi không nhận. Nhổ phịt ngụm trầu đỏ tươi như máu, bà Bổi đon đả: - Thế hử, tôi là tôi hỏi thế thôi, bởi độ rày tôi nghe khúc sông dưới xóm Bích nhiều người đuối nước lắm, từ giêng đến giờ mới có ba tháng, vậy mà đã "đi" những bốn người rồi. Khúc sông ấy lâu nay vẫn tắm giặt bình thường, từ ngày đó đến giờ vắng tanh, trông càng u ám. Đột nhiên bà Bổi quay sang cụ Bảy hỏi khẽ: - Cụ hay chèo qua khúc sông ấy, thế có biết căn nguyên ấy làm sao không? Cụ Bảy vẫn hướng đôi mắt trầm đục của mình ra xa, im lặng một hồi. Thế rồi trong cổ họng cụ từng chữ bật ra như có ai đang bóp nghẹn: - GIEO NHÂN GÌ THÌ GẶT QUẢ ĐẤY Cái quạt trên tay bà Bổi dừng hẳn, mấy người khách ngồi quanh cũng xúm hết cả lại, một người cất tiếng: - Cụ nói thế là ý gì hả cụ? - Tôi nói xàm đấy, mọi người đừng để ý, cái gì cũng có cái lý của nó, tôi đoán chắc có gì khúc mắc trong chuyện này nên nói bừa vậy thôi. Mọi người cứ nghỉ, tôi đi đây. Xếp lại hộp đàn, cụ Bảy bỏ đi dưới ánh mắt ngơ ngác của mọi người. Đợi cụ đi khuất, bà Bổi chép miệng: - Có căn nguyên gì thì cũng mong đừng có ai bỏ xác dưới đáy sông đó nữa. Tội nghiệp, lạnh lẽo lắm, cô đơn lắm. Sư Thiện Pháp nãy giờ trầm ngâm. Dáng điệu và cả câu nói của cụ Bảy không phải bật ra một cách tự nhiên như vậy. Vốn dĩ xưa nay cụ kiệm lời và kĩ tính lắm, đâu dễ nói bừa ra một câu như vậy. Trả tiền nước cho bà Bổi xong, sư giục hai chú tiểu theo phụ mình sửa soạn tay nải về chùa. Thoáng chốc, bóng của ba sư đồ đã khuất sau rặng tre. Mặt trời sắp lặn quét một màu đỏ ối kéo dài đến tận khúc sông cuối làng Bích. Nhìn về hướng ấy bây giờ nom rợn hết cả người, tiếng mấy con vạc đi ăn đêm vọng lại càng khiến ai nhìn cũng chả dám nhìn lâu.
Chương 2: Xác sống - truyện ma bộ đội. Bấm để xem Truyện này viết theo lời kể của một vị sỹ quan thuộc sư đoàn 21 BB, Quân Lực VNCH. Sự việc này xảy ra tại xã Phú Hữu, quận Phong Thuận, tỉnh Cần Thơ vào một đêm cuối mùa Thu năm 1974. Tôi xin ghi chú một vài danh từ được dùng trong bài viết, vì có thể một số bạn không hiểu nghĩa của các từ này. - Ông thày: Lính và hạ sỹ quan dùng danh từ này để gọi cấp chỉ huy của họ (thường là hàng Sỹ Quan). - Ngọn: Nơi phát xuất con sông. - Vàm: Nơi con sông đổ vào con sông khác lớn hơn, hay chổ con sông đổ ra biển. - Lều poncho: Lều căng bằng áo mưa của lính (gọi theo tiếng Mỹ) - Ta lọt: Người lính được cắt đặt để lo việc cơm nước và chổ ngủ cho cấp chỉ huy của anh ta. - Quán cóc: Quán nhỏ bên đường hay cạnh các bờ sông, thường bán cà fê hay đồ nhậu. - Cát Tê: Là một loại bài mà con lớn hơn thì thắng con nhỏ hơn nếu trong cùng một nước bài (thí dụ con già Bích thì ăn con bồi Bích). - Đi tiền đồn: Đi kích ở một vị trí trong vùng địch, thường là do một tiểu đội hay một trung đội đảm trách. Thường được coi là nhiệm vụ nguy hiểm. Lúc đó tôi là một sỹ quan trẻ, giữ chức vụ đại đội phó cho một đại đội tác chiến của sư đoàn 21 bộ binh! Vào một ngày cuối mùa Thu năm 1974, tiểu đoàn tôi được lệnh tấn công vào một vị trí cố thủ của một tiểu đoàn địch trong "ngọn" Rạch Muỗi! Sau một ngày ác chiến kịch liệt, chúng tôi vẫn chưa chiếm được mục tiêu! Đơn vị chúng tôi được lệnh rút ra ngoài "vàm" để nghỉ qua đêm, đồng thời tảI thương và đợi nhận thêm tiếp tế để sửa soạn cho cuộc tấn côngmới vào ngày hôm sau. Trực thăng xuống tải thương nhưng không còn chổ nên xác của một binh sỹ tử trận đành phải bỏ lại để chờ được di chuyển bằng tàu tiếp tế vào ngày mai! Thế là ngoài việc canh gác bên ngoài, chúng tôi phải cắt thêm người trông chừng cái xác chết được đặt trên bộ ván ngựa trong căn nhà lá bỏ hoang gần đó! Dưới ngọn đèn dầu mù mờ trên chiếc bàn vuông giữa nhà, bốn chúng tôi ngồi đánh bài Cát Tê để giết thì giờ! Tôi ngồi quay lưng lại bộ ván ngựa còn ba người kia ở vị thế có thể nhìn thấy cái tử thi! Đến quá nửa đêm, người ngồi đối diện tôi bổng đứng dậy nói buồn đi cầu rồi bước ra không thấy trở lại. Chừng mười lăm phút sau, người bên trái tôi cũng đứng lên nói là đi tiểu rồi mất tăm luôn. ! Năm phút sau, người bên phải tôi cũng rời bàn nói là ra ngoài hit' thở chút không khí trong mát ngoài trời và cũng chẳng thấy tăm hơi đâu! Tôi ngồi chờ bọn họ trở lại, nhưng mắt tôi díu lại vì buồn ngủ! Tôi đứng dậy mở cửa bước ra ngoài, rồi tiện tay kéo đóng cánh cửa lại. Ngay lúc đó tôi nghe một tiếng "BỊCH" phía trong nhà! Hơi ngạc nhiên vì tôi là người cuối cùng ra khỏi nhà, nhưng tôi nghĩ có lẽ chiếc ba lô treo trên vách rớt xuống đất nên cứ một mạch đến cái "lều poncho" mà người "tà lọt" đã căng sẵn cho tôi. Quá buồn ngủ tôi làm một giấc tới sáng, tôi chỉ tỉnh dậy khi tiếng ồn ào của các người lính khiêng đồ tiếp tế lên từ tàu.. Tôi đợi khi tất cả đồ tiếp liệu được khuân lên hết rồi mới gọi mấy anh lính theo tôi lên chiếc nhà lá để khiêng cái xác xuống tàu. Tôi đẩy cửa vào nhưng có vật gì cản phía trong! Một anh lính phụ tôi đẩy mạnh cánh cửa. Tôi nhảy bật ra ngoài vì cái vật cản cái cánh cửa lại chính là cái xác chết mà chúng tôi đã đặt trên bộ ván! Lấy lại bình tỉnh tôi la lớn: - (DM) Thằng nào chơi trò này! Tao mà biết tao đá cho lọi giò luôn! (DM) tới người chết mà tụi mày chẳng tha nữa hả! Không một ai lên tiếng! Cuóii cùng rồi thì cái xác cũng được mang xuống tàu chở về bệnh viện tỉnh Cần Thơ để chờ thân nhân đến lãnh về mai táng! Suốt mấy tháng trời tôi vẫn để tâm theo dõi xem tên nào chơi trò nghịch ngợm đó, nhưng không sao tìm ra manh mối! Cho đến một ngày kia, tình cờ tôi và ba người canh xác bữa đó ngồi nhậu cùng nhau trong một "quán cóc" bên đường. Sau vài xị tôi mới nhắc lại sự việc xảy ra đêm hôm đó. Lúc này người bỏ đi đầu tiên mới rụt rè lên tiếng: - Tui nói thiệt với "ông thày" chứ bữa đó tui sợ muốn té đái ra quần luôn vậy đó! - Sao vậy? Tôi hỏi với giọng nhạc nhiên! - Không biết bữa đó tui có bị hoa mắt hông! Chứ thiệt tình thì tui thấy cái xác chết dơ tay lên để tay xuống mấy lần ở trên bộ ngựa! Tui sợ quá phải nói dóc là đi cầu để trốn ra ngoài! Tui sợ bị cười là nhát nên không dám nói cho ai biết về chuyện này hết! Đến đây người bỏ ra thứ nhì đằng hắng rồi lên tiếng: - Tui cũng thấy y chang như vậy đó! Lúc đầu tui nghĩ là do buồn ngủ quá nên mờ mắt. Tui thấy nó dơ tay lên bỏ tay xuống tới mấy lần lận! Trong bụng tui niệm Phật liên hồi! Nhưng vẫn còn run, tui phải viện cớ để chuồn ra ngoài rồi không dám trở vô nữa! Thiệt ra tui đâu có dám ngủ đâu! Chỉ sợ nó bò ra chổ tui thì chắc chết luôn quá! Lúc này người thứ ba cũng phụ họa: - Tui thề với Trời Phật là bữa đó tui cũng thấy rõ ràng là nó ngồi lên rồi nằm xuống hai lần! Tui sợ muốn đứng tim luôn! Nhưng mang tiếng là lính mà chạy ra kêu là bị ma nhát thì thiên hạ cười chết! Tui đành lủi lẹ ra ngoài luôn! Sở dĩ tui không nói cho "ông thày" biết là vì tui nghĩ ông có đạo (Thiên Chúa) nên nó không nhát ông. Nó chỉ nhát tụi tui thôi! Lúc đó tui nghĩ là nó chỉ nhát một mình tui thôi, ai dè nó nhát luôn cả hai người này nữa! Bây giờ nghĩ lại tui vẫn thấy nổi da gà! Tởn tới già luôn! Tui không bao giờ dám lãnh cái việc coi xác chết nữa đâu! Lần sau ông có đày tui đi "tiền đồn" một tháng thì cũng đành chịu thôi! Xin "ông thày" tha cho cái việc đó đi! Qua lời họ tôi suy ra cái tiếng động mà tôi nghe đêm hôm đó không phải là do cái ba lô rớt xuống mà là do cái xác chết ngã xuống (khi đuổi theo tôi) vì va vào cái cánh cửa do tôi vô tình kéo đóng lại khi bước ra! Tôi cũng rởn tóc gáy khi nghĩ việc gì đã xảy ra nếu như tôi không đóng cái cửa lại! Có lẽ cái tử thi đó đã chụp được tôi từ phía sau lưng rồi! Thật là hú hồn! Mọi thắc mắc liên hệ Kinh Dị - Xác Sống - Chuyện Ma Bộ Đội